4 bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh và cách giữ an toàn cho ‘cô bé’
Sau khi sinh nở, việc vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ, đúng cách rất quan trọng để phòng tránh các bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh.
Bởi lẽ, cơ quan sinh dục đang bị tổn thương trong quá trình sinh nở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Các bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh
1. Viêm âm đạo
Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh. Viêm âm đạo nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Âm đạo của sản phụ sau sinh có nhiều thay đổi, đặc biệt là với những sản phụ sinh thường.
Ngoài ra, việc tầng sinh môn bị rạch trong quá trình sinh cũng khiến cho môi trường âm đạo thay đổi và dễ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm hơn nếu không giữ gìn cẩn thận.
Sau khi sinh nở, việc vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ, đúng cách rất quan trọng. Ảnh minh họa
Do vùng kín lúc này còn tiết sản dịch, dịch âm đạo ra nhiều, còn sưng, đau nên những triệu chứng sẽ có phần khó chịu hơn, nghiêm trọng hơn. Bạn sẽ luôn có cảm giác ngứa ngáy, rát ở âm đạo. Kèm theo đó, có thể thấy đau do âm đạo vẫn còn sưng nề, bầm tím sau sinh. Dịch âm đạo ra nhiều, cùng với sản dịch, âm đạo luôn có cảm giác dính ướt, khó chịu, có mùi hôi.
2. Nhiễm trùng tử cung
Nguyên nhân chủ yếu là do sót rau, thời gian sinh nở kéo dài, sinh mổ, băng huyết hoặc dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng tốt. Các triệu chứng thường gặp là ăn uống kém, mất ngủ, sốt cao, đau bụng dưới, đau vùng chậu, ra khí hư nhiều có khi lẫn máu, mùi hôi khó chịu… Nhịp tim nhanh. Tử cung sưng to, mềm và đau.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến viêm nhiễm lan rộng, gây khó khăn cho việc mang thai sau này. Nguy hiểm hơn là gây sảy thai, sinh non ở những lần mang thai tiếp theo, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
3. Viêm vòi trứng và ống dẫn trứng
Viêm vòi trứng là biến chứng nguy hiểm của bệnh phụ khoa sau sinh.Viêm vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị các loại vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn, ký sinh trùng… tấn công vào gây ra tình trạng viêm nhiễm. Phần lớn viêm nhiễm ở vòi trứng thường do tình trạng nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan đến vòi trứng.
Khi vòi trứng bị viêm, môi trường âm đạo mất cân bằng và làm ảnh hưởng tới chất lượng của trứng và tinh trùng, quá trình thụ thai ở nữ giới gặp khó khăn.
Video đang HOT
Những tổn thương và viêm nhiễm ở âm đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển mạnh. Từ đó lây lan sang buồng trứng, gây viêm buồng trứng, tắc vòi trứng. Các triệu chứng thường gặp là viêm phần phụ, đau tức bụng dưới, đau bụng kinh, khí hư ra nhiều, mệt mỏi, đau khi giao hợp…
4. Sa tử cung
Khi mang thai, tử cung của mẹ sẽ tăng dần kích thước để có đủ không gian cho thai nhi. Sau sinh, tử cung sẽ co lại nhưng không thể về lại kích thước ban đầu. Trong khi đó, hai bên đầu trên của cổ tử cung sẽ có một dây chằng. Nếu dây chằng bị lỏng do một số tác động nào đó sẽ không thể nâng được cơ hậu môn và làm cho cổ tử cung bị sa xuống.
Sa tử cung có nhiều mức độ. Nếu bệnh nhẹ thì tử cung vẫn nằm trong ống âm đạo. Nếu bệnh nặng, toàn bộ tử cung bị tụt xuống ngoài âm đạo. Khi đó tử cung dễ bị viêm nhiễm, thậm chí phải cắt bỏ vì không có khả năng tự co lên. Khi bị sa tử cung bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại, táo bón kéo dài, cam giác nặng, tức vùng xương chậu…
Cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho sản phụ sau sinh
Bình thường, trong vòng 3 tuần sau khi sinh, tử cung phải thải ra ngoài các chất hỗn hợp qua đường âm đạo, bề mặt bị thương tổn của âm đạo, cổ tử cung, bộ phận sinh dục ngoài và bên trong tử cung còn chưa khỏi hẳn, phần xung quanh bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn thường có cặn huyết, chỉ cần sản phụ không chú ý đến vệ sinh một chút là sẽ dẫn đến nhiễm trùng, viêm bộ phận sinh dục.
