35 tuổi trở thành phó giáo sư trẻ nhất Trường ĐH Bách khoa
Nhà giáo Phạm Quốc Cường, khoa Khoa học và kỹ thuật máy tính của Trường ĐH Bách khoa, đã trở thành phó giáo sư – tiến sĩ trẻ tuổi nhất của trường hiện nay.
Sáng 9-1, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM đã tổ chức lễ bổ nhiệm và vinh danh giáo sư – phó giáo sư (GS-PGS) năm 2019.
Theo đó, năm nay trường vinh dự có thêm một tân GS và 14 PGS đang công tác ở các đơn vị của trường, nâng tổng số GS của trường lên 11 và tổng số PGS lên 137.
Trong đó, một GS duy nhất được vinh danh trong đợt này là GS Hồ Phạm Huy Ánh ở khoa Điện – Điện tử.
PGS-TS Phạm Quốc Cường ở khoa Khoa học và kỹ thuật máy tính trở thành PGS trẻ tuổi nhất của trường hiện nay, khi ông mới 35 tuổi. Còn PGS-TS Trần Thị Thu Trà (khoa Kỹ thuật hóa học) cũng trở thành nữ PGS duy nhất trong lễ vinh danh đợt này của trường.
Video đang HOT
PGS-TS Phạm Quốc Cường (thứ hai từ trái qua) trở thành PGS trẻ tuổi nhất của Trường ĐH Bách khoa hiện nay. Ảnh: PHẠM ANH
Các tân GS và PGS được vinh danh tại buổi lễ . Ảnh: PHẠM ANH
Đây là những nhà giáo có nhiều thành tích trong nghiên cứu và giảng dạy, đóng góp nhiều công sức và trí tuệ trong nghiên cứu khoa học, góp phần vào sự phát triển chung của ngành giáo dục và khoa học công nghệ của đất nước. Những nhà giáo này đã đáp ứng đầy đủ điều kiện xét duyệt của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2019 vừa qua.
PHẠM ANH
Theo PLO
Học phí Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm học tới từ 12-60 triệu đồng
Năm 2020, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tuyển 5000 chỉ tiêu. Mức học phí dao động từ 12 đến 60 triệu/năm/sinh viên tùy vào chương trình đào tạo.
Thông tin từ Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, theo quy định của nhà nước, học phí năm 2020 của nhà trường là 11.7 triệu/năm. Cụ thể, học phí đại học chính quy trung bình khoảng 6 triệu đồng/ học kỳ
Tương tự, đại học chính quy (chương trình Kỹ sư Tài năng) trung bình khoảng 6 triệu đồng/ học kỳ
Hệ đai học chính quy (chương trình Kỹ sư Chất lượng cao PFIEV Việt Pháp) cũng có mức khoảng 6 triệu đồng/ học kỳ
Tuy nhiên, hệ đại học chính quy (chương trình Tiên tiến; chất lượng cao) có học phí trung bình 30 triệu đồng/ học kỳ, mỗi năm 2 học kỳ (ngoại trừ năm nhất có thêm học kỳ Pre-Uni là 37 triệu). Như vậy học phí cả năm là 60 triệu đồng (năm nhất khoảng 67 triệu).
Đối với chương trình tăng cường tiếng Nhật dự kiến mức học phí 50 triệu/năm, sẽ được học thêm các môn về văn hóa Nhật và một số môn học được giảng dạy bởi Giáo sư từ các trường đối tác Nhật.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia
Mức học phí được tính theo tín chỉ tùy theo số môn học đăng ký nên sẽ có chênh lệch giữa các ngành và các lớp cụ thể.
Năm 2020. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tuyển 5.000 chỉ tiêu. Trường thực hiện xét tuyển theo 5 phương án: Xét tuyển theo kì thi THPT quốc gia: 50% - 72% tổng chỉ tiêu. Trong đó xét tuyển theo kì thi đánh giá năng lực ĐHQG: 10% - 50% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên tuyển thẳng theo qui định của ĐHQG: 15% - 25% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT: 3%; Phương thức khác (Thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài): 1%.
Dự kiến trường sẽ mở thêm 5 chương trình mới: Kỹ thuật Hàng không - chương trình Chất lượng cao, Kỹ thuật Y sinh - chương trình Chất lượng cao, Logistics & Quản lý Chuỗi cung ứng - chương trình Chất lượng cao, Kỹ thuật Cơ Điện tử, chuyên ngành Kỹ thuật Robot - chương trình Chất lượng cao, Khoa học Máy tính - chương trình Chất lượng cao tiếng Nhật.
Trong đó, chương trình Chất lượng cao giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình Chất lượng cao tiếng Nhật giảng dạy bằng Việt và tăng cường tiếng Nhật (một số môn chuyên ngành ở năm thứ Ba và Tư được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Nhật). Chuẩn đầu ra tiếng Nhật là JLPT N2.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Kỹ sư có thể tham gia đào tạo cử nhân? 'Người có bằng cấp kỹ sư liệu có được cơ quan quản lý công nhận cao hơn các văn bằng ĐH khác không, ví dụ xếp lương bổng. Người có bằng kỹ sư có thể tham gia đào tạo trình độ cử nhân không?' PGS-TS Trần Thiên Phúc phát biểu tại hội thảo - Hà Ánh Đó là ý kiến của PGS-TS Trần...