4 chữ T cần chuẩn bị trước khi du học
Gần 10 năm kinh nghiệm xin học bổng và hướng dẫn du học, Thanh Hoa gợi ý học sinh cần có 4 chữ T (tiền, tiếng, thông tin và tâm thế) trước khi lên đường.
Đinh Thị Thanh Hoa (Hoa Dinh hay Hannah Dinh) tốt nghiệp bằng giỏi Đại học Ngoại thương, bằng giỏi thạc sĩ của Đại học Waikato New Zealand chuyên ngành Tài chính. Cô từng sinh sống ở 5 quốc gia, đi hơn 20 nước, hiện làm việc cho Facebook Ireland và tháng tới sẽ đầu quân cho Google.
Cô gái quê Ninh Bình đứng đầu cộng đồng hơn nửa triệu thành viên HannahEd gồm fanpage Scholarship for Vietnamese students, các group và kênh xã hội, với mục đích cung cấp thông tin miễn phí chương trình học bổng, du học ngắn và dài hạn cho học sinh Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra, Hoa còn tạo nguồn cảm hứng thông qua câu chuyện thành công, hỗ trợ bạn trẻ với tư cách mentor.
Để giúp học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên đường du học, Hannah đưa ra 4 chữ T: Tài chính, tiếng (ngôn ngữ), thông tin và tâm thế.
Hannah chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị trước khi du học.
Hannah khuyên bạn trẻ thực tế, xác định xem bản thân hay gia đình có đủ điều kiện tài chính hay không để du học. Cô từng có học bổng bán phần, ước mơ du học, nhưng gia đình không đủ điều kiện nên quyết định học đại học trong nước.
Cô sau đó được trao học bổng toàn phần của Chính phủ New Zealand cho khóa thạc sĩ. Chi phí cho hai năm học là 1,5-2 tỷ đồng (bao gồm tiền học, ăn uống, đi lại, vé máy bay). “Những bạn không có điều kiện tài chính có thể xem xét một số phương án như xin học bổng, đi vay hoặc cố gắng lo một khoản, sau đó sang đi làm thêm”, Hannah khuyên.
Bên cạnh tiền, trước khi quyết định ra nước ngoài học, học sinh cần chuẩn bị tốt ngoại ngữ, xem trình độ tiếng Anh của mình có đủ để đáp ứng bài giảng bằng tiếng Anh trên lớp và hoàn thành tốt bài tập được giao hay không. Hannah cho hay nhiều bạn đạt 7.0-7.5 IELTS nhưng sang nước ngoài vẫn gặp những vấn đề về giao tiếp hoặc học tập trên lớp.
Không phản đối việc đến trung tâm ôn luyện học các mẹo để đạt điểm cao tiếng Anh, nhưng Hannah khuyên người học nên cải thiện các kỹ năng để sẵn sàng cho tình huống thực tế.
Hannah tới Trung Đông hồi tháng 12/2020. Ảnh: NVCC.
Sau khi chuẩn bị tài chính, ngoại ngữ, học sinh cần tìm quốc gia, khóa học hay trường nào phù hợp với khả năng và bản thân. Thông tin đa dạng nhưng bạn cần chắt lọc để tìm ra hướng phù hợp.
Du học là rời xa gia đình đến một đất nước mới để sống và học tập, thế nên bạn phải chuẩn bị tâm thế để đối mặt với thành công và thử thách. Hannah chia sẻ cuộc sống du học không phải màu hồng khi bạn phải tự lập mọi việc, chưa kể còn gặp những rủi ro như chủ nhà hay bạn cùng phòng bừa bộn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến kế hoạch chi tiêu hợp lý và sự khác biệt về văn hóa để hòa nhập với cuộc sống mới. Nhiều du học sinh gặp khó khăn về thể chất, tinh thần và sức khỏe. Một số bạn không quen mùa đông gió lạnh thường dễ ốm.
“Sống xa nhà, phải lo nhiều việc, học hành lại áp lực khiến không ít bạn bị stress, nghiêm trọng hơn là trầm cảm. Thế nên, trước và trong khi du học, bạn cần chuẩn bị tâm thế kỹ, ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc với các anh, chị đi trước để học hỏi và đỡ bỡ ngỡ”, Hannah khuyên.
