35% ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ vắc xin
- Bộ Y tế cho biết qua đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong thấy có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc xin.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường rà soát, truyền thông, tiêm vắc xin cho người dân.
Bệnh viện điều trị COVID-19 ở Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 30-8, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu các đơn vị rà soát, chấn chỉnh và tăng cường thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh COVID-19.
Bộ Y tế nêu rõ, tính đến ngày 25-8 cả nước ghi nhận 11.396.205 ca mắc COVID-19, với trên 10 triệu người khỏi, tử vong 43.110 ca.
Từ đầu năm 2022, số ca mắc, ca nặng, nguy kịch giảm nhiều, tuy nhiên từ đầu tháng 8 đến nay, số ca mắc mới đang có xu hướng tăng dần với các biến thể phụ mới của chủng Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1), trung bình khoảng 2.000 ca mắc mỗi ngày. Cùng với đó số ca nặng, nguy kịch cũng gia tăng và xuất hiện các ca tử vong do COVID-19.
Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm nguy cơ chuyển nặng, hạn chế tối đa tử vong và bảo vệ các đối tượng nguy cơ cao.
Video đang HOT
Cụ thể, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị rà soát kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, có kế hoạch phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh để thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời, hạn chế tử vong.
Tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện.
Tại các cơ sở điều trị, tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm, hạn chế tối đa việc lây lan dịch bệnh trong bệnh viện. Đặc biệt, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật…
Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các bệnh viện, khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc COVID-19, tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng (khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19).
Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện hiện nay và gửi xét nghiệm giải trình tự gene để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.
Bên cạnh đó, theo đánh giá các ca bệnh COVID-19 nặng và tử vong cho thấy có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc xin. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường rà soát và triển khai truyền thông, tiêm vắc xin cho người dân theo đúng hướng dẫn, đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu tiếp tục triển khai tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế, thống kê thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ điều trị COVID-19 để đề nghị hỗ trợ khi cần thiết, nghiêm túc báo cáo số liệu hằng ngày trên hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế).
Bệnh tiểu đường đang trở thành đại dịch chưa từng có
Năm 2021 đánh dấu 100 năm kể từ khi phát hiện insulin, một loại thuốc giúp ức chế bệnh trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, những ca mắc tiểu đường không giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên, các chuyên gia cho rằng Covid-19 có thể là một trong những nguyên nhân.
Cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh tiểu đường
CNN ngày 14.11 đưa tin, dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, giáo dục và phòng ngừa, tuy nhiên đến nay thống kê vẫn cho thấy sự gia tăng đáng kể bệnh nhân mắc tiểu đường.
Theo số liệu do Liên đoàn Tiểu đường quốc tế (IDF), hiện trên thế giới có khoảng 537 triệu người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ này hiện là 1/10, nghĩa là cứ 10 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường. IDF dự đoán đến năm 2024, tỷ lệ này sẽ tăng thành 1/8, tức cứ 8 người trưởng thành sẽ có 1 người mắc bệnh.
Chế độ ăn lành mạnh cho người bị bệnh tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
CNN dẫn lời Chủ tịch IDF - tiến sĩ Andrew Boulton: "Vì thế giới đang đánh dấu kỷ niệm 100 năm sáng chế ra insulin, tôi ước gì mình có thể nói rằng chúng ta đã ngăn chặn được làn sóng gia tăng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh tiểu đường hiện đang trở thành một cơn đại dịch chưa từng có".
Theo ước tính của IDF, trong năm 2021, trên toàn thế giới đã có 7 triệu người trưởng thành tử vong do bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng của nó. Con số này còn chưa tính đến số người tử vong do Covid-19, vì đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho người mắc bệnh tiểu đường.
40% bệnh nhân tử vong do covid-19 là người mắc bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2.2021 cho thấy Covid-19 có thể làm tăng gấp 3 nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong đối với những người mắc bệnh tiểu đường thể 1 hoặc 2. Tiến sĩ Robert Gabbay, Giám đốc khoa học và y tế của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, cho biết: "Theo số liệu thống kê, có tới 40% bệnh nhân tử vong do Covid-19 là người mắc bệnh tiểu đường".
Tiến sĩ Robert Gabbay cho biết thêm có thể nhiều người đã phát triển bệnh tiểu đường vì Covid-19. Một phân tích toàn cầu được công bố vào năm 2020 cho thấy có tới 14% số người nhập viện vì bệnh Covid-19 nặng sau đó phát triển thành bệnh tiểu đường. Một đánh giá khác được công bố vào tháng 10 vừa qua đã tìm thấy các trường hợp về bệnh tiểu đường thể 1 hoặc 2 mới khởi phát ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn bị nhiễm Covid-19.
Với các số liệu thống kê đáng lo ngại như vậy, các chuyên gia khuyến cáo làn sóng Covid-19 có thể góp phần khiến đại dịch này trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, tiến sĩ Gabbay cho rằng Covid-19 cũng có thể không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, bởi những bất thường về lượng đường trong máu có thể là do sự căng thẳng và do các steroid được sử dụng để chống lại chứng viêm do mắc Covid-19, hoặc một nguyên do khác là những bệnh nhân đó đã mắc tiền tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán. IDF ước tính rằng trong số 537 triệu người trưởng thành sống chung với bệnh tiểu đường trên khắp thế giới, gần một nửa (44,7%) chưa được chẩn đoán bệnh.
Để giảm bớt các ca bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm hơn, nhất là trong giai đoạn tiền tiểu đường bởi đây là giai đoạn trước khi cơ thể bắt đầu bị tổn thương do lượng đường trong máu không đều; và trong giai đoạn này, người bệnh cũng dễ thay đổi lối sống trong sinh hoạt hơn.
Tiến sĩ Robert Gabbay cho biết bệnh tiểu đường có thể thuyên giảm nếu người bệnh có chế độ ăn hợp lý, luyện tập đầy đủ và sử dụng thuốc đúng cách. Những người ở giai đoạn thuyên giảm vẫn có thể có nguy cơ mắc một số biến chứng lâu dài. Vì vậy, họ vẫn cần được theo dõi bằng các xét nghiệm máu mỗi quý, kiểm tra mắt và chân, tầm soát bệnh thận và mức cholesterol hằng năm.
Quét võng mạc có thể dự báo nguy cơ tử vong trong 10 năm tới Các nhà nghiên cứu cho rằng trong tương lai, quét võng mạc mắt có thể được sử dụng để tính toán nguy cơ tử vong của con người. Ảnh minh họa: Shutterstock Theo tờ Dailymail, các nhà nghiên cứu khẳng định võng mạc hoạt động như một cửa sổ, giúp các bác sĩ tìm hiểu sâu hơn về sức khỏe của một người...