Vì thế việc vệ sinh vùng kín cho các mẹ bỉm sữa rất quan trọng, bạn cần thực hiện:
Nên dùng băng vệ sinh dành cho sản phụ, không chờ băng vệ sinh thấm thật đầy mới thay, mỗi ngày nên thay rửa từ 3 – 4 lần, để vi khuẩn không có thời gian tích tụ lại.Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch dung dịch vệ sinh phụ nữ. Khi rửa cần chú ý tránh để nước rửa chui vào trong âm đạo.Không nên thụt rửa âm đạo sau sinh vì khi đó âm đạo đang bị tổn thương. Chú ý nên vệ sinh từ trước ra sau, rửa bộ phận sinh dục ngoài trước, rồi mới rửa đến lỗ hậu môn,Sau mỗi lần đại tiểu tiện cũng nên rửa sạch sẽ.Nếu tầng sinh môn có vết khâu, thì ngoài việc rửa vệ sinh vài lần mỗi ngày, cần lưu ý theo dõi và làm vệ sinh vết khâu.Khi nằm, nên nằm nghiêng về phía không có vết thương, để vết thương không bị ngấm dịch âm đạo, tránh làm nhiễm trùng vết thương.Sau sinh con phải dùng quần lót cotton, thoáng, rộng rãi.
6 cách giúp phụ nữ sau sinh mổ phục hồi nhanh
Để có thể phục hồi nhanh hơn, phụ nữ sau sinh mổ nên nghỉ ngơi và tránh các hoạt động thể chất nặng.
6 cách dưới đây giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể của phụ nữ sau sinh mổ.
Có nhiều người nghĩ rằng sinh con bằng phương pháp sinh mổ nhẹ nhàng và dễ dàng hơn nhưng nếu thực sự đã từng sinh mổ thì biết điều này cực kỳ không chính xác. Việc không sinh em bé ra ngoài qua đường sinh mà phải phẫu thuật mở thành bụng, sau đó khâu lại là một vấn đề lớn.
Sinh mổ nói chung có nhiều biến chứng hơn, đau đớn hơn, thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn và phải đi tiểu qua ống thông nhiều hơn trong 24 giờ đầu là những khó khăn đối với sản phụ sinh mổ.
1. Sản phụ sau sinh mổ cần nghỉ ngơi nhiều để hồi phục sức khỏe nhanh
Sản phụ sau sinh mổ nên nghỉ ngơi, cố gắng ngủ bất cứ khi nào bé ngủ.
Mổ lấy thai là một cuộc phẫu thuật lớn, giống như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, cơ thể cần thời gian để hồi phục sau đó. Sau sinh mổ, hầu hết sản phụ phải ở lại bệnh viện khoảng 4 -5 ngày. Nếu có biến chứng, sản phụ sẽ phải ở lại bệnh viện lâu hơn. Cơ thể sau sinh mổ ít nhất cần từ 6 đến 8 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Hãy cố gắng ngủ bất cứ khi nào bé ngủ. Hãy nhờ người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc trẻ và làm việc nhà để có thể nằm nghỉ khi có thể. Ngay cả một vài phút nghỉ ngơi trong ngày cũng hữu ích.
2. Hãy nâng niu cơ thể
Phụ nữ sau sinh mổ cần cẩn thận hơn trong việc đi lại trong khi hồi phục. Hãy làm theo những lời khuyên sau:
Tránh đi lên xuống cầu thang nhiều nhất có thể. Nên để thức ăn và đồ dùng để thay tã ở gần để không phải thức dậy quá thường xuyên.Đừng nhấc bất cứ vật gì nặng hơn em bé. Nhờ sự giúp đỡ từ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình.Bất cứ khi nào phải hắt hơi hoặc ho, hãy ôm bụng để bảo vệ vết mổ.
Có thể mất từ 6 - 8 tuần để trở lại thói quen bình thường. Hãy hỏi bác sĩ về thời điểm tập thể dục và quay lại làm việc trở lại.
Ngoài ra, khoảng thời gian trở lại hoạt động tình dục sau khi sinh mổ sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người. Một số phụ nữ tiếp tục "chuyện ấy" trong vòng 4 tuần nhưng đa số phụ nữ cần ít nhất 6 tuần để quan hệ tình dục sau khi hồi phục hoàn toàn. Tốt nhất, nên đi khám để an toàn cho việc quan hệ tình dục.
Tránh tập thể dục nặng nhưng hãy đi bộ nhẹ nhàng thường xuyên nhất có thể. Việc vận động sẽ giúp cơ thể mau lành và ngăn ngừa dính ruột, táo bón, đông máu.
