4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam

Tại Hội thảo Giáo dục 2018: Giáo dục đại học – chuẩn hóa và hội nhập quốc tế tổ chức hôm nay (17/8), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã chia sẻ những kết quả cũng như hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm phát triển giáo dục đại học trong thời gian tới.

4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo

Đánh giá của Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, giáo dục đại học Việt Nam đã phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng.

Hiện nay, cả nước có 236 trường đại học , học viện và 41 viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Số sinh viên học trong các trường đại học là 1.439.495 em, chiến 84%; số sinh viên ngoài công lập là 267.530, chiếm 16%. Số lượng giảng viên ĐH tăng nhanh trong thời gian vừa qua, trong đó có số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ. Số lượng ngành trình độ đào tạo đại học cũng tăng, từ 2.118 năm 2007 lên 3394 năm 2017. Số lượng chương trình đào tạo đại học cũng tăng mạnh.

4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam - Hình 2

Sơ đồ người học trong giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay

4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam - Hình 3

Văn hóa chất lượng bước đầu hình thành ở các cơ sở giáo dục đại học. Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng được đẩy mạnh nhăm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế đã được chú trọng, xếp hạng quốc tế được cải thiện. Đổi mới, đẩy mạnh tự chủ đại học bước đầu thu được kết quả tích cực.

4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam - Hình 4

4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam - Hình 5

Cụ thể, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam (theo cơ sở dữ liệu Web of Science) tăng 2,5 lần so sánh năm 2016 với năm 2011. Nếu so sánh với giai đoạn 2011-2015, số bài báo khoa học được công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI của các nhà khoa học của top 20 trường ĐH Việt Nam trong năm học 2016-2017 đã tăng hơn 2 lần.

4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam - Hình 6

Công bố quốc tế tăng nên xếp hạng đại học của Việt Nam cũng có cải thiện. Việt Nam đã có 2 ĐH nằm trong top 1000 của thế giới ; 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 350 Châu Á (theo xếp hạng QS).

Về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, đến tháng 8/2018, chúng ta đã có 217 trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 123 trường đã được đánh giá ngoài, 117 trường được công nhận đạt kiểm định. Có 5 trường đại học của Việt Nam đạt kiểm định của tổ chức quốc tế HCERES; 2 trường đạt kiểm định bởi AUN-QA.

4 định hướng, giải pháp quan trọng cho giáo dục đại học Việt Nam - Hình 7

Về kiểm định chương trình đào tạo: Có 10 chương trình đã được công nhận đạt kiểm định theo chuẩn Việt Nam; 116 chương trình được kiểm định theo chuẩn quốc tế…

Tuy nhiên, những thách thức cũng được đặt ra với giáo dục đại học Việt Nam liên quan đến việc thực hiện tự chủ đại học; thách thức với chất lượng đào tạo để đáp ứng sự đòi hỏi cao hơn và sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, cách mạng công nghiệp 4.0. Nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học còn chưa được quan tâm đúng mức và kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công bố quốc tế còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á. Năng lực quản trị, quản lý của các cơ sở giáo dục đại học chưa theo kịp yêu cầu của phát triển giáo dục đại học và hội nhập quốc tế.

Video đang HOT

Đưa định hướng và giải pháp cho giáo dục đại học trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh việc thể chế hóa (sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học và các quy định liên quan) để đổi mới căn bản và toàn diện. Cùng với đó là nâng cao năng lực hệ thống giáo dục đại học; đổi mới cơ chế tài chính đại học; đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

Giáo dục đại học còn nhiều tiềm năng, nhưng quản lý nhà nước phải đổi mới kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển này. Từ đó, Thứ trưởng tin tưởng, khi thay đổi cơ chế chính sách kịp thời, tạo động lực đúng đắn sẽ tạo bước đột phá trong phát triển giáo dục đại học.

Theo giaoducthoidai.vn

"Các trường đại học không thể tự nhận trường tốt, trường lớn được"

Việc hội nhập quốc tế của giáo dục đại học là cả một quá trình dài để ta xác định đâu là chuẩn, đâu là điều kiện mà chúng ta phải phấn đấu, không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Các trường không thể tự nhận là trường tốt, mà phải dựa vào đánh giá của các tổ chức kiểm định quốc tế cũng như trong nước.

Đó là ý kiến của ông Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng về chuẩn hóa giáo dục đại học để hội nhập quốc tế.

