4 bí quyết cho thí sinh thi đại học
Tự học trước khi thi Sau nhiều năm học tập, HS cần có thời gian tự học để củng cố, nắm vững kiến thức, biến những điều đã học ở trường thành tri thức của mình. Luyện thi cấp tốc tại các lò luyện có thể tiếp cận nhiều thông tin nhưng dễ bị thụ động theo giáo án của giáo viên, bị tác động bởi trong môi trường ồn ào, xa lạ và sẽ mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi tới giờ học, rồi nghe những điều đã biết…
Tự học trước khi thi sẽ giúp bạn tập trung tâm trí, thời gian để ôn bài, bổ sung lỗ hổng kiến thức, phát hiện tìm tòi nhiều điều hay, tìm ra phương pháp làm bài khoa học. Tự học giúp bạn ghi nhớ kiến thức từng bài, từng phần một cách dứt điểm, lâu bền, sâu sắc và logic, giúp thí sinh đi thi làm bài chính xác, ngắn gọn, sáng tạo, đạt điểm cao.
Để có hiệu quả, học sinh cần có thái độ tự học nghiêm túc, có kỷ luật, nỗ lực hoàn thành mọi bài học theo kế hoạch đặt ra, luôn cầu thị, không tự bằng lòng với kiến thức đã có; biết sắp xếp thời gian hợp lý cho từng ngày, từng môn học; mỗi ngày nên học cả 3 môn thi và dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí phù hợp. Đừng lãng phí thời gian tán gẫu và những lo lắng không cần thiết.
Tự học phải toàn diện, không coi nhẹ bỏ qua nội dung nào, biết đầu tư thích đáng cho vấn đề trọng tâm; tổ chức hợp lý các hành động tự học, phối hợp các phương pháp tự học, đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi buổi học để nhận thức được vấn đề mới tiếp thu, vấn đề rộng hơn, sâu hơn.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Chủ động, tự tin và nghiêm túc khi dự thi
Video đang HOT
HS phải chủ động vào vốn kiến thức, không học tủ, học lệch, không làm “phao” để quay cóp, không trông chờ, ỷ lại vào người khác và càng không nên “ném tiền qua cửa sổ” lo lót chạy chọt để rồi “tiền mất tật mang”.
Để tạo thế chủ động, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, thí sinh cần tập trung ôn luyện cho thật tốt; không hoang mang, lo ngại khi gặp thông tin mới lạ, không để tâm vào những đánh giá thiếu cơ sở của người khác về mình, càng không nên tin vào những lời đồn đại, bói toán. Không quá coi trọng đến việc phải thi và phải đỗ ngay vào ĐH, CĐ vì trên thực tế có rất nhiều con đường tiến thân và cũng có rất nhiều cơ hội để học lên cao.
Chuẩn bị chu đáo, an toàn trước khi đi thi
Thí sinh nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện cần thiết trước khi đi thi. Ngoài những giấy tờ, đồ dùng thiết yếu như: CMND, giấy báo thi, bút, thước, máy tính… thí sinh nhớ mang theo màn chống muỗi, đồng hồ báo thức và thuốc bổ để giữ sức khoẻ. Thí sinh ở xa đi thi bằng xe ca, tàu hoả cần chú ý cất giấy tờ và tiền cẩn thận để không bị mất cắp lúc đông người hoặc khi ngủ quên.
Nên thăm dò trước địa điểm thi để bố trí phương tiện, thời gian đi thi cho hợp lý; chủ động gặp thanh niên tình nguyện có mặt ở nhiều địa điểm công cộng để được hướng dẫn tìm nơi trọ, nơi ăn uống, sinh hoạt an toàn phù hợp; tìm trọ trong KTX hoặc trọ gần nơi thi, không nên trọ nơi quá đông người để không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, tâm lý.
Trong thời gian đi thi, thí sinh cần ăn đủ chất, không nên ăn uống ở các hàng quán tạm bợ ven đường vì những nơi này thường tranh thủ bán hàng trong vài ngày thi nên giá đắt và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cần có phương pháp làm bài nhanh, chính xác và khoa học
Để bài thi hoàn thành kịp thời, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề bài, thí sinh cần tư duy làm bài nhanh, đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng bài thi, thí sinh cần đọc kỹ đề thi, suy xét từng câu, từng ý và dành thời gian làm đề cương với đầy đủ các ý, các bước ra nháp trước khi làm bài.
