4 dấu hiệu cảnh báo những thay đổi ở nốt ruồi có thể là ung thư
Mặc dù hầu hết các đốm tàn nhang không nguy hiểm, nhưng mọi thay đổi ở tàn nhang đều có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Nếu nốt ruồi hay tàn nhang không đối xứng, với hai phía không đều nhau, thì điều này được coi là bất thường – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ung thư da là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Và dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư da là sự thay đổi ở nốt ruồi hoặc tàn nhang hoặc mảng da loang lổ, theo Express.
Nhưng đó là những thay đổi nào?
Cần chú ý đến những thay đổi nào ở nốt ruồi hay tàn nhang?
Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khuyến cáo rằng, bạn cần phải biết da mình bình thường trông như thế nào, để nhận thấy bất kỳ thay đổi bất thường nào nếu có.
Cơ quan y tế này đã liệt kê 4 thay đổi ở nốt ruồi hoặc tàn nhang mà bạn nên chú ý đến, theo Express.
1. Không đối xứng
Nếu nốt ruồi hay tàn nhang không đối xứng, với hai phía không đều nhau, thì điều này được coi là bất thường.
2. Đường viền không đều
Đường viền của nốt ruồi hoặc tàn nhang không đều, với các cạnh mờ hoặc lởm chởm, có thể gây lo ngại, theo Express.
3. Màu không đều
Màu của nốt ruồi hoặc tàn nhang không đều, với vài chỗ đậm, có thể báo hiệu ung thư da.
4. Thay đổi kích thước
Nốt ruồi hoặc tàn nhang thay đổi kích thước. Nếu nó có kích thước tối thiểu bằng đuôi bút chì, nên báo bác sĩ ngay.
Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết thêm, sự thay đổi ở nốt ruồi, tàn nhang hoặc mảng da loang lổ thường là dấu hiệu phổ biến của ung thư da, nhưng cũng có những dấu hiệu khác cần lưu ý, bao gồm:
Một nốt sần mới hoặc vết loét không lành.
Một đốm đen, nốt ruồi hoặc vết loét bị ngứa hoặc đau.
Nốt ruồi hoặc nốt sần to ra bị ra máu, đóng vảy.
Video đang HOT
Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, nên đi khám ngay, theo Express.
Hầu hết ung thư da là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tổ chức nghiên cứu ung thư của Anh Cancer Research giải thích: Nguyên nhân có thể là do phơi nắng lâu dài, hoặc phơi nắng trong thời gian ngắn nhưng cường độ rất cao và gây cháy da, theo Express.
Tia cực tím trong ánh sáng mặt trời làm hỏng ADN trong các tế bào da. Tổn thương này có thể xảy ra nhiều năm trước khi ung thư phát triển.
Tiền sử bị cháy nắng làm tăng nguy cơ ung thư da. Nguy cơ đặc biệt cao nếu bị cháy nắng nhiều lần từ thời thơ ấu.
Một trong những hình thức phòng ngừa ung thư da tốt nhất là bảo vệ khỏi bức xạ UV.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Anh khuyên: Cần phải tránh tia cực tím quanh năm, không chỉ trong mùa hè hay ở bãi biển.
Tia UV từ mặt trời có thể tác hại ngay cả vào những ngày nhiều mây và râm mát, không chỉ trong những ngày nắng nóng, theo Express.
Tia UV cũng phản chiếu từ các bề mặt như nước, xi măng, cát và tuyết.
CDC Anh cũng khuyến nghị một số cách dễ dàng để bảo vệ khỏi bức xạ UV:
Ở trong bóng râm, đặc biệt là trong giờ giữa trưa.
Mặc quần áo che cánh tay và chân.
Đội mũ rộng vành để che mặt, đầu, tai và cổ.
Đeo kính râm chặn cả tia UVA và UVB.
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 15 trở lên, và bảo vệ cả UVA (tia UVA – Ultraviolet ageing chiếm 95% số lượng tia UV đến được mặt đất. Các tia này có thể đi xuyên qua mây, kính và cả lớp biểu bì) và UVB (tia UVB – Ultraviolet burns chiếm 5% số lượng tia UV còn lại đến được mặt đất. Các tia này rất giàu năng lượng và có thể bị chặn lại bởi mây và kính nhưng vẫn có thể xuyên qua lớp biểu bì. Tia UVB là nguyên nhân chính gây nên bỏng nắng, kích ứng da và ung thư da), theo Express.
