4 bệnh hô hấp ở trẻ thường gặp vào mùa lạnh và cách phòng ngừa
Thời tiết giao mùa, không khí lạnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ?
Các bệnh hô hấp có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên tần suất xuất hiện nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa và mùa đông. Chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần trang bị những kiến thức chăm sóc trẻ khoa học, tuân thủ điều trị để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các bệnh lý hô hấp, trong đó chủ yếu là viêm phổi. Trung bình mỗi trẻ sẽ mắc các bệnh lý hô hấp từ 4 – 6 lần/năm.
Dưới đây là một số bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ trong mùa đông
Bệnh cúm do virus gây ra nên vào mùa lạnh trẻ em rất dễ mắc. Khi mắc cúm trẻ thường sốt từ 5 – 7 ngày, đau cơ, mệt mỏi, ho và sổ mũi. Cúm có thể nguy hiểm, thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Để phòng và giảm nguy cơ mắc cúm thì cần cho trẻ tiêm phòng vaccine cúm. Trẻ có thể được tiêm vaccine phòng cúm từ 6 tháng tuổi. Vaccine cúm cần phải được tiêm hàng năm, bởi vì các chủng virus được sử dụng trong vaccine cúm có thể thay đổi cho phù hợp theo mùa. Vaccine cúm cần ít nhất 2 tuần để có hiệu lực kể từ lúc tiêm.
Hiện chưa có thuốc để điều trị khỏi bệnh cúm hoàn toàn. Nên khi mắc cúm trẻ cũng nên nghỉ ngơi hợp lý và uống đủ nước để giúp cơ thể mau hồi phục hơn.
Viêm đường hô hấp là bệnh dễ gặp ở trẻ nhất là khi thời tiết lạnh. Ảnh minh hoạ.
Hen phế quản chính là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em, vào mùa lạnh rất dễ mắc và khiến trẻ tái phát căn bệnh này. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ công bố có hơn 6,2 triệu (khoảng 8%) trẻ em ở Mỹ bị hen phế quản. Thống kê cho thấy tại Hà Nội có 8,1% trẻ em nội thành và 6,7% trẻ em ngoại thành mắc bệnh hen phế quản. Tại TP. HCM con số này còn cao hơn rất nhiều, cụ thể có đến 29,1% trẻ dưới 18 tuổi bị hen phế quản.
Bệnh nhân sẽ bị ho, thở khò khè, nặng ngực, khó thở, mà thường gọi là lên cơn hen. Các yếu tố kích thích khiến trẻ có thể bị lên cơn hen là: Nhiễm trùng đường hô hấp, thay đổi thời tiết, gắng sức, xúc cảm mạnh, chất có mùi nồng, khói bụi (hàng đầu là khói thuốc lá), thú có lông (chó, mèo), mạt bụi nhà, nấm mốc, thức ăn…
Tuy hen là một bệnh không thể trị dứt được, nhưng có thể kiểm soát tốt. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn, trẻ có thể sinh hoạt – học tập – vui chơi, phát triển bình thường cả về thể chất lẫn tinh thần.
Để phòng ngừa hen cần tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen như: Không để vật nuôi chó, mèo… trong nhà, diệt gián, loại trừ mạt bụi nhà; Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ; Không để những chất nặng mùi trong nhà; Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi, côn trùng; Tránh nhang khói; Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không trải thảm; Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn màn bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng; Tránh cho trẻ chơi thú nhồi bông.
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ, bất kể lứa tuổi nào và thời tiết nào. đặc biệt là trẻ ở thành thị, cũng như ở các nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỉ lệ bệnh còn cao hơn. Bệnh rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, thời tiết lạnh là một yếu tố nguy cơ khiến bệnh gia tăng. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… rất dễ bị viêm phế quản. Những trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng… cũng dễ mắc và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu chảy.
Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. Influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.
Video đang HOT
Viêm phế quản thường do virus và có thể khởi đầu sau khi mắc cảm lạnh hay cúm. Triệu chứng điển hình của viêm phế quản là ho, có thể kéo dài 3 – 4 tuần.
Ngoài ra, viêm phế quản có thể có các triệu chứng sau: Sổ mũi; Đau ngực; Sốt và run lạnh; Mệt mỏi; Khò khè; Đau họng… Trẻ bị hen phế quản, dị ứng hoặc có tiền sử viêm xoang mãn tính sẽ có nguy cơ cao bị viêm phế quản.
Đôi khi hen phế quản có thể nhầm với viêm phế quản và ngược lại, vì vậy nếu nghi ngờ hãy đến gặp các bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Hen phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em. Ảnh minh hoạ.
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi, bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi thời tiết lạnh, thời tiết chuyển mùa.
Ở trẻ em, viêm phổi có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường thấy ở nhóm trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có đến 15 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong, trong đó nguyên nhân hàng đầu là viêm phổi – 35%, kế đến là tiêu chảy 22%. Ở nước ta, theo Bộ Y Tế, tử vong trẻ em hàng đầu cũng là viêm phổi, chiếm 33% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân.