3. Giảm đau
Hãy hỏi bác sĩ những loại thuốc giảm đau bạn có thể dùng, đặc biệt nếu đang cho con bú mẹ. Tùy thuộc vào mức độ khó chịu của sản phụ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau hoặc khuyên dùng thuốc không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol).
Ngoài thuốc giảm đau, sản phụ có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm để giảm bớt sự khó chịu ở vết mổ.
4. Giữ nước và ăn uống tốt
Sau sinh mổ, mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bé và cả mẹ khỏe mạnh hơn.
Dinh dưỡng tốt trong những tháng sau khi sinh cũng quan trọng như khi đang mang thai. Nếu đang cho con bú thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Vì vây, mẹ ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bé và cả mẹ khỏe mạnh hơn.
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rằng ăn trái cây, rau quả khi cho con bú sẽ mang lại hương vị trong sữa mẹ, giúp bé thích thú và khi chúng lớn lên cũng thích những thực phẩm này. Mẹ chú ý uống nhiều nước để tăng nguồn sữa và tránh táo bón.
5. Theo dõi những thay đổi sau sinh
Cơ thể sẽ tiếp tục trải qua những thay đổi về thể chất ngay cả sau khi em bé được sinh ra. Những thay đổi người mẹ có thể gặp phải bao gồm:
Đau sau khi mang thai, một loại chuột rút xảy ra khi tử cung dần trở lại kích thước trước khi mang thai.Căng hoặc sưng tấy vú.Tiết âm đạo (sản dịch).Khô âm đạo.Rụng tóc.Thay đổi da, hoặc có mụn trứng cá.Đổ mồ hôi đêm.Đau đầu.
Hầu hết các vấn đề thường tự hết dần theo thời gian nhưng có một vài trường hợp kéo dài hoặc khó chịu trong thời gian sau sinh 6 - 8 tuần, có thể thử những cách sau:
Sử dụng chất bôi trơn hoặc kem âm đạo làm từ estrogen để điều trị khô âm đạo.Tập các bài tập cho trực tràng hoặc da.Bổ sung các thực phẩm, các vitamin khoáng chất ngừa rụng tóc.Nên mặc đồ ngủ nhẹ, thoáng mát để tránh đổ mồ hôi ban đêm.Chỉ nên dùng thuốc giảm đau không kê đơn để trị đau đầu.
Nếu bị căng sữa, hãy làm các hướng dẫn sau:
Chườm ấm hoặc tắm nước ấm.Dùng một miếng gạc lạnh hoặc một túi nước đá.Cho con bú đúng giờ, bú đủ và vắt hết sau khi con bú để tránh căng tức ngực và sưng tấy vú. Massage ngực nhẹ nhàng khi cho con bú.
6. Đi khám hậu sản có cần thiết không?
Sau sinh mổ khoảng 6 tuần, nên đi khám để đảm bảo cơ thể người mẹ phục hồi tốt.
Sản phụ sau khi sinh con khoảng 6 tuần nên đi khám sức khỏe để đảm bảo cơ thể người mẹ phục hồi tốt. Đi kiểm tra sau sinh, ngay cả khi sản phụ cảm thấy sức khỏe tốt, đây là một phần quan trọng trong chăm sóc thai kỳ tổng thể.
Chăm sóc sau sinh rất quan trọng vì các bà mẹ mới có nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng và đôi khi đe dọa đến tính mạng trong những ngày sau khi sinh.
Mẹ có thể sẽ cảm thấy hơi đau ở vết mổ, bị chảy máu hoặc tiết dịch trong tối đa 6 tuần sau khi sinh mổ. Đó là điều bình thường, tuy nhiên, các triệu chứng sau đây cần phải đến gặp bác sĩ vì chúng có thể báo hiệu nhiễm trùng:
Đỏ, sưng hoặc mủ chảy ra từ vết mổ.Đau nhiều quanh vết mổ.Sốt trên 38C.Dịch tiết có mùi hôi từ âm đạo.Chảy máu âm đạo nặng.Đỏ hoặc sưng ở chân.Khó thở, đau ngực.
Khúc mắc chuyện... 'yêu' sau sinh mổ Chuyện vợ chồng "gần gũi"trở lại sau sinh mổ đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo trong giao tiếp và chú ý đến nhu cầu của cơ thể. Nên đợi sáu tuần sau khi sinh trước khi tiếp tục "yêu" theo cách thông thường. (Ảnh: ITN) Bên cạnh niềm vui chào đón em bé mới ra đời, quá trình hồi phục sau sinh...