Bạn hãy đi khám ngay khi thấy 1 trong 10 dấu hiệu sau liên quan đến các bệnh ung thư
Bạn đừng quá lo lắng và cũng đừng chần chừ mà nên đi khám bác sĩ ngay khi có một trong những cảnh báo sức khỏe sau đây.
Trong sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 ở khắp nơi, bệnh viện bỗng trở thành nơi đến không an toàn dành cho tất cả mọi người. Có lẽ vì thế mà rất nhiều người dù bị bệnh vẫn cố chịu đựng để đợi qua dịch mới chịu đi khám. Điều này vô tình làm cho bệnh tình thêm trầm trọng vì có thể đã bị bỏ qua giai đoạn vàng để cứu chữa.
Giáo sư Karol Sikora, cựu giám đốc chương trình ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời là giám đốc của chuỗi Trung tâm chăm sóc bệnh nhân ung thư Rutherford Health trải khắp nước Anh, cảnh báo: "Tôi sợ rằng hiện nay đang có hàng ngàn người phải chịu cảnh sống cùng với các triệu chứng của một căn bệnh mang tên là ung thư. Và nếu không được chữa trị kịp thời, họ có thể sẽ phải mất mạng".
Do vậy, Giáo sư Karol đã đưa ra 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn nên đi khám ngay dù dịch bệnh đang lan tràn.
1. Sụt cân đột ngột
Thật tốt khi có thể giảm cân để sở hữu một thân hình thon thả, nhưng nếu bạn sụt cân một cách nhanh chóng thì đó lại là một dấu hiệu nguy hiểm. Theo Giáo sư Karol, "chìa khóa" để nhận biết dấu hiệu ung thư ở đây là "giảm cân không rõ nguyên nhân". Nghĩa là nếu bạn giảm 4 - 5kg trong một thời gian ngắn mà không cần phải tập thể dục hay ăn kiêng thì có khả năng bạn đang ở trong giai đoạn đầu của ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản hoặc phổi.
2. Có những khối u bất thường trên cơ thể
Nếu đột nhiên trên cơ thể xuất hiện những chỗ sưng hoặc khối u, dù ở bất kỳ bộ phận nào, thì bạn cũng nên xem chừng. Vì đó có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư. Đặc biệt là các cục u ở cổ, nách, dạ dày, háng, vú hoặc tinh hoàn. Và khi nhận thấy đó là một khối u to, dày thì bạn nên đi đến bệnh viện để khám.
3. Ho dai dẳng
Ho dai dẳng không chỉ là dấu hiệu của bệnh Covid-19 mà nó còn có thể là triệu chứng của bệnh ung thư nếu bạn không hết ho sau ba đến bốn tuần. Ngoài triệu chứng ho kéo dài, nếu bạn còn có cảm giác khó thở, có máu trong đờm thì nghĩa là có khả năng bạn đang mắc bệnh ung thư phổi.
Mặc dù bạn không bao giờ hút thuốc nhưng tốt nhất vẫn nên đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra.
4. Nốt ruồi thay đổi
Chúng ta đều biết sự thay đổi nốt ruồi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da, nhưng rất nhiều người không để ý đến sự thay đổi đó. Theo Giáo sư Karol, bạn cần phải cảnh giác với nốt ruồi mới mọc hoặc sự thay đổi về kích thước, hình dạng, hoặc màu sắc của nốt ruồi cũ. Chẳng hạn như chúng trở nên cứng hơn, dễ ra máu hoặc tiết ra chất lỏng bất thường thì nghĩa là bạn cần được thăm khám.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên mọi người nên sử dụng quy tắc "ABCDE" để phát hiện xem nốt ruồi của bạn có đang ẩn chứa thông điệp cảnh báo về sức khỏe hay không:
A - Asymmetry (Bất đối xứng): Hai nửa của một nốt ruồi khác nhau về màu sắc hoặc hình dạng.
B - Borde (Ranh giới): Đường viền ngoài của nốt ruồi mờ, không rõ đường biên giữa da và nốt ruồi.
C - Colour (Màu sắc): Nốt ruồi đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm, hoặc chuyển sang loang lổ, hay xuất hiện thêm màu khác.
D - Diameter (Đường kính): Hầu hết các khối u ác tính đều có đường kính tối thiểu 6mm. Nên nếu bạn thấy nốt ruồi của mình to như thế thì nên đi khám sớm.
