34 thi thể bị vứt bên ngoài quảng trường ở Syria
Một tổ chức nhân quyền theo dõi các hoạt động ở Syria tuyên bố họ có bằng chứng về vụ thảm sát được coi là tồi tệ nhất dưới chế độ Tổng thống Bashir al-Assad, khi 34 thi thể bị vứt ra nơi công cộng.
Tổ chức theo dõi Nhân quyền Syria đã ghi chép lại các trường hợp tử vong của cả hai phía trong cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ và các phần tử nổi dậy kéo dài từ tháng 9. Tổ chức này khẳng định một nhân chứng đã nhìn thấy cảnh thi thể của 34 người biểu tình chống chính phủ bị vứt tại một địa điểm công cộng trong thành phố bất ổn Homs.
Người này cho biết 34 thi thể đó đều của những người chống Tổng thống Assad từ khu vực láng giềng thành phố Homs. Những thi thể sau đó được đưa đi bởi những người ủng hộ chính phủ ở quận Al-Zahra.
Biểu tình ở Syria.
Hơn 4.000 người đã bị sát hại trong cuộc nổi dậy với số lượng quân chính phủ bị sát hại ngày càng tăng. Những vụ đụng độ với các tay súng đào ngũ khiến tình hình trong nước trở nên hết sức bất ổn và là bước mở đầu cho cuộc nội chiến nổ ra ở Syria.
Bị cộng đồng Ả-rập cô lập, Syria hôm Chủ Nhật đã gửi một bức thư tới Liên đoàn Ả-rập bày tỏ sự chấp thuận cho các thanh sát viên tới giám sát tình hình bất ổn trong nước, nhằm tránh lệnh trừng phạt được đánh giá là nghiêm trọng đối với chế độ của Tổng thống Assad.
Tuy nhiên, việc thanh sát viên của Liên đoàn Ả-rập vào làm việc ở Syria phải được đổi lại bằng việc “dỡ bỏ ngay lập tức” lệnh trừng phạt mà Damascus phải hứng chịu một tuần trước đó. Ngoài ra, Syria cũng yêu cầu biết rõ về nhân thân của các thanh sát viên trước khi họ được cử tới nước này. Điều kiện không tị nạn ở các trại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là rất cần thiết đối với những người được chọn làm thanh sát viên.
Trước đó, Liên đoàn Ả-rập đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Syria vì từ chối thỏa thuận hòa bình mà cộng đồng này đề ra, trong đó việc gửi thanh sát viên chỉ là một phần. Nabil Al-Arabi, Tổng thư ký Liên đoàn Ả-rập cho biết, ông đã nhận được lá thư của chính phủ Syria và đang tham khảo ý kiến các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, nó sẽ rất khó nhận được sự chấp thuận từ các nước như Qatar, bởi họ chính là phía thúc giục sử dụng hành động quân sự cứng rắn đối với chế độ của Tổng thống Bashir al-Assad.
Bên ngoài Liên đoàn Ả-rập, cộng đồng quốc tế cũng rất quan tâm đến vấn đề Syria, cho dù có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Nga và Trung Quốc vẫn giữ lập trường ủng hộ Tổng thống Assad, trong khi đó Mỹ và phương Tây thì xúc tiến các động thái nhằm chống lại quốc gia này.
Video đang HOT
Trịnh Duy
Theo Bưu điện Việt Nam
Cận cảnh thành phố nguy hiểm nhất Syria
Adnan, một tín đồ hồi giáo dòng Alawite, chết ở bệnh viện trong thành phố Homs của Syria. Mặt ông bị rạch bởi một vết đao. Gần đó, mấy phụ nữ đang lau thi thể Nafla, cô bị giết khi đang mang thai bảy tháng.
Tám tháng sau khi cuộc nổi dậy chống chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad nổ ra ở Syria, những vụ thảm sát càng ngày càng tăng cao ở khu vực điểm nóng Homs và ngày càng chia rẽ các giáo phái. Những người đàn ông được trang bị vũ khí đã bao vây khu vực trung tâm của 1,6 triệu dân. Những tín đồ Hồi giáo dòng Sunni và Alawites, một nhánh nhỏ của dòng Shiite mà cả gia đình Assad là những tín đồ trung thành, đổ lỗi cho nhau là đã gây ra những vụ thảm sát đẫm máu.
"Bố tôi, Adnan al-Ali, làm nghề lái xe tải. Ông bị những tay súng bịt mặt bắt cóc khi ông đang trên đường đến tiệm sửa xe," người con trai Ali, 24 tuổi, giải thích.
"Sau đó chừng ba tiếng, xác bố tôi bị ném ngoài đường. Ông bị bắn vào cổ và trên mặt có một vết chém bằng đao," Ali nói. Trong khi đó Abdel Karim, em trai Ali, gầm lên những câu chử thề nhắm vào những người Hồi giáo Sunni trong thành phố.
Người biểu tình ở thành phố Homs mang theo linh cữu của một nạn nhân bị giết trong những cuộc xung đột đẫm máu. Ảnh: AFP/Youtube.
