3G tăng trưởng nóng, nhà mạng lo nhiều hơn vui
3G đã tạo nên một làn sóng mới trên thị trường viễn thông di động Việt Nam, đưa đến cho người dùng sự tiện lợi và những trải nghiệm internet chưa từng có. Tuy nhiên, sự bùng nổ quá nhanh của mạng 3G cũng đẩy các nhà mạng vào tình thế “nhức đầu”.
Quá tải hạ tầng
Báo cáo “Mức độ hài lòng của người dùng 3G tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM” vừa được Nielsen công bố, cho thấy tỷ lệ người dùng 3G trong năm 2012 đã tăng xấp xỉ 5 lần so với năm 2011, đạt 20 triệu thuê bao. Con số này hứa hẹn sẽ tăng trưởng vượt bậc trong thời gian tới. Không chỉ số lượng người dùng 3G tăng lên, nhu cầu trải nghiệm dịch vụ của người dùng cũng đòi hỏi khắt khe và cao hơn.
Nhiều dự báo cho thấy trong thời gian ngắn tới sẽ có không ít sự bắt tay, hợp tác giữa các nhà mạng với các OTT để cùng tận dụng thế mạnh của mỗi bên và cùng chia sẻ lợi nhuận.
Nếu như trước đây họ chỉ cần các trang wap (dạng text) để tiết kiệm băng thông, thì nay yêu cầu phải có một trang web đủ cả ảnh, thậm chí cả video. Không chỉ tăng mạnh về số lượng thuê bao, khối lượng dữ liệu tại Việt Nam trong năm 2012 cũng tăng 5 lần so với năm ngoái.
Nếu năm 2011, người dùng chỉ mới sử dụng khoảng 20-30% công suất các trạm BTS 3G do nhà mạng triển khai, năm 2012 tỷ lệ này đã tăng lên tới 40-50%. Chính tốc độ phát triển quá nhanh này đã khiến các nhà mạng “mừng chưa qua, lo đã tới”.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) Lê Nam Thắng, việc bùng nổ về số lượng người dùng trong khi công suất mạng chưa bắt kịp, đã dẫn tới tình trạng dù nhà mạng cố gắng đầu tư cải tiến chất lượng mạng nhưng người dùng vẫn cảm thấy chưa hài lòng.
Vì thế, theo cảnh báo của một số chuyên gia nước ngoài, nếu các nhà mạng chuẩn bị không tốt và không có các biện pháp phòng trợ, khi công suất khai thác mạng 3G lên đến 70-80%, việc quá tải là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Video đang HOT
Trong khi đó, để thay đổi chiến lược 3G tại Việt Nam đối với các nhà mạng không hề dễ dàng. Bởi lẽ mạng 4G sớm nhất cũng phải sau năm 2015 mới được triển khai, trong khi những giải pháp để tối ưu hóa băng thông vẫn mới chỉ ở giai đoạn bàn tính.
Đối phó với OTT
Sự bùng nổ của người dùng 3G ngoài việc khiến các nhà mạng “mướt mồ hôi” chạy theo, còn khiến nhiều ông lớn viễn thông điêu đứng vì dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí. Những ứng dụng từ giải pháp OTT (giải pháp cung cấp nội dung cho người dùng dựa trên nền tảng internet) như Line, Zalo, Viber, KaKao Talk… đang được người tiêu dùng hồ hởi đón nhận, đã khiến các mạng viễn thông thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng.
Thậm chí, đã có thời điểm doanh thu của các nhà mạng lớn như MobiFone, VinaPhone và Viettel sụt giảm 30-40% do các dịch vụ OTT. Thống kê của MobiFone cho thấy trung bình mỗi ngày có tới 280.000 cuộc gọi, 8,7 triệu tin nhắn qua Viber, chưa kể các dịch vụ khác.
Trong 5 năm tới, dịch vụ dữ liệu mới là dịch vụ chính và là nguồn thu chính của các DN, chứ không phải là dịch vụ thoại, thậm chí người dùng 3G có thể được miễn cước cuộc gọi. Chính vì vậy, cùng với sự phổ biến của 3G, “cơn bão” OTT cũng theo đó đổ bộ, đưa người dùng đến những trải nghiệm hoàn toàn mới.
Ông Lê Nam Thắng , Thứ trưởng Bộ TT-TT
Mối nguy này còn hiển hiện hơn khi số người tiêu dùng gia nhập mạng lưới OTT ngày càng tăng nhanh. Tại Việt Nam, Viber công bố đã có 3,5 triệu người dùng vào đầu tháng 3, còn Line, KaKao Talk… cũng đang chạy đua quyết liệt để có thể chạm mốc 2 triệu người dùng.
Với tốc độ này, những mạng viễn thông lớn như Viettel, MobiFone, VinaPhone đang đứng trước nguy cơ trắng tay trong thu cước tại các đô thị lớn như Hà Nội hay TPHCM.
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT-TT), hạ tầng băng thông di động ở Việt Nam phát triển mạnh cùng với giá thiết bị smartphone ngày càng rẻ, đã dẫn đến sự phát triển mạnh của các dịch vụ OTT mới như nhắn tin, gọi điện, chia sẻ hình ảnh miễn phí qua internet. Vấn đề này đã tác động nhất định đến thị trường dịch vụ viễn thông.
Theo nhiều chuyên gia, với sự phát triển mạnh mẽ của 3G và điện thoại smartphone, dịch vụ OTT sẽ còn bùng nổ trong thời gian tới và nhanh chóng lan tỏa ra các tỉnh, thành phố khác và các nhà mạng muốn hạn chế dịch vụ này cũng rất khó can thiệp, dù có “quyền sinh quyền sát”.