E - Evolution (Sự phát triển): Nốt ruồi đột nhiên lớn lên, thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc trong vài tuần hoặc vài tháng.
Trong trường hợp bạn nhận thấy nốt ruồi của mình có những dấu hiệu này thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt vì đó là biểu hiện của bệnh ung thư.
5. Có máu trong phân
Giáo sư Karol nói rằng khi bạn phát hiện ra máu ở trong phân thì nên đến bệnh viện sớm vì đó là dấu hiệu cảnh báo ung thư ruột - một căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ hai ở Anh. Thông thường, đi tiêu ra máu sẽ kết hợp với việc thay đổi trong thói quen đi vệ sinh như đi thường xuyên hơn bình thường, bị táo bón nặng...
Còn nếu bạn phát hiện ra mình đi tiểu ra máu thì có thể bạn bị ung thư bàng quang hoặc thận.
6. Đi tiểu liên tục và bị đau khi tiểu
Mắc tiểu liên tục hoặc bị đau khi tiểu, không tiểu được đều là những hồi chuông báo động về ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Ngoài những dấu hiệu này ra, bạn còn bị đau lưng dưới, đau ở trực tràng, hông và xương chậu. Nếu thấy mình có những dấu hiệu này bạn đừng chần chừ mà không đi khám ngay.
7. Đau không rõ nguyên nhân
Đau đớn là cách cơ thể chúng ta báo hiệu rằng đã có điều gì đó không ổn. Đặc biệt những cơn đau này kéo dài hơn bốn tuần và đau không rõ nguyên do thì lại càng là một dấu hiệu nguy hiểm.
Theo thông tin từ Viện nghiên cứu về ung thư của Anh, hầu hết các cơn đau do ung thư gây ra là do khối u đè lên xương, dây thần kinh hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Nhiệm vụ quan trọng của các bác sĩ là tìm ra nguyên nhân gây ra sự đau đớn rồi điều trị nó.
8. Chứng ợ nóng, khó tiêu
Sau khi ăn quá no, chúng ta thường cảm thấy rất khó chịu vì bị ợ nóng hoặc khó tiêu. Nhưng nếu bạn nhận ra hội chứng này không biến mất, ngược lại những cơn ợ nóng còn khiến bạn bị đau ở ngực thì nên đi kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày hoặc cổ họng.
9. Khó nuốt
Ung thư thực quản là căn bệnh có thể làm thu hẹp thực quản khiến cho thức ăn khó đi qua. Do đó, nó sẽ làm cho bạn liên tục rơi vào trạng thái mắc nghẹn trong khi ăn hoặc đau khi nuốt. Thậm chí, bạn còn không ăn được gì ngoài thức ăn mềm. Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu này thì nên nhanh chóng liên hệ bác sĩ nhé.
10. Đổ mồ hôi vào ban đêm
Khi nhiệt độ phòng nóng hoặc bạn đắp chăn dày thì đổ mồ hôi trong đêm là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình liên tục đổ mồ hôi đầm đìa, hoặc cảm giác bốc hỏa vào ban đêm thì nghĩa là cơ thể bạn đang gửi tín hiệu về một số căn bệnh ung thư, trong đó ung thư hạch liên quan đến việc này nhất.
Vậy nên làm những gì khi có các dấu hiệu ung thư?
Đừng quá lo lắng và hoảng sợ khi phát hiện mình có các dấu hiệu của căn bệnh ung thư là lời khuyên của các bác sĩ dành cho mọi người. Trong nhiều trường hợp, vì lo lắng thái quá mà bệnh càng thêm nặng. Song, bạn cũng không được trì hoãn việc đi đến bệnh viện khám khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Trong thời gian dịch bệnh đang hoành hành, nếu có bác sĩ gia đình, tốt nhất, bạn nên liên lạc với họ qua điện thoại để nhận được sự tư vấn trước. Trong trường hợp bệnh tình đã trở nặng thì bạn đừng ngần ngại mà hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra để được chữa trị kịp thời.
HỒNG HẠNH
Những thực phẩm người tẩy nốt ruồi tuyệt đối không được đụng đũa Nếu không muốn khuôn mặt thay vì những nốt ruồi thành những chấm sẹo lồi lõm, thâm xì... thì những thực phẩm dưới đây chị em tuyệt đối không được đụng đũa. Từ nốt ruồi nhỏ dưới cánh mũi trái rồi lớn dần theo thời gian và gây ung thư da cho một bệnh nhân. TS. BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa...