4 cách làm bánh chưng chiên, bánh tét chiên (rán) ngon giải ngấy sau Tết
Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên sau một vài ngày bánh sẽ bị cứng, làm giảm hương vị ban đầu.
1. Bánh chưng (bánh tét) chiên nước
Nguyên liệu làm Bánh chưng (bánh tét) chiên nước
Bánh chưng hoặc bánh tét 1 cái
Mè rang 20 gr
Nước Lọc 300 ml
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh chưng (bánh tét) chiên nước
1
Cắt bánh chưng
Đối với bánh chưng hình vuông truyền thống, bạn có thể dùng dây lạt gói để cắt bánh thành 8 miếng hoặc dùng dao cắt miếng nhỏ.
2
Chiên bánh
Xếp bánh chưng đã cắt vào chảo, thêm 300ml nước lọc vào và đun sôi trên lửa vừa. Sau đó dằm nhuyễn và dàn bánh đều thành 1 lớp mỏng.
Bạn để khoảng 4 – 5 phút cho bánh vàng đều 1 mặt rồi tiếp tục lật chiên thêm khoảng 3 phút mặt còn lại rồi tắt bếp.
3
Thành phẩm
Lấy bánh đã chiên ra dĩa, cắt và rắc thêm ít mè rang, trình bày theo cách riêng của bạn, ăn kèm nước tương và dưa món.
Bánh chưng, bánh tét chiên nước giòn rụm, thơm thơm ăn rất bắt miệng mà không bị ngán.
2. Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu
Nguyên liệu làm Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu
Bánh chưng hoặc bánh tét 1 cái
Dầu ăn 2 muỗng canh
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bánh chưng (bánh tét) chiên dầu
1
Cắt bánh chưng
Bạn bóc vỏ bánh chưng rồi dùng dao cắt miếng nhỏ vừa ăn.
2
Chiên bánh
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, cho khoảng 2 muỗng canh dầu ăn, tráng đều khắp chảo cho đến khi dầu nóng.
Xếp từng miếng bánh vào và bắt đầu chiên 1 mặt với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút. Khi một mặt của bánh đã vàng giòn, lật bánh để chiên tiếp mặt còn lại thêm 3 – 4 phút.
Khi bánh đã vàng giòn, bạn lấy bánh ra đặt trên giấy thấm dầu để thấm bớt.
3
Thành phẩm
Bánh chưng, bánh tét chiên dầu khi hoàn thành có màu sắc rất bắt mắt và mùi thơm hấp dẫn.
Bạn nên ăn ngay khi còn nóng và ăn kèm với dưa muối hoặc chấm đường nếu thích.
3. Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
Video đang HOT
Nguyên liệu làm Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
Bánh chưng hoặc bánh tét 1 cái
Cà rốt 50 gr (1 củ)
Đậu đủa 30 gr
Bắp mĩ 50 gr (1/2 quả)
Nấm linh chi 20 gr
Chả lụa 50 gr
Lạp xưởng 1 cây
Mè rang 10 gr
Phô mai con bò cười 2 miếng
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua cà rốt tươi ngon
Cà rốt tươi ngon thường có lớp vỏ ngoài màu cam tươi, cuống lá vẫn giữ được độ tươi xanh, không bị héo rũ.Bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải, thuôn dài và không bị lõm.Khi mua cà rốt bạn cũng nên chú ý chọn mua những củ có lõi nhỏ, thân có dính ít bùn đất thì khi nấu sẽ ngọt hơn củ có lõi to.Tránh chọn cà rốt có kích thước quá lớn nhưng khi cầm lên có cảm giác nhẹ tay, hay củ có thân bị héo, mềm hoặc xuất hiện dấu hiệu bị hư.
Cách chọn mua đậu đũa tươi ngon
Bạn nên chọn mua đậu đũa có thân nhỏ và dài vì loại này sau khi chế biến sẽ ngọt và giòn hơn đậu đũa thân mập và ngắn.Đậu đũa ngon sẽ có vỏ màu xanh tươi, thân đậu có độ giòn nhất định, dễ dàng bị bẻ gãy, khi dùng tay ấn vào có cảm giác khá cứng.Bạn nên tránh mua những cọng đậu đũa khi ấn vào có cảm giác mềm, xốp vì đây là đậu già, khi ăn sẽ không có vị ngọt, không ngon.Ngoài ra, bạn cũng không nên mua những cọng đậu đũa có kích thước quá lớn, quá xanh tốt vì loại này có nguy cơ cao là đã bị phun thuốc quá nhiều.