Thậm chí, việc một số nhà mạng điều chỉnh tăng giá gói cước 3G mới đây – mà theo nhiều phỏng đoán để bù đắp thiệt hại do OTT gây ra – cũng đã bị không ít người tiêu dùng phản ứng quyết liệt.
Theo GenK
Nóng bỏng vì cuộc chiến ứng dụng OTT
Các ứng dụng OTT trên di động cung cấp nhiều tính năng tiện ích nhưng cũng đang tạo ra cuộc cạnh tranh nóng bỏng tại thị trường Việt Nam.
Thị trường nhắn tin, gọi điện miễn phí do dịch vụ OTT (dịch vụ nội dung trên nền mạng viễn thông) đang chứng kiến cuộc đua quyết liệt với sự tham gia của hàng chục sản phẩm quốc tế như Line, Kakao Talk, Viber, WhatsApp... hay do các công ty Việt Nam phát triển như Zalo, Wala.
Các ứng dụng OTT giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí đang hấp dẫn người dùng Việt Nam.Nhà mạng tuyên chiến hay hợp tác?
Với những tính năng như nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí, các ứng dụng OTT trên di động gần đây đã bị các nhà mạng trong nước liệt vào hàng đối thủ vì có nguy cơ ăn mòn lợi nhuận từ các dịch vụ của nhà mạng. Trong các hội thảo về dịch vụ OTT gần đây, hầu hết nhà mạng đều cho rằng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) cần đưa ra những chính sách hợp lý để tránh thiệt hại cho nhà mạng và bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
Nhiều giải pháp đã được đưa ra từ phía doanh nghiệp (DN) như tăng giá cước 3G, tự làm các dịch vụ OTT hay đầu tư và phát triển các dịch vụ tương tự... Thậm chí có ý kiến cho rằng các nhà mạng nên bắt tay với DN nội dung số đưa ra các gói cước mới, ăn chia doanh thu với những DN nội dung số, kiểm soát dịch vụ OTT thông qua các biện pháp kỹ thuật... Các nhà mạng phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể tránh dẫn tới cạnh tranh quá mức, phá giá.
Có thể thấy nguyên nhân khiến người dùng đổ xô sử dụng OTT là do các ứng dụng, dịch vụ của nhà mạng Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn, chất lượng thấp. Theo một khảo sát vừa được công bố mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen tại Việt Nam, khảo sát người dùng trong năm 2012 về tốc độ và chất lượng dịch vụ 3G của các nhà mạng thì chỉ hơn 55% người dùng cảm thấy hài lòng về tốc độ đường truyền, thấp hơn so với 64% của năm 2011; 26% người dùng không hài lòng và 19% rất không hài lòng.
Bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Bộ TT-TT, cho rằng các nhà mạng cần đoàn kết, thống nhất trong phương pháp xử lý chung, vừa bảo vệ lợi ích của chính mình vừa bảo vệ người tiêu dùng. Các nhà mạng nên chủ động ngồi lại và đàm phán với các công ty sở hữu dịch vụ OTT cả trong nước và nước ngoài...
Đại diện Viber tại Việt Nam cho hay đúng là khi một người dùng gửi tin nhắn hay gọi điện, nhà mạng sẽ thu được nhiều tiền hơn so với tiền cước dữ liệu sử dụng qua ứng dụng OTT. Tuy nhiên, khi số lượng người dùng ngày càng đông, đồng nghĩa với lưu lượng sử dụng dữ liệu tăng lên. Từ đó các nhà mạng có thể đưa ra các gói cước phù hợp, do vậy tiền thu được hoàn toàn thuộc về phía nhà mạng.
Hiện tại Viber, Line, Zalo đều cho biết mong muốn có sự hợp tác tốt với tất cả các nhà mạng tại Việt Nam để người dùng được sử dụng dịch vụ dễ dàng với chất lượng tốt nhất.
Bối rối chọn ứng dụng OTT
Tuy nhiên, có quá nhiều ứng dụng OTT đã gây bối rối cho người dùng chọn lựa. Chẳng hạn, muốn kết nối với nhau qua OTT từ các smartphone thì người dùng phải dùng cùng một ứng dụng. Theo ý kiến đánh giá từ nhiều người dùng, các ứng dụng trong nước như Wala, Zalo gần đây trở nên thu hút do các ứng dụng thuần Việt phù hợp với người Việt. Tính từ đầu năm đến nay, lượng người dùng ứng dụng Zalo tăng vọt một cách nhanh chóng với mức tăng trưởng 700%.
Ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP VNG - đơn vị phát triển ứng dụng Zalo, cho biết Zalo cho hay ứng dụng này được định hướng thiết kế phù hợp nhất với môi trường Việt Nam, đội ngũ kĩ thuật cũng như bộ phận theo dõi vận hành của Zalo đều là người Việt nên có thể lắng nghe phản hồi người dùng để cải thiện sản phẩm một cách nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu người dùng.
Theo Thongtincongnghe
Nhà mạng trước "mối nguy" nhắn tin, gọi điện miễn phí Zalo, Viber, Wala, Line, WhatsApp, KakaoTalk..., những ứng dụng OTT (Over The Top) cho phép nhắn tin, gọi điện miễn phí đang nở rộ như nấm sau mưa tại Việt Nam, tỷ lệ thuận với số người dùng smartphone càng ngày càng lớn. Sự bùng nổ của các ứng dụng OTT như nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng đang là một...