Bài thi cần trình bày logic, rõ ràng, sạch sẽ, chi tiết nhưng ngắn gọn để được điểm cao; chú ý làm bài đầy đủ nhưng có sự sáng tạo, độc đáo để được cộng điểm. Làm bài thi lần lượt từ dễ đến khó; Nếu thấy người khác viết được nhiều hơn chớ có sốt ruột làm vội, làm ẩu; vì kết quả cao hay không là ở sự chính xác, đầy đủ, rõ ràng, sáng tạo chứ không phải viết nhiều.
Sau khi làm bài xong, thí sinh nên bình tĩnh xem xét lại toàn bộ bài của mình. Sau khi thi xong môn nào, thí sinh hãy tạm lãng quên để tập trung vào môn thi sau.
Theo kênh 14
Nhiều thí sinh vẫn ghi sai trong hồ sơ ĐKDT
Thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn cách khai hồ sơ ĐKDT tránh nhầm lẫn mục 2 và mục 3.
Tại nhiều điểm thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ của Hà Nội sáng nay đã khá đông thí sinh đến nộp so với tuần trước. Theo nhiều cán bộ thu nhận hồ sơ thì lượng hồ sơ năm nay giảm hẳn, trung bình mỗi thí sinh chỉ nộp 1-2 bộ hồ sơ.
Theo cán bộ tên Ngọc, là người thu nhận hồ sơ Phòng giáo dục quận Ba Đình: "Bắt đầu từ tuần này mới đông thí sinh đến nộp hồ sơ, hầu hết các em chỉ nộp 1 - 2 bộ hồ sơ, chỉ có vài thí sinh nộp 3 bộ hồ sơ".
Cũng theo người cán bộ thu nhận hồ sơ này, nguyên nhân khiến các thí sinh nộp ít hồ sơ là do thí sinh và phụ huynh đã thay đổi về nhận thức việc chọn trường, chọn ngành phù hợp với năng lực của thí sinh. Bên cạnh đó, có thể quy định phí dự thi nộp cùng với phí đăng ký dự thi góp phần làm giảm hồ sơ".
Về việc sai sót trong khai hồ sơ ĐKDT, nhiều cán bộ thu nhận hồ sơ trên địa bàn Hà Nội cho biết: "Mặc dù đã hướng dẫn cách khai hồ sơ cho các em rất cụ thể nhưng nhiều thí sinh vẫn nhầm lẫn cách ghi mục 2 và mục 3 giống nhau, thậm chí còn nhầm tưởng mục 2 ghi nguyện vọng 1, mục 3 ghi nguyện vọng 2".
Để tránh nhầm lẫn việc ghi sai trong hồ sơ ĐKDT, thí sinh lưu ý: Tại mục 2 của phiếu ĐKDT, tất cả thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) đăng ký vào học tại các trường có tổ chức thi tuyển sinh đều phải ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường mà thí sinh sẽ dự thi và có NV1 vào học.
Riêng thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học phải khai hồ sơ như sau: Mục 2, chỉ ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà thí sinh dự thi (không ghi mã ngành). Mục 3: Ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH, trường cao đẳng thuộc các đại học mà thí sinh có nguyện vọng học (NV1).
Chỉ còn 3 ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ, Bộ GD-ĐT quy định khi hết thời hạn nộp hồ sơ theo hệ thống của Sở GD-ĐT, thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp cho các trường theo đúng thời hạn quy định từ ngày 11/4 đến hết ngày 17/4/2010.
Bộ cũng yêu cầu các Sở GD- ĐT, các trường ĐH, CĐ tuyệt đối không được thay đổi thời hạn, không được kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.
Tư vấn tuyển sinh Đại học 2010: Làm thế nào để lựa chọn ngành học phù hợp? Mùa tuyển sinh Đại học đang đến gần, nhiều bạn học sinh đang rất băn khoăn, trăn trở để chọn lựa ngành học. Việc xác định đúng một chuyên ngành học phù hợp để quyết tâm theo đuổi sẽ giúp các bạn đặt nền móng vững chắc cho những thành công nghề nghiệp trong tương lai. Các bạn có thể tham khảo những...