Cách chọn mua bắp Mỹ tươi ngon
Bạn nên chọn mua những trái bắp Mỹ có vỏ ngoài màu xanh, chưa bị khô và râu bắp vẫn còn độ mềm mượt, cuống không bị thâm hoặc héo. Ngoài ra, các lớp vỏ ngoài cần ôm chặt lấy phần thân bắp.Bạn cũng nên chú ý lựa chọn những trái bắp có phần hạt mẩy, đều tăm tắp, bóng loáng và thẳng tắp.Tránh không nên chọn bắp có kích thước quá to mà chỉ nên chọn những trái thon dài vừa phải để đảm bảo độ ngon chuẩn vị cho món ăn.
Cách chọn mua nấm linh chi tươi ngon
Nấm linh chi tươi nên được mua tại các cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hay tại các nông trại trồng nấm chất lượng.Kiểm tra bao bì cần thận, quan sát thấy nấm ráo, không bị chảy nước, thân có màu trắng, không bị dập hay trầy xước.Tránh chọn những tai nấm héo, sờ vào thấy mềm nhũn, thân nấm chuyển sang màu vàng, vì chúng đã được bảo quản khá lâu, không thể mua.
Cách chế biến Bánh chưng chiên (bánh tét) ngũ sắc
1
Sơ chế và chần sơ các loại nấm, rau củ
Cà rốt, đậu đũa bạn rửa sạch rồi cắt hạt lựu. Nấm linh chi bạn bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Bắp bạn tách lấy hạt.
Tiếp đó bạn chần sơ nấm, bắp và rau củ qua nước sôi trong vòng 2 phút rồi vớt ra để ráo.
2
Chuẩn bị lạp xưởng và chả lụa
Lạp xưởng, chả lụa bạn cắt hạt lựu.
3
Cắt và chiên bánh chưng
Bánh chưng bạn lột bỏ vỏ rồi cắt thành nhiều lát mỏng và cho vào chảo cùng 300ml nước lọc, bắc lên bếp mở lửa vừa.
Tiếp đó bạn dùng vá gỗ dằm nhuyễn, chỉnh lửa nhỏ chiên thêm khoảng 4 – 5 phút đến khi cạn nước, mặt bánh vàng giòn, thì lật tiếp tục chiên mặt còn lại thêm 3 phút.
4
Cuộn bánh
Trải giấy nến lên thớt rồi bạn rắc mè rang đều lên mặt, đặt bánh chưng lên phía trên, phết phô mai đều khắp mặt bánh, rải các loại rau củ đã luộc cùng lạp xưởng, chả lụa trên mặt bánh.
Cuộn giấy nến cho bánh tròn lại rồi bạn vuốt nhiều lần cho chặt, đem bánh cắt thành những khoanh tròn vừa ăn.
5
Thành phẩm
Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh chưng chiên ngũ sắc siêu hấp dẫn, cực bắt mắt lại rất thơm ngon.
Từng miếng bánh giòn giòn, kết hợp với các loại rau củ tươi mát, hòa thêm một chút vị béo béo thơm thơm từ phô mai, chấm cùng một ít nước tương, ăn kèm củ kiệu ngâm hứa hẹn sẽ là món không thể bỏ qua trong Tết này đó nha.
4. Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
Nguyên liệu làm Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
Bánh trưng hoặc bánh tét 1 cái
Tôm khô 100 gr
Hành tím băm 1 muỗng cà phê
Tỏi băm 1 muỗng cà phê
Nước cốt me 2 muỗng canh
Tương ớt 3 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng cà phê
Hạt nêm 1 muỗng cà phê
Đường 4 muỗng cà phê
Dầu ăn 3 muỗng cà phê
Cách chọn mua tôm khô chất lượng, an toàn
Bạn nên chọn mua tôm khô có màu men gạch, màu hồng đỏ tự nhiên, thịt săn chắc và không có mùi nồng, tôm cứng, không bị mềm và ẩm ướt.Không nên mua tôm có màu nhạt hoặc đỏ sẫm vì đó không phải là tôm đất hoặc tôm đã bị nhuộm màu, ăn vào rất độc hại cho cơ thể.Để đảm bảo vệ sinh an toàn, bạn cũng có thể tự làm tôm khô tại nhà theo công thức của Điện máy XANH nhé!
Cách chế biến Bánh chưng chiên (bánh tét) sốt chua ngọt
1
Giã và xào tôm khô
Tôm khô bạn rửa sạch và để ráo, khi tôm khô đã ráo bạn tiến hành giã nhuyễn.
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn, đợi dầu nóng bạn cho hành tím băm, tỏi băm vào phi thơm.
Khi hành, tỏi đã thơm, bạn cho tôm khô giã nhuyễn vào xào khoảng 1 phút.
2
Làm sốt chua ngọt
Tiếp đó bạn thêm vào chảo tôm khô 1 muỗng cà phê ớt băm, 4 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh nước cốt me, 3 muỗng canh tương ớt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước mắm.
