4 bệnh có thể xuất hiện dấu hiệu ở răng
Răng là nơi cư trú của khoảng 700 loài vi khuẩn và nấm. Hầu hết chúng là vô hại. Sức khỏe răng miệng xấu có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh.
Răng có thể tiết lộ rất nhiều thông tin về một người, từ chế độ ăn uống đến những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Những căn bệnh sau có thể xuất hiện những triệu chứng trên răng.
Bệnh nướu răng có thể là dấu hiệu của tiểu đường loại 2. ẢNH SHUTTERSTOCK
Tiểu đường loại 2
Khi nha sĩ kiểm tra răng một người, họ có thể phát hiện dấu hiệu của tiểu đường. Nước bọt người bị tiểu đường loại 2 sẽ có nồng độ đường glucose cao. Tình trạng này giúp vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh hơn. Qua thời gian, vi khuẩn sẽ gây sâu răng và hôi miệng, theo Healthline.
Bệnh nướu răng cũng là dấu hiệu của tiểu đường loại 2. Đường huyết cao sẽ làm tổn thương các mạch máu, khiến máu lưu thông đến nướu răng kém hơn. Hệ quả là làm nướu bị suy yếu.
Tiểu đường loại 2 cũng sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến miệng dễ mắc các loại nhiễm trùng như nha chu, theo Viện Hàn lâm nha chu Mỹ.
Nhai nhiều hoặc nghiến răng sẽ gây đau nhức hàm. Ngoài ra, loãng xương cũng có thể gây đau nhức hàm. Loãng xương là bệnh mà mật độ xương thấp khiến xương yếu, dẫn đến dễ nứt gãy, theo Viện Quốc gia về Bệnh viêm khớp, Cơ xương và Da của Mỹ (NIAMS).
Khi hàm giảm mật độ xương do loãng xương, răng sẽ không còn nền vững chắc. Hệ quả có thể khiến răng bị lung lay và rụng.
Video đang HOT
Ung thư
Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư miệng. Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên chuyên san Journal of Periodontology phát hiện những người có bệnh nha chu sẽ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn bình thường.
Những người bị bệnh nướu răng hoặc thường xuyên mắc nha chu, khiến răng bỗng dưng bị lung lay rồi rụng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn người bình thường, theo Harvard Health.
Các nhà khoa học tin rằng thường xuyên bị viêm nhiễm trong miệng sẽ kích hoạt hễ miễn dịch, khiến tế bào B và tế bào T hoạt động nhiều hơn. Tình trạng này diễn ra đến một mức nào đó có thể gây viêm động mạch và các vấn đề về tim mạch.
Khô miệng - dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến một lượng lớn dân số trên toàn thế giới.
Bệnh tiểu đường có thể gây thiếu nước bọt trong miệng, khiến bạn cảm thấy khô và khát. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm cả mắt, dây thần kinh, tim và thận.
Hầu hết mọi người đều nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh, nhưng một số người không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, điều này khiến tình trạng bệnh không bị phát hiện.
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường bao gồm đói quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, khó chịu và mệt mỏi.
Có một triệu chứng phổ biến nữa của bệnh tiểu đường có thể khiến tình trạng bệnh không bị phát hiện. Bạn đã bao giờ thức dậy với tình trạng khô miệng vào buổi sáng chưa? Nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, theo Times of India.
Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng.
Do đó, nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể mắc một số bệnh về răng và các bệnh về nướu.
Dưới đây là một số triệu chứng răng miệng bạn cần chú ý.
1. Khô miệng
Khô miệng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường loại 2, được gọi là chứng khô miệng.
Bệnh tiểu đường có thể gây thiếu nước bọt trong miệng, khiến bạn cảm thấy khô và khát. Nó cũng có thể dẫn đến đau nhức, loét, nhiễm trùng và sâu răng nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát, theo Times of India.
2. Bệnh nướu răng
Răng hoặc nướu của bạn có bị chảy máu khi bạn chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa không? Nó có thể là một dấu hiệu ban đầu của bệnh nướu răng. Bệnh tiểu đường có thể làm cho nướu của bạn chảy máu và sưng lên, được gọi là viêm nướu.
Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn gọi là viêm nha chu, phá hủy các mô mềm và xương nâng đỡ răng của bạn.
3. Sâu răng
Chữa răng. Ảnh SHUTTERTOCK
Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Miệng của bạn có nhiều loại vi khuẩn, khi tương tác với đường và tinh bột sẽ hình thành mảng bám.
A xít trong mảng bám sẽ tấn công men răng của bạn, dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu. Sâu răng nếu không được điều trị có thể gây đau nhức, nhiễm trùng thậm chí là mất răng.
4. Tưa miệng
Tưa miệng hay còn gọi là bệnh nấm candida là một bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra.
Những người bị bệnh tiểu đường thường phải dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng, điều này khiến họ dễ bị nhiễm nấm ở miệng và lưỡi.
Các dấu hiệu phổ biến của tưa miệng bao gồm các mảng trắng và đỏ gây đau đớn trên miệng, lưỡi, lợi, má và vòm miệng của bạn. Những mảng này thậm chí có thể biến thành vết loét hở.
Thực hành vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp bạn tránh bị tưa miệng.
5. Nóng rát miệng và lưỡi
Nóng rát miệng và lưỡi là một tình trạng phức tạp và gây đau đớn.
Cảm giác nóng rát bên trong miệng là do lượng đường trong máu không được kiểm soát, kèm theo đó là tình trạng khô miệng, có vị đắng và cảm giác nóng rát, theo Times of India.
Các triệu chứng có thể tồi tệ hơn trong suốt cả ngày.
Sợ ung thư và cơn đau tim chết người: Tại sao không tập 4 thói quen này? Sau đây là những thói quen để giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, giúp kéo dài tuổi thọ Nên hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. ẢNH: SHUTTERSTOCK Thực sự thì sống thọ là việc trong tầm tay, không quá khó để có thể đạt được, nhưng cần phải nỗ lực hằng ngày...