Phóng viên Báo Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Tất Thắng về vấn đề hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.

Các trường đại học không thể tự nhận trường tốt, trường lớn được - Hình 1

Ông Phạm Tất Thắng

Hội nhập quốc tế là yêu cầu bắt buộc đối với giáo dục đại học

Thưa ông, chúng ta có tiêu chí hay tiêu chuẩn nào để đánh giá một trường ĐH hay một nền GD ĐH được cho là hội nhập đạt chuẩn quốc tế?

Việc chuẩn hóa và hội nhập quốc tế chính là chủ đề của Hội thảo giáo dục năm 2018 về chất lượng giáo dục đại học do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tới đây.

Những tiêu chuẩn mang tính định lượng thì đến nay mỗi bảng xếp hạng có những tiêu chí riêng nhưng cũng có những yêu cầu chung nhất định. Nhưng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, những yêu cầu trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, thì rõ ràng hội nhập quốc tế là một yêu cầu bắt buộc với các trường ĐH.

Giáo dục ĐH với tư cách là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ cao là nơi nghiên cứu, sáng tạo những tri thức mới. Do đó, việc hội nhập quốc tế của GD ĐH cần phải đặt ra những yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi cao hơn những lĩnh vực khác.

Đối với hội nhập quốc tế, khi chúng ta đã bước vào một sân chơi chung với các nước khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chấp nhận, phải đáp ứng được luật chơi chung. Các trường ĐH sẽ phải đạt được những yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao có thể thích ứng với hội nhập quốc tế, không đơn thuần chỉ trong phạm vi đất nước. Như vậy, chất lượng đào tạo của chúng ta phải được thế giới công nhận và đồng thời phải đủ trình độ để hội nhập.

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có 2 ĐH được nằm trong top 1.000 ĐH xếp thứ hạng cao nhất thế giới. Đó là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Những công nhận của các tổ chức kiểm định quốc tế phần nào đã thể hiện được chuẩn hóa trong hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục ĐH nước ta.

Ông có nhắc đến một tiêu chí rất quan trọng đó là chất lượng nguồn nhân lực của nước ta, vậy phải đào tạo làm sao để đạt yêu cầu hội nhập của khu vực và quốc tế. Nhưng thực tế, câu chuyện này có vẻ đang rất khó khăn đối với các trường ĐH Việt Nam kể cả đối với 2 ĐH đã lọt top 1.000 của thế giới ?

Phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH luôn tương ứng với trình độ phát triển của nền kinh tế, xã hội của mỗi đất nước. Nghĩa là kinh tế - xã hội phát triển tới đâu thì giáo dục sẽ phát triển tới mức độ đó. Giáo dục ĐH có thể có những bước phát triển, hội nhập quốc tế nhanh hơn, sớm hơn so với cả nền kinh tế nhưng vẫn bị phụ thuộc bởi vì nó có liên quan đến việc đầu tư của Nhà nước, của xã hội cho giáo dục.

Cho nên việc hội nhập của giáo dục ĐH là một quá trình để xác định đâu là chuẩn, đâu là điều kiện mà chúng ta phải phấn đấu, không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Các trường không thể tự nhận trường tốt, trường lớn mà được xã hội công nhận mà phải dựa vào đánh giá của các tổ chức kiểm định quốc tế.

Các tổ chức xếp hạng quốc tế luôn tồn tại độc lập và có một bộ tiêu chí riêng. Cho nên khi các trường tham gia vào xếp hạng thì kết quả là khách quan và công bằng. Đây là chuẩn chung được hệ thống giáo dục ĐH Thế giới công nhận, nên các trường ĐH của Việt Nam muốn hội nhập quốc tế, muốn được so sánh vị trí với các trường trên toàn cầu thì cần trải qua khâu kiểm định này là đương nhiên.

Thưa ông, những tiêu chuẩn cơ bản mà các trường ĐH của VN cần phấn đấu để đạt được ngưỡng hội nhập với giáo dục ĐH quốc tế là gì?

Hiện nay chúng ta mới có 2 ĐH đã được lọt vào top 1000 đại học tốt nhất là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ hạng này được các tổ chức quốc tế công nhận trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưng cũng nằm trong các tiêu chí chung về: chương trình, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, công trình nghiên cứu khoa học, số bài báo...mỗi một tổ chức sẽ có những tiêu chí xếp hạng riêng. Cho nên đặt ra 2 vấn đề như sau:

Thứ nhất, đối với hội nhập quốc tế, khi chúng ta lọt vào các bảng xếp hạng lớn thì chúng ta phải tuân thủ luật chơi của tổ chức xếp hạng đó. Các trường ĐH phải xác định, định phấn đấu theo bảng xếp hạng nào thì cần cố gắng đạt được các tiêu chí xếp hạng của tổ chức đó.