Bạn chỉnh lửa nhỏ đảo đều cho sốt hơi sệt lại thì nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
3
Cắt và chiên bánh chưng
Bạn bóc vỏ bánh chưng rồi dùng dao cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn, tráng đều khắp chảo cho đến khi dầu nóng.
Xếp từng miếng bánh vào và bắt đầu chiên 1 mặt với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút.
Khi một mặt của bánh đã vàng giòn, lật bánh để chiên tiếp mặt còn lại thêm 3 – 4 phút. Khi bánh đã vàng giòn, bạn lấy bánh ra đặt trên giấy thấm dầu để thấm bớt.
4
Hoàn thành
Bạn xếp bánh trưng đã chiên ra dĩa, quết đều 1 lớp sốt chua ngọt lên mặt bánh là có thể thưởng thức được rồi!
5
Thành phẩm
Bánh chưng chiên sốt chua ngọt rất bắt mắt và hương thơm lôi cuốn.
Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được bánh chưng giòn thơm hòa cùng vị sốt chua ngọt rất vừa miệng, ăn hoài không ngán.
Cách cắt bánh chưng vuông đẹp
Bóc lớp trên của vỏ bánh chưng, rồi xếp 4 chiếc dây lạt lên mặt bánh, 2 chiếc bắt chéo bánh, 2 chiếc vuông góc trên bề mặt.Tiếp đó, bạn úp một chiếc đĩa lên mặt bánh vừa xếp dây lạt, úp ngược lại. Sau đó, bóc nốt lớp vỏ bánh ở mặt còn lại và cầm 2 đầu của dây lạt kéo giao nhau.Các món ăn kèm ngon với bánh chưng, bánh tét chiên
Dưa món, dưa kiệu
Ăn kèm với dưa món, dưa kiệu sẽ bổ sung thêm chất xơ, tạo nên sự cân bằng giữa các dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, vị chua chua, cay cay, giòn ngọt của dưa không chỉ giúp bạn ăn ngon hơn mà còn hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Thịt kho tàu
Tết miền Nam ngoài bánh tét còn có thịt kho là món không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống. Mặc dù bánh tét và thịt kho là hai món khá dễ ngán, tuy nhiên nếu kết hợp với nhau thì mang lại hương vị lạ, ngon miệng.
Chà bông
Nghe có vẻ lạ nhưng chà bông ăn kèm với bánh chưng bánh tét chiên sẽ mang lại một hương vị đậm đà, lạ miệng.
Cách làm món bánh cuốn Tây Sơn dân dã, đặc trưng của vùng đất Bình Định
Bánh cuốn Tây Sơn là một món ăn dân dã vô cùng hấp dẫn. Cùng mình tìm hiểu cách làm món bánh cuốn này nhé!
Món bánh cuốn Tây Sơn không chỉ ngon mà nó còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Còn chần chờ gì nữa mà bạn không nấu món ăn này cho gia đình của mình. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách làm món bánh cuốn Tây Sơn dân dã, đặc trưng của vùng đất Bình Định nhé!
1Nguyên liệu làm bánh cuốn Tây Sơn
300gr thịt ba chỉ
200gr chả ram
150gr chả lụa
150gr nem nướng
100gr đậu hũ trắng
100gr giá đỗ5 quả trứng gà
50gr đậu phộng
200 gr bánh tráng gạo hoặc bánh tráng mè
Tỏi,ớt, chanh, dưa leo
Rau sống ăn kèm ( Tùy ý như xà lách)
Nguyên liệu để làm món bánh cuốn Tây Sơn
Mẹo hay để chọn thịt heo:
- Khi chọn thịt ba rọi, bạn nên nhấn ngón tay vào miếng thịt để xem nó có đàn hồi trở lại ngay không, không chảy nước và không nhớt thì miếng thịt này tươi và ngon. Để món nướng ngon hơn, bạn nên chọn thịt ba chỉ hoặc thịt vai.
- Khi đi mua thịt, bạn nên chọn miếng thịt có màu hồng tươi, màu không quá nhạt vì thịt heo để lâu sẽ có màu nhạt, có mùi hôi và ngả xanh.
- Bạn nên chọn thịt có tỉ lệ mỡ khoảng 20- 30% vì thịt nhiều mỡ quá sẽ rất khó ăn và thịt nạc quá khi nướng sẽ bị khô.
2 Cách chế biến món bánh cuốn Tây Sơn
Bước 1 Ướp và nướng thịt
Đầu tiên, bạn cần rửa thịt ba chỉ với nước muối loãng cho sạch và rửa lại bằng nước sạch rồi để cho ráo nước.