Đường đến châu Âu của cô gái xứ Thanh
Từ vùng quê nghèo Thanh Hóa, Lê Thanh Huyền đã chủ động kết nối, tìm kiếm học bổng du học và hiện làm việc trong tập đoàn hàng đầu thế giới.
Lê Thanh Huyền, 37 tuổi, hiện là Marketing Specialist của Phòng Marketing, Công ty Asahi Kasei Medical Europe, một trong những tập đoàn hàng đầu Nhật Bản. Huyền đồng sáng lập trang song ngữ Anh - Việt, với các khách mời Việt Nam và thế giới - Beyond Trà Đá Podcast và Joylists. Huyền chia sẻ kinh nghiệm về việc học, xin học bổng và định hướng công việc cho các bạn trẻ.
Tôi sinh ra ở ngôi làng nhỏ ở Thanh Hóa, trong gia đình nghèo có bố mẹ làm nông. Mẹ mất lúc tôi 13 tuổi. Đến tận bây giờ, quê tôi vẫn chưa có máy rút tiền tự động.
Tôi học ở Đại học Hà Nội khóa 2003-2007, được một công ty Nhật tuyển vào chương trình đào tạo của họ, được đưa sang Trung Quốc học việc. Do công việc không phù hợp, tôi chuyển sang làm cho một số công ty khác ở Việt Nam. Tôi có cơ hội nhận được một công việc tốt ở Singapore và chuyển sang đó làm.
Khi đang làm ở Singapore, tôi nhận học bổng 75% MBA của trường Vlerick Business School ở châu Âu và hai thư mời nhận việc khi gần tốt nghiệp từ công ty ở Bỉ và Đức. Tôi chọn công việc ở Đức, làm ở phòng Marketing cho Công ty Asahi Kasei Medical Europe.
Nhờ lợi thế visa công việc thuộc diện Blue card Program (chương trình do Đức đề xuất cho Liên minh châu Âu nhằm thu hút người có trình độ về châu Âu làm việc với điều kiện mức lương nhận được cao hơn mức lương trung bình ở nước đó), sau khi ở Đức hai năm và thi bằng tiếng Đức, tôi đã có thẻ thường trú vô thời hạn (Permanent Resident).
Khi nói chuyện với bất kỳ ai ở đây, tôi đều nhận được câu hỏi: Tại sao có thể ở vị trí của mình ngày hôm nay khi xuất phát điểm như vậy?
Thanh Huyền hiện sống và làm việc tại Frankfurt. Ảnh: NVCC .
Có nhiều yếu tố, với tôi trước hết là sự tự tin vào chính mình và có mentor (cố vấn, những người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn) nhiệt tâm. Hai yếu tố này thường đi song hành. Vậy làm thế nào để xây dựng sự tự tin vào bản thân và tìm được mentor phù hợp?
Mentor đầu tiên (trong số 4 mentor) của tôi là ông Eric, người Mỹ. Ông là quản lý cao cấp cho Merrill Lynch (hiện thuộc Bank of America). Trở thành triệu phú khi còn trẻ, đến tầm 40 tuổi ông đã về hưu và cùng vợ du lịch vòng quanh thế giới rồi quyết định xây dựng dự án làm từ thiện ở Việt Nam.
Chương trình của vợ chồng ông Eric (và những người ông kêu gọi hỗ trợ từ New York) đã cung cấp học bổng cho hàng nghìn học sinh, sinh viên khó khăn ở Việt Nam, từ bậc tiểu học đến khi học xong đại học. Năm nào, ông Eric cũng sang Việt Nam phỏng vấn từng học sinh cho chương trình.
Tôi có cơ hội gặp ông khi công ty cũ ở Việt Nam cùng tham gia dự án từ thiện. Khi nghe về ông, tôi thấy vô cùng ngưỡng mộ. Tôi nhận ra trên xe dù có rất nhiều người, song ông Eric ngồi một mình vì không ai dám nói chuyện. Ông nhìn khó gần và có vẻ mọi người sợ nên không dám bắt chuyện.
Tôi chỉ nghĩ đó là người mình muốn học hỏi nên chủ động chào ông và bắt chuyện. Trong mấy ngày tham gia dự án, tôi và ông nói chuyện về quá trình học tập của tôi, về định hướng công việc của giới trẻ, những dự án ông đã làm.