Cách đó vài con phố, trong một túp lều, một gia đình đang đau buồn trước cái chết của Hassan al-Hussein, 46 tuổi, là một người lính Shiite. Anh bị bắn chết khi đang lái xe máy trên đường đi mua xăng.
Một trong số những người đang làm lễ trước thi thể Husseein, Shadi Halabi, 25 tuổi, nói rằng anh lo sợ điều tương tự có thể xảy ra với số phận của bố anh, ông Jamal. Đã bốn tháng nay Halabi không có tin tức gì của bố.
"Bố tôi đã bị mất tích trên đường đi làm," Halabi nói.
Ở Homs, những vùng dân cư cũ chủ yếu là người thuộc phái Sunni sinh sống và những vùng dân cư mới như Zahra và Nizha được xây dựng cách đây 40 năm, chủ yếu là người Alawite.
"Đức tin của bạn không được chỉ ra trên chứng minh thư, nhưng những kẻ sát nhân đó có thể nhận biết từ việc bạn sống ở khu vực nào trong thành phố," Mohamed Jubaili, một kỹ sư 48 tuổi cho biết.
Chồng của Nafla al-Darwish không muốn nói gì cả. Vợ anh là một tín đồ thuộc hệ phái Sunni 37 tuổi, bị giết khi đang mang thai bảy tháng. Hiện thi thể cô đang ở một bệnh viện công. Khi các bác sĩ hoàn tất công việc khám nghiệm, anh đau buồn gục bên thi thể vợ được phủ một tấm vải xanh mỏng.
"Quân đội ở đây là để bảo vệ người dân," một người đàn ông Sunni đi cùng chồng của Nafla mỉa mai một cách cay đắng.
Có một số giải thích khác nhau về cái chết của Nafla.
Một bác sĩ nói rằng cô bị sát hại bởi một viên đạn bắn từ một chiếc xe chạy qua. Nhưng theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syrian, Nafla bị giết trong một vụ khám xét nhà.
Bên ngoài bệnh viện, ba chiếc xe tải lạnh đã trở thành những nhà xác tạm thời chứa 80 thi thể chưa có thân nhân nhận dạng. Luật của Syria yêu cầu các bệnh viện phải bảo quản thi thể không có người nhận trong vòng một tháng trước khi đem chôn.
Theo bác sĩ Basam al-Mohamed, ở Homs có tới 200 người bị giết trong tháng trước, và trong tháng này số người bị giết đã là 250.
"Phần lớn các nạn nhân đều bị trói chân tay. Một số thì bị bóp cổ đến nghẹt thở. Số khác lại bị bắn vào đầu. Cũng có nhiều nạn nhân bị cắt các bộ phận cơ thể và một số người bị chặt đầu," ông vừa nói vừa lật sổ ghi chép cá nhân.
"Homs giờ đây là thành phố nguy hiểm nhất," ông nói tiếp.
Theo các thông tin dựa trên tên và khu vực sinh sống của các nạn nhân, "hầu hết họ đều là những người phái Alawite hoặc Sunni," một bác sĩ khác cho biết thêm.
"Ở Homs, khi một người Sunni bị người Alawites giết, những người Sunni sẽ rửa thù. Ngược lại khi một người Alawite bị bắt cóc, người Alawite cũng sẽ trả đũa." một nhà hoạt động nhân quyền nói.
"Chính quyền giết những người biểu tình thuộc phái Sunni. Người Sunni phản ứng bằng cách giết người Alawite. Nhiều người Alawite nghĩ rằng một khi chính quyền bị lật đổ sẽ dẫn đến sự cáo chung cho cuộc sống của họ, vì thế họ ủng hộ chính quyền," ông nói.
Ở Homs, khi mặt trời lặn, cả thành phố chìm trong sợ hãi.
Tiếng súng bắn, tiếng lựu đạn nổ và tiếng pháo xé tan màn đêm. Kể cả lực lượng an ninh của chính quyền cũng phải trú ẩn dưới các bao cát hoặc thùng sắt.
Ban ngày, Homs không có vẻ gì là nguy hiểm trừ khi bạn đến các khu vực của người Sunni. Ở đó, những đống rác vụn đổ đầy trên đường và gạch đá ngăn trên các tuyến phố như những lời cảnh báo những phương tiện không may bị đi lạc vào đây.
"Tôi không thể đưa các bạn đến đó bởi vì nếu những người đàn ông vũ trang bắt được tôi họ sẽ giết tôi và các bạn," một nhân viên hộ tống nhóm phóng viên giải thích. "Ngoài ra, lực lượng an ninh không thấy xuất hiện ở đó." Anh nói thêm. "Họ tránh những khu vực dân cư này."
Theo VNExpress
Ai Cập: 50.000 người biểu tình chống chính phủ quân sự Hơn 50.000 người Ai Cập hôm qua đã đổ về quảng trường Tahrir để đòi chính phủ quân sự trao quyền lực cho chính phủ dân sự, sau khi nội các đưa ra đề xuất hiến pháp trong đó cố gắng duy trì vai trò của quân đội. Người biểu tình trên quảng trường Tahrir, nơi đã diễn ra cuộc nổi dậy lật...