Sau đó, bạn cần thái thịt ba rọi thành những miếng nhỏ, vừa ăn và ướp với các gia vị như sau: 1 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê nước tương, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường. Bạn sẽ ướp thịt trong 30 phút để thịt ngấm đều gia vị.
Sau khi ướp thịt xong, bạn có thể đem đi nướng ở bếp than hoặc bếp điện đều được. Nhớ lật liên tục để thịt không bị cháy và đợi đến khi thịt có màu nâu đỏ đều hai bên là thịt đã chín.
Nướng thịt ba rọi cắt nhỏ trên vỉ
Mẹo hay:
- Thịt ba rọi chần sơ với nước sôi có pha một ít rượu trắng. Thịt ba rọi chần sơ với gừng hoặc hành tím đập dập.
- Khi nướng thịt bằng bếp than thì phải đợi than hồng mới cho thịt lên nướng vì khói than không tốt cho sức khỏe. Khi nướng thịt bằng vỉ nướng, bạn nên quét một ít dầu ăn để thịt không bị dính vào vỉ nướng
Bước 2 Luộc trứng
Đem 5 trái trứng đi luộc và khi trứng chín thì bạn nên ngâm vào nước lạnh để bóc vỏ trứng dễ dàng hơn.
Sau khi bóc vỏ, bạn nên cắt trứng làm 2 phần bằng nhau.
Cắt trứng làm 2 phần bằng nhau
Bước 3 Chiên đậu hũ trắng
Đầu tiên, bạn hãy cắt đậu hũ thành những miếng nhỏ, vừa ăn rồi đem đi chiên, cho đến khi đậu vàng đều là được. Bạn có thể thay thế đậu hũ này bằng đậu hũ ky.
Mẹo hay để chiên đậu hũ:
- Bạn nên chiên đậu hũ với số lượng vừa phải vì nếu chiên nhiều đậu hũ sẽ dính vào nhau, rất khó để lật lại, làm đậu hũ bị nát và không được giòn.
- Đợi dầu vừa sôi thì bạn thả đậu hũ vào nhé vì đậu hũ sẽ bị dính chảo nếu dầu chưa sôi.
- Bạn nên tắt bếp, nghiêng dầu ăn về một bên và đợi chảo nguội nếu đậu hũ bị dính chảo vì cách này giúp đậu hũ tự bong ra.
Bước 4 Rửa các loại rau sống
Đem tất cả các loại rau sống như xà lách, rau thơm, giá đỗ và dưa leo đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng rồi để cho ráo nước.
Sau đó, cắt dưa leo thành những miếng dài hoặc lát mỏng để cuốn dễ dàng hơn.
Bước 5 Làm nước chấm
Đầu tiên, bạn cần rang đậu phộng cho chín vàng và mang đậu phộng đi xay cho nhuyễn.
Nước chấm cho món bánh cuốn Tây Sơn
Sau đó, pha nước chấm theo công thức sau: 1.5 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường, tỏi ớt băm. Cuối cùng, bạn cho đậu phộng đã xay vào nước chấm và đảo đều là xong.
Bước 6 Cuốn bánh
Bạn xoa một ít nước vào bánh tráng để bánh tráng mềm hơn. Sau đó, bạn sẽ đặt bánh tráng lên thớt hoặc mẹt rồi tiến hành cho các nguyên liệu đã chuẩn bị gồm: Thịt nướng, trứng luộc, dưa leo, chả ram, chả lụa, giá đỗ, đậu hũ chiên ( hoặc đậu hũ ky đều được) rồi cuộn tròn chúng lại cho thật chặt nhé!
3 Thành phẩm
Món bánh cuốn Tây Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa các nguyên liệu cùng với nước chấm đậu phộng thơm béo. Bạn có thể cảm nhận hương vị thơm lừng của thịt nướng, mùi thơm từ các loại rau sống, vị dẻo từ bánh tráng,...Đây là một hương vị đặc trưng cho vùng đất Bình Định mà bạn không thể bỏ qua.
Món bánh cuốn Tây Sơn thơm ngon
Trên là chi tiết cách làm món bánh cuốn Tây Sơn mà Bách Hóa XANH đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này bổ ích với bạn. Chúc bạn một ngày mới tốt lành!
Cách làm chả lụa kho nước mắm đơn giản, thơm ngon, cực hao cơm Chả lụa kho nước mắm thơm ngon lại cực kỳ dễ làm, cho bữa ăn gia đình thêm phong phú và hấp dẫn. Hãy cùng vào bếp và chế biến ngay món kho ngon này cho gia đình mình nhé! Nguyên liệu làm Chả lụa kho nước mắm Chả lụa 300 g Tỏi 1 củ (2 - 3 tép) Ớt 1 quả Hành...