Triệu chứng của viêm phổi bao gồm:
- Thở nhanh.
- Sốt cao, run lạnh.
- Ho.
- Mệt mỏi.
- Đau ngực, đặc biệt khi hít thở.
Để phòng viêm phổi ở trẻ, cha mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và kéo dài đến ít nhất 24 tháng tuổi.
Khi chăm sóc trẻ cần phải rửa tay thường xuyên bằng nguồn nước sạch và luôn giữ gìn vệ sinh môi trường. Không nên đưa trẻ đến những nơi đông người, không cho trẻ tiếp xúc với người có bệnh lý đường hô hấp để ngăn chặn nguy cơ bị viêm phổi từ người sang người. Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, phòng ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng, kín gió mỗi khi thời tiết trở lạnh.
Nên tiêm phòng vaccine theo đúng lịch, việc này sẽ giúp bảo vệ chống lại một số bệnh hô hấp gây ra do Hib (H. Influenza), phế cầu …
Lời khuyên thầy thuốc
Viêm đường hô hấp là bệnh dễ gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết lạnh. Cha mẹ cần thực hiện tuân thủ các biện pháp đơn giản sau đây sẽ có thể giảm bớt sự lây nhiễm các bệnh hô hấp thông thường. Trong đó cần chú ý che chắn khi ho hay hắt xì với khuỷu tay hoặc khăn giấy. Rửa tay thường xuyên. Bệnh hô hấp thường lây truyền qua nước bọt hay dịch tiết mũi, có thể lây trực tiếp như bắt tay hay gián tiếp qua các bề mặt nhiễm bẩn như mặt bàn, tay nắm cửa hoặc ho ở vùng lân cận.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Khi trẻ mắc bệnh, hãy giữ trẻ ở nhà, không đến lớp cho đến khi bình phục.
Cần tiêm vaccine phòng cúm. Đây là 1 trong những phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh cúm, điều này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ viêm phổi hay nhập viện.
Phòng ngừa và hạn chế đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong mùa hè
Vào mùa hè, với sự thay đổi liên tục của thời tiết tác động lớn đến các bệnh hô hấp mạn tính nói chung trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi COPD.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD thường gây kích ứng đợt cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân nếu không biết cách phòng và điều trị hợp lý. Nguyên nhân là do thời tiết mùa hè, thường chuyển từ nắng nóng sang mưa rào, thay đổi nhiệt độ và độ ẩm là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển,gây kích ứng đường hô hấp.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường ở đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó có khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính. Ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính">Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng thay đổi cấp tính các biểu hiện lâm sàng: khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng và hoặc thay đổi màu sắc của đờm. Những biến đổi này đòi hỏi phải có thay đổi trong điều trị.
Hình minh họa: Phổi bình thường và phổi của bệnh nhân mắc COPD.
Một số triệu chứng hay gặp trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Khó thở tăng: Người bệnh khi vào đợt cấp thường có biểu hiện thở không thoải mái, cảm giác không đủ không khí để thở, cơn khó thở có xu hướng tăng dần, người bệnh cảm thấy khó thở ngay cả khi đang ngủ nghỉ ngơi. Đây cũng là một trong những triệu chứng rất thường gặp trong đợt cấp.
- Khạc đờm số lượng tăng hơn so với bình thường
- Thay đổi màu sắc của đờm: đờm chuyển vàng đục, xanh...
- Các triệu chứng toàn thân khác (sốt, đau ngực, rối loạn ý thức, thở khò khè, thở rít,...)
Nguyên nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Nguyên nhân trực tiếp thường gặp nhất gây đợt cấp là nhiễm khuẩn khí phế quản phổi cấp do virus hoặc vi khuẩn, chiếm khoảng 80% các trường hợp.
Các loại virus thường gặp: Rhinovirus, Influenza, Parainfluenza, Respiratory Syncytial Virus (Virus hợp bào RSV), Human Metapneumomia Virus, Picornaviruses, Coronavirus (Covid 19), Adenovirus,...
Các loại vi khuẩn thường gặp: Haemophilus Influenzae, Moraxella Catarrhalis, Staphylococcus Aureus, Streptococcus Pneumoniae,...
Một số nguyên nhân khác gây nên đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:
Bệnh lý tim mạch: rối loạn nhịp tim, suy tim cấp.Sử dụng oxy quá liềuDùng các thuốc an thần, thuốc chẹn beta giao cảm.Không tuân thủ hoặc sử dụng thuốc không đúng cách để điều trị duy trì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Ô nhiễm không khí (khói thuốc, tiếp xúc khói bụi nghề nghiệp, ozone...).Khoảng 1/3 số trường hợp đợt cấp không rõ căn nguyên.
Các biểu hiện lâm sàng cho thấy bệnh nhân đang gặp đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm: khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng và hoặc thay đổi màu sắc của đờm.