Từ đó, tôi email hỏi ông những lúc cần lời khuyên, ví dụ có nên đi học MBA khi đang có một công việc rất tốt ở Singapore không, nên chọn công việc ở Bỉ hay ở Đức, hay khi tôi bắt đầu dự án start up bên Đức. Ông đã tìm và giới thiệu cho tôi một người làm một start up tương tự bên Mỹ để chia sẻ kinh nghiệm.
Tôi đã làm tất cả bởi bắt đầu từ suy nghĩ "Tôi đủ tốt, đủ giỏi - I am good enough". Tôi không sợ nói chuyện với ông vì đơn giản không so sánh mình với ông và không nghĩ rằng mình không đủ giỏi, không đủ thông minh, mình quá thua kém...
Dù bố mẹ tôi làm nông và có bất cập nhất định trong việc giáo dục con cái, một điều tôi mới nhận ra gần đây và vô cùng trân trọng đó là tôi luôn được nghe rằng "Con đủ giỏi, đủ tốt - I am good enough, do đó uớc mơ để đạt được điều muốn là lẽ đương nhiên". Điều này vô tình biến tôi thành con người tự tin vào bản thân, tin rằng cứ cố gắng sẽ đạt được điều mình muốn, cứ hỏi sẽ có người giúp...
Người Việt mình luôn nghĩ phải khiêm tốn, tuy nhiên nhiều khi ranh giới giữa sự khiêm tốn và thiếu tự tin là rất mong manh.
Huyền trong buổi đầu học lái xe ở Đức hồi tháng 2. Ảnh: NVCC .
Khiêm tốn hay thiếu tự tin?
Tôi có người cháu năm ngoái thi lên THPT. Tôi đã không ở Việt Nam lâu năm nên chỉ nói chuyện với bé qua điện thoai. Lần nào tôi hỏi việc học hành, bé cũng bảo cháu học bình thường, không tốt lắm, không dám mơ thi vào đại học mong muốn vì sợ rớt... Tôi tin là vậy, sau đó ngạc nhiên khi biết bé đỗ cấp 3 và nằm trong top 5 điểm cao nhất trường.
Nói chuyện mới vỡ lẽ bé rất thiếu tự tin, luôn nghĩ mình không đủ giỏi, không dám mơ cao. Khi nhận ra điều này, trong năm qua tôi tập trung nói chuyện để bé hiểu rằng chính sự thiếu tự tin đó đang kéo hẹp ước mơ của bé lại. Cuối cùng bé đã quyết định thi vào trường mong muốn...
Tôi nhận ra đây là điểm yếu nhiều bạn trẻ Việt mắc phải. Các bạn thiếu tự tin khi ra cộng đồng quốc tế, khi không có những thế mạnh như người bản địa. Tuy nhiên, thay vì nhìn theo hướng đó, bạn có thể nhìn ra mình có những thế mạnh mà người khác không có. Bạn có kinh nghiệm ở châu Á, bạn có sự năng động của Việt Nam - một trong những nước với nền kinh tế tăng trưởng nhanh đáng nể, có lịch sử bề dày của một nền văn hóa chú trọng vào học tập, có chí tiến thủ...
Và còn nhiều điều khác nữa. Thay đổi cách nhìn nhận vấn đề là phương pháp hữu hiệu để trở nên tự tin hơn.
Tôi cũng có những lúc thấy choáng ngợp bởi môi trường xung quanh, cũng bị những phút nghi ngờ bản thân. Ví dụ khi đến lớp MBA với 90% thành viên là các bạn nam cá tính mạnh, bạn nào cũng thông minh, giỏi giang. Hay những ngày đầu tiên đi làm bên Đức khi tôi không có một người bạn, người thân nào và không nói được một câu tiếng Đức.
Việc đó là bình thường, điều quan trọng là không để bản thân chìm đắm trong tình trạng đó quá lâu. Nên nhớ rằng: "Doubt kills more dreams than failure ever will" - Sự nghi ngờ bản thân giết chết nhiều ước mơ hơn là sự thất bại.
Cô gái từng 10 lần xin học bổng thất bại chia sẻ bí quyết du học Nhờ nỗ lực không ngừng, Đinh Thị Thanh Hoa nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ New Zealand gần 2 tỷ đồng. Đinh Thị Thanh Hoa (SN 1989) sinh ra ở một huyện miền núi tỉnh Ninh Bình. Từ nhỏ, Hoa mơ ước sẽ bước ra thế giới bằng đôi chân của chính mình. Đó cũng là động lực để em...