Thứ hai, các tổ chức kiểm định trong nước cũng đang tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục ĐH đối với các trường trên nhiều phương diện, mức độ: chương trình đào tạo, các đơn vị, khoa - trên các mặt, cơ sở vật chất, việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp... Chính câu chuyện kiểm định và xếp hạng sẽ giúp chúng ta có đánh giá chính xác về các trường ĐH theo hệ thống phân loại cụ thể.

Các trường đại học không thể tự nhận trường tốt, trường lớn được - Hình 2

Chính quá trình sàng lọc bên trong bản thân các trường không thật nghiêm khắc nên đã gây ra tình trạng lượng sinh viên "vào được là ra được".

Tiêu chuẩn quốc tế là thước đo sự phát triển các trường

Như vậy, có thể hiểu chúng ta đang khuyến khích các trường ĐH VN tham gia vào các bảng xếp hạng quốc tế. Điều này đang là minh chứng rõ nét nhất cho việc hội nhập quốc tế. Cách hiểu này có đúng không thưa ông ?

Tôi cho rằng đó cũng là cách hiểu đúng. Chúng ta đang đẩy mạnh chuẩn hóa và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học nên khi các trường ĐH tuyên bố mình có chất lượng, uy tín, có trường mang đẳng cấp quốc tế thì phải có minh chứng cụ thể được thừa nhận.

Chúng tôi cho rằng khuyến khích các trường đại học căn cứ vào các yêu cầu của các bảng xếp hạng, các tổ chức mà chọn hướng đi rồi các tổ chức quốc tế sẽ đánh giá và khi đủ điều kiện họ sẽ đưa vào bảng xếp hạng của họ làm chuẩn cho chính bản thân các trường phát triển.

Điểm chuẩn đầu vào ĐH yêu cầu rất cao nhưng chất lượng đầu ra lại chưa đáp ứng được yêu cầu cho nguồn nhân lực của xã hội. Ông nhận xét như thế nào về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam hiện nay?

Trong suy nghĩ bình thường của xã hội hiện nay, đã đỗ đại học thì đồng nghĩa sẽ tốt nghiệp được đại học. Đồng thời, trước đây chúng ta từng áp dụng mô hình đại học đại cương, trong quá trình đào tạo chia ra làm 2 giai đoạn: đào tạo kiến thức cơ bản và đào tạo kiến thức chuyên môn. Khi sinh viên hoàn thành qua được 2 giai đoạn sẽ được công nhận tốt nghiệp.

Nhưng trong xã hội vẫn chưa quen và cho rằng giai đoạn giáo dục đại cương không cần thiết, gây lãng phí, mất thời gian cho người học, bằng ĐH đại cương không có giá trị đối với thị trường lao động.

Từ sức ép của xã hội nên nhiều trường đã bỏ mô hình đào tạo này đi và tự đào tạo kiến thức cơ bản trong chương trình đào tạo của trường.

Khi vào được ĐH, sinh viên nào không thể đáp ứng được yêu cầu thì sẽ bị thôi học, nhưng trên thực tế thì cơ bản các sinh viên vẫn đủ điều kiện vượt qua. Chính quá trình sàng lọc bên trong bản thân các trường không thật nghiêm khắc nên đã gây ra tình trạng lượng sinh viên "vào được là ra được".

Nhưng sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp phản ánh cơ bản không đạt yêu cầu tuyển dụng, yếu về mặt kỹ năng, nghiệp vụ...

Đánh giá chung là chất lượng giáo dục đại học chưa tốt, sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Một số nguyên nhân gây ra điều này là việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhiều trường ĐH còn rất chậm, cơ sở vật chất còn hạn chế, thậm chí nhiều trường vẫn sử dụng giáo trình cách đây hàng chục năm. Đồng thời, phương pháp giảng dạy của giảng viên và cơ sở vật chất yếu kém, đào tạo theo khả năng của mình có, không bám sát vào yêu cầu của thị trường lao động. Khoảng cách từ yêu cầu của xã hội tới chất lượng đào tạo còn rất lớn.

Không phải cuộc đua của những trường "giàu"

Có nhiều ý kiến cho rằng, cuộc chạy đua vào các bảng xếp hạng trên thế giới chỉ dành cho các trường "giàu". Vậy theo ông, liệu có phải chỉ những trường có điều kiện về vật chất tốt mới có thể bứt phá được trong đường đua hội nhập quốc tế hay không?

Theo tôi ý kiến như vậy là không chính xác, cũng không nên dùng trường đại học "giàu" mà dùng trường đại học mạnh sẽ đúng hơn. Các trường đại học luôn có sự khác biệt về uy tín, thương hiệu trường; quy mô và chất lượng đào tạo; quá trính hình thành, xây dựng, phát triển.

Trong khi đó, chúng ta cũng chưa có một đánh giá chung bắt buộc hay đồng loạt đối với các trường. Nhưng dư luận và xã hội vẫn luôn gọi đó là các trường top trên hoặc trong quản lý vẫn gọi là các trường trọng điểm.

Trong một hệ thống giáo dục ĐH, có trường mạnh, trường yếu, đó là điều hết sức bình thường. Bởi vì nó phụ thuộc vào lịch sử, truyền thống các lĩnh vực đào tạo; phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của giảng viên và nguồn lực đầu tư tài chính đến đâu. Cho nên việc xếp hạng các thứ bậc giữa các trường đại học là đương nhiên.

Từ sự đánh giá của xã hội cho thấy, những trường trọng điểm, trường top trên đó mới có đủ khả năng để đáp ứng các yêu cầu đánh giá quốc tế. Các trường đầu tàu sẽ mang sứ mệnh dẫn dắt các trường trong hệ thống cùng phát triển.

Từ thực tế giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, theo ông đâu là điểm vướng mắc của chúng ta trong câu chuyện chuyển hóa và hội nhập Quốc tế?

Đây là câu chuyện liên quan đến nhiều yếu tố, cụ thể:

Thứ nhất, về bản thân các trường khi đã xác định tham gia vào sân chơi quốc tế thì phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định chặt chẽ, cố gắng nỗ lực hơn để đạt được ngưỡng theo yêu cầu, theo luật chơi chung.

Thứ hai, về mặt thể chế, chúng ta sẽ phải tạo ra các cơ chế giúp các trường được tự chủ nhiều hơn, nhanh chóng hoàn thiện để đáp ứng được các yêu cầu chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, về đầu tư của Nhà nước, trong lúc các nguồn lực đầu tư của ta còn có hạn nhưng vẫn phải đầu tư cho giáo dục đại học, cần thiết nhà nước cần phân loại, giao nhiệm vụ để có những đầu tư trọng điểm, tập trung.

Kiểm định và xếp hạng đại học là yếu tố mang tính chuyên môn cao. Nếu những người không am hiểu hoặc không để ý thì rất khó lĩnh hội được đầy đủ thông tin. Nhưng khi chúng ta tham gia "cuộc chơi" nào thì chúng ta phải chấp nhận những "luật chơi" đó

Xin trân trọng cám ơn ông!

Hồng Hạnh - Hà Cường

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!
06:19:43 23/05/2025
Mỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữMỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữ
07:27:27 23/05/2025
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷToàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
06:19:45 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?
06:26:48 23/05/2025
Vụ hoa hậu Thùy Tiên: TP.HCM thông tin việc TikToker Nguyễn An quảng cáo kẹo KeraVụ hoa hậu Thùy Tiên: TP.HCM thông tin việc TikToker Nguyễn An quảng cáo kẹo Kera
08:30:16 23/05/2025
Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"Nữ thần cổ trang bị bạn trai tung ảnh nóng chấn động, nay có cái kết bất ngờ bên "hồng hài nhi"
06:12:50 23/05/2025
Lãnh án giết người do... chém thông giaLãnh án giết người do... chém thông gia
07:47:54 23/05/2025
Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'
06:30:12 23/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Du lịch chậm' - xu hướng của tương lai

'Du lịch chậm' - xu hướng của tương lai

Du lịch

09:49:01 23/05/2025
Trong một thế giới đang vội vã, khi hành trình du lịch đôi khi biến thành những checklist dày đặc điểm đến, thì một xu hướng ngược dòng lại đang âm thầm lan tỏa
Ba năm kết hôn chồng không chạm vào vợ, tình cờ lúc chồng say rượu đã tiết lộ một bí mật khiến tôi quyết định ly hôn vào ngày hôm sau

