4 dấu hiệu thầm lặng của nhiễm trùng mắt nguy hiểm
Đau, đỏ và ngứa mắt là những dấu hiệu điển hình của các bệnh nhiễm trùng mắt. Nhưng không phải lúc nào những triệu chứng này cũng đáng lo. Nó có thể chỉ là kích ứng tạm thời nhưng cũng có thể là bệnh nghiêm trọng.
Shutterstock
Viêm kết mạc, hay đau mắt đỏ, là một trong những bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất. Kết mạc trong mắt người bệnh sẽ bị viêm đỏ, ngứa và chảy ghèn, theo Reader’s Digest.
Viêm kết mạc thường do vi rút gây ra. Phần lớn các trường hợp sẽ sớm khỏi và không đáng lo ngại. Nếu viêm kết mặc do vi khuẩn thì cần phải nhỏ thuốc kháng sinh.
Ngoài viêm kết mạc, những bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp khác là viêm bờ mi, viêm mống mắt, viêm giác mạc và viêm nội nhãn, các chuyên gia cho biết.
Nguyên nhân khiến mắt bị viêm nhiễm rất đa dạng. Đó có thể là do mang phải kinh áp tròng bị nhiễm khuẩn, tiếp xúc với nước bị ô nhiễm khi bơi, tắm ở hồ hay nước rửa kính áp tròng bị nhiễm khuẩn.
Một nguyên nhân khác là bị lây nhiễm từ người khác, chẳng hạn như viêm kết mạc.
Video đang HOT
Những dấu hiệu thường thấy của nhiễm trùng mắt gồm: Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt, chảy ghèn, đỏ và sưng mắt, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
Hai triệu chứng sau cần phải được điều trị khẩn cấp là mờ, giảm thị lực và kéo mây trên giác mạc.
Những người có hệ miễn dịch yếu sẽ đối diện nguy cơ cao bị nhiễm trùng mắt.
Ngoài ra, các bằng chứng khoa học cho thấy người hút thuốc lá cũng dễ bị viêm nhiễm mắt hơn người bình thường, theo Reader’s Digest.
Một đối tượng khác cũng dễ mắc bệnh là người thường xuyên dùng kính áp tròng. Để giảm nguy cơ này, họ không nên mang kính khi ngủ. Những người từng bị chấn thương ở mắt cũng phải lưu ý bảo vệ sức khỏe mắt tốt hơn, các chuyên gia khuyến cáo.
Nếu cảm thấy bị mắt bị viêm đỏ, ngứa rát khó chịu thì cần đến khám bác sĩ để được điều trị phù hợp. Tùy từng loại nhiễm trùng mắt mà người bệnh được kê thuốc nhỏ hoặc thuốc uống kháng sinh, theo Reader’s Digest.
Theo Thanh niên
Tác dụng phụ nguy hiểm của kính áp tròng
Bên cạnh ưu điểm giúp hạn chế việc đeo kính hay điều chỉnh thị lực, việc đeo kính áp tròng thường xuyên có thể đem lại những tác hại nguy hiểm.
Khô mắt
Hầu hết những người đeo kính áp tròng đều gặp phải vấn đề khô mắt. Đeo kính áp tròng làm giảm lượng nước mắt và giảm lượng oxy đến giác mạc. Điều này khiến bạn bị ngứa hoặc đau nhói, kích thích trên mí mắt hoặc giác mạc và các mô xung quanh.
Trầy xước giác mạc
Sự mài mòn giác mạc xảy ra khi kính áp tròng làm trầy xước giác mạc, nếu chúng không được sử dụng đúng cách hoặc khi để mắt quá khô. Ngoài ra, việc ngủ với kính áp tròng cũng làm tăng nguy cơ mài mòn giác mạc. Các áp tròng tồn đọng rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn qua một ngày dài và khi nó cọ xát vào giác mạc, bạn có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt .
Cản trở oxy đến giác mạc
Không có đủ oxy, quá trình trao đổi chất của giác mạc bị căng thẳng và axit lactic tích tụ tạo ra tải thẩm thấu, hút nước vào giác mạc nhanh hơn mức có thể được loại bỏ, dẫn đến sưng giác mạc hoặc bị phù. Lượng oxy có sẵn dưới áp tròng thay đổi tùy theo chất liệu và độ dày của kính áp tròng.
Loét giác mạc
Một tác dụng phụ khác của kính áp tròng là loét giác mạc, xảy ra khi ô nhiễm vi khuẩn phát triển ở bề mặt lắng đọng trên kính áp tròng mềm và có thể nhân lên nhanh chóng ở đó. Điều này tạo ra một màng sinh học vi khuẩn cung cấp các tác nhân truyền nhiễm cho giác mạc.
Mắt đỏ
Mắt đỏ xảy ra khi bạn đeo kính áp tròng trong nhiều giờ, đặc biệt là suốt đêm. Việc này tạo môi trường ẩm ướt cho các vi sinh vật sinh sản. Các nguyên nhân khác của mắt đỏ bao gồm tròng kính bị biến dạng, cặn thấu kính dẫn đến kích ứng hoặc thấu kính kém.
Viêm giác mạc bề mặt
Viêm giác mạc bề mặt là sự kích thích của lớp ngoài cùng giác mạc, nguyên nhân do các giải pháp chăm sóc kính áp tròng, dị ứng, nhiễm trùng và kích ứng cơ học.
Viêm kết mạc
Viêm kết mạc nhú khổng lồ là biến chứng phát sinh ở những người đeo kính áp tròng mềm, đặc biệt là những người đeo chúng trong thời gian dài. Các triệu chứng là tăng sản xuất chất nhầy và gây mờ mắt nhẹ.
Theo Boldsky/VTC
Chế độ ăn detox có thực sự tốt cho sức khoẻ? Các chuyên gia y tế cảnh báo chế độ ăn detox có thể gây nguy hiểm, cũng có thể dẫn đến tiêu chảy, gây suy nhược, giảm thị lực và tổn thương thận. Detox hiểu một cách đơn giản là quá trình thanh lọc nhằm vệ sinh, dọn, đẩy các chất độc hại có trong cơ thể ra bên ngoài bằng cách khuyến...