Một số biến chứng nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính :
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh như: suy hô hấp (do tắc đờm, mệt cơ, tràn khí màng phổi, thiếu oxy máu...), suy tim do tăng áp lực động mạch phổi, tắc động mạch phổi,....
Biện pháp phòng ngừa đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong mùa hè
Trong mùa hè, thời tiết xen kẽ nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi liên tục là diều kiện dễ kích hoạt đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó, một số biện pháp làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các đợt cấp có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân.
Một số biện pháp như sau:
- Một là, luôn tuân thủ thuốc điều trị dự phòng theo hướng dẫn của bác sỹ mà bệnh nhân thăm khám, quản lý hàng tháng. Bệnh nhân biết cách phát hiện các triệu chứng của đợt cấp như ho khạc đờm tăng, khó thở tăng, sốt,... dùng thuốc hàng ngày không đỡ. Khi có các triệu chứng trên cần đi khám và điều trị sớm.
- Hai là, không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói thuốc.Hút thuốc làm giảm rất rõ sức đề kháng của niêm mạc đường hô hấp. Khi hút thuốc, các lông chuyển trên bề mặt các tế bào biểu mô phế quản bị giảm hoạt động, làm giảm thải chất nhầy khỏi đường hô hấp. Các tế bào bảo vệ khác như các tế bào bạch cầu, đại thực bào cũng hoạt động không hiệu quả, do vậy dễ xuất hiện nhiễm trùng hô hấp. Hút thuốc thụ động cũng có tác động tương tự. Bệnh nhân phải kiên trì từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào tuyệt đối.
- Ba là, tránh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm phòng đột ngột, sử dụng điều hòa đúng cách, nhiệt độ nên duy trì 27-28 độ.
- Bốn là, tránh luyện tập gắng sức khi trời nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, hoặc môi trường nhiều bụi; khói thuốc và khói bếp, nên ở trong nhà có môi trường ổn định khi đang có đợt cấp của bệnh phổi mạn tính.
- Năm là, có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn rất quan trọng, vì vậy cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối. Thường xuyên vệ sinh răng miệng.
- Sáu là, điều trị triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp như ởrăng, lợi, miệng, tai, mũi, họng nhằm tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm phổi đặc biệt ở người già trên 65 tuổi. Khi số lượng đờm nhiều cần phối hợp với việc vỗ rung và dẫn lưu tư thế hàng ngày giúp bệnh nhân ho khạc đờm tốt, giảm ứ đọng đờm trong đường thở, cải thiện tình trạng viêm niêm mạc đường thở.
- Bảy là, bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tiêm phòng cúm và phế cầu để hạn chế bội nhiễm do các căn nguyên phổ biến này trong đợt cấp. Việc tiêm phòng vaccine có thể làm giảm các đợt cấp nặng và giảm tỷ lệ tử vong. Tiêm phòng vaccine cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm, tiêm phòng vaccine phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và được khuyến cáo ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
Quá tải trẻ bệnh hô hấp, bệnh viện ở TP.HCM kê giường dọc lối đi Trẻ nhập viện điều trị các bệnh liên quan hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang quá tải. Dọc lối đi khoa hô hấp đã được kê thêm giường nhưng vẫn chưa đáp ứng được do lượng bệnh nhi nhập viện ngày càng đông. Dọc lối đi khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) được kê thêm giường...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch

Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?

Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi
Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Hợp cùng dàn mẫu nhí diễn thời trang trên bờ biển Phuket
Thời trang
07:53:51 21/02/2025
David Beckham gây sốt khi xuất hiện bảnh bao bên vợ và các con
Phong cách sao
07:50:12 21/02/2025
Không thời gian - Tập 46: Cuộc gặp gỡ xúc động sau 50 năm xa cách
Phim việt
07:48:18 21/02/2025
Một phụ nữ bị bố của người tình thuê côn đồ tạt axit, đánh gãy chân
Pháp luật
07:12:42 21/02/2025
Lý do phim kinh dị "Rider: Giao hàng cho ma" gây sốt
Phim châu á
07:03:32 21/02/2025
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng - bức tranh thiên nhiên hoang sơ giữa lòng Thái Nguyên
Du lịch
06:48:15 21/02/2025
Tình hình căng thẳng đang xảy ra với Jisoo (BLACKPINK)
Nhạc quốc tế
06:41:21 21/02/2025
Căng thẳng leo thang sau cái chết của Kim Sae Ron: Truyền thông Hàn bóc 1 nhân vật liên tục phát ngôn dối trá
Sao châu á
06:36:33 21/02/2025
Lý do máy bay chiến đấu hạng nhẹ Yak-130M của Nga ngày càng được ưa chuộng
Thế giới
06:29:12 21/02/2025
Món ăn ngon chỉ mất 15 phút hấp nhưng giúp cơ thể loại bỏ nóng trong, dưỡng ẩm da và ngay cả trẻ con cũng thích
Ẩm thực
06:03:15 21/02/2025