Ba năm kết hôn chồng không chạm vào vợ, tình cờ lúc chồng say rượu đã tiết lộ một bí mật khiến tôi quyết định ly hôn vào ngày hôm sau

Góc tâm tình

09:48:38 23/05/2025
Trước khi kết hôn, anh chồng là người có điều kiện vô cùng xuất sắc nhưng lại theo đuổi quyết liệt một người con gái bình thường như tôi.
'Kẻ hạ sát' Mitsubishi Xforce: Thiết kế cá tính, công suất 177 mã lực, giá rẻ hơn Kia Morning

'Kẻ hạ sát' Mitsubishi Xforce: Thiết kế cá tính, công suất 177 mã lực, giá rẻ hơn Kia Morning

Ôtô

09:42:31 23/05/2025
Về công nghệ, mẫu SUV này cũng không hề kém cạnh khi gói option cực giàu, gồm đỗ xe hoàn toàn tự động, bộ 10 tính năng hỗ trợ lái xe cấp độ L2 và hệ thống quan sát toàn cảnh 540 siêu tiện lợi.
Tranh cãi vụ Nhà tù Hoả Lò tuyển dụng yêu cầu "thử việc" 75 ngày, quyền lợi mông lung: Ban quản lý lên tiếng

Tranh cãi vụ Nhà tù Hoả Lò tuyển dụng yêu cầu "thử việc" 75 ngày, quyền lợi mông lung: Ban quản lý lên tiếng

Netizen

09:41:02 23/05/2025
Di tích Lịch sử Nhà tù Hoả Lò là một trong những địa điểm du lịch luôn được coi là top-list khi đến Hà Nội. Bởi không chỉ là địa điểm du lịch nổi tiếng, nhiều người cũng thích Nhà tù Hoả Lò bởi cách thức truyền thông
Top 10 môtô hạng sang đáng mua nhất năm 2025: Vinh danh Honda Gold Wing

Top 10 môtô hạng sang đáng mua nhất năm 2025: Vinh danh Honda Gold Wing

Xe máy

09:39:46 23/05/2025
Honda Gold Wing Tour DCT Airbag, Indian 101 Scout, Ducati XDiavel V4 là những mẫu môtô hạng sang đáng mua nhất thế giới năm 2025.
"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink

"Xương sống" của Internet vệ tinh Starlink

Thế giới

09:21:14 23/05/2025
Các trạm mặt đất đóng vai trò then chốt trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các vệ tinh trên quỹ đạo và cơ sở hạ tầng Internet trên mặt đất.
Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm

Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm

Thế giới số

09:19:07 23/05/2025
Tin vui cho người dùng Google Chrome khi gã khổng lồ công nghệ Mỹ vừa chính thức trình làng một tính năng đột phá cho trình quản lý mật khẩu tích hợp.
Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ

Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ

Mọt game

09:10:57 23/05/2025
Đây chắc chắn là thời điểm không thể thích hợp hơn để trải nghiệm tựa game này. Dù đã phát hành từ năm 2015, The Witcher 3 vẫn là tượng đài mà rất nhiều game nhập vai hiện đại chưa thể chạm tới.
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi

5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi

Nhạc việt

09:04:38 23/05/2025
Chỉ sau 81 ngày kể từ ngày phát hành, MV Bắc Bling của Hòa Minzy đã trở thành MV cán mốc 200 triệu view nhanh nhất lịch sử Vpop, vượt mặt những tượng đài view như Sóng Gió, Bạc Phận hay Hãy Trao Cho Anh .
Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi

Sao Việt 23/5: Diệp Lâm Anh đi chơi cùng bạn trai kém 11 tuổi

Sao việt

08:54:27 23/05/2025
Diệp Lâm Anh cùng bạn trai Phạm Kiên đi xem phim. Cô diện áo crop-top tôn vòng eo thon còn Phạm Kiên tiếp tục khoe cơ bắp với áo ba lỗ hở sườn.
Cuối cùng "kẻ thù số 1" đã xả ảnh Han So Hee tại Cannes, sao lại trông thế này?

Cuối cùng "kẻ thù số 1" đã xả ảnh Han So Hee tại Cannes, sao lại trông thế này?

Sao châu á

08:49:15 23/05/2025
Getty Images đã xả ảnh Han So Hee tại thảm đỏ. Tuy vậy, tổng cộng chỉ có 7 tấm ảnh và những tấm ảnh này cũng không hề hoàn hảo.