34 ngàn tỷ: Bộ GD&ĐT có chấp nhận cạnh tranh SGK?
Bộ nên chấp nhận có nhiều bộ SGK của nhiều nhóm tác giả để cạnh tranh và những bộ sách này phải được Hội đồng khoa học thẩm định về giáo dục, chứ Bộ không thể tự xây dựng chương trình khung rồi tự biên soạn.
Trao đổi với PV Infonet, Thạc sỹ Lê Xuân Trung – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi nêu quan điểm: ” Không chỉ cá nhân tôi mà nhiều người khác để đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK), chỉ cần chi phí 10% số tiền 24 ngàn tỷ là có thể làm được.
Đây không phải là lần đầu tiên Bộ thực hiện đổi mới SGK, mà trước đó, mà đến nay đã có tới 3 lần Bộ đổi mới SGK và biên soạn chương trình SGK, tuy nhiên, tại mỗi thời điểm đổi sách thì có giá thị trường khác nhau.”
Thay đổi sách làm sao sát với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa phong tục
Theo Thạc sỹ Lê Xuân Trung, Đề án đổi mới SGK, Bộ nên chấp nhận cùng một lúc có nhiều bộ SGK của nhiều nhóm tác giả để cạnh tranh, tuy nhiên, những bộ sách này phải được Bộ thẩm định dưới góc độ về khoa học giáo dục.
Vì vậy, không nhất thiết chỉ có một bộ SGK duy nhất và càng không nên để Bộ xây dựng chương trình ban hành chương trình khung, rồi tổ chức biên soạn SGK, làm như vậy sẽ không có tính minh bạch, tính thuyết phục và càng gây tốn kém lãng phí.
Nội dung của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, qua nghiên cứu các nội dung đổi mới tôi thấy phù hợp là đúng đắn. Tuy nhiên, đổi mới thế nào, ra sao để có hiệu quả là vấn đề cần bàn, việc trước tiên hết sức quan trọng là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Theo thầy Trung, Bộ nên chấp nhận có nhiều bộ SGK tồn tại, nhưng phải được thẩm định.
Video đang HOT
Vì vậy, đổi mới đầu tiên là phải thay đổi tư duy nhận thức của nhà quản lý và đội ngũ thầy cô giáo, so với yêu cầu giáo dục, yêu cầu đổi mới thì họ cần phải được đào tạo lại bài bản, để thay đổi nhận thức thì lúc đó mới có thể thay đổi sách giáo khoa.
Ông Trung kiến nghị: “Việc đổi mới SGK Bộ làm sao tiến dần tiệm cận của các nước trên thế giới, tương đồng với nước chúng ta. Đồng thời làm sao Bộ tính đến việc đổi mới sách gần gũi với văn hóa, với các điều kiện kinh tế, xã hội để chọn lọc và xây dựng được chương trình khung và những bộ SGK phù hợp với nền giáo dục VN và tương đồng, phù hợp với sự phát triển các nước trên thế giới.”
“Các quốc gia trên thế giới cứ 10 sẽ đổi mới SGK một lần, đó là sự chỉnh sửa, bổ sung không những chương trình và sách mà còn chỉnh sửa chương trình, thay đổi nhận thức. Khác với Việt Nam, các nước giáo dục tiên tiến cùng một lúc có rất nhiều bộ sách, lẽ dĩ nhiên là Hội đồng khoa học nước đó thẩm định sách có đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn để đưa vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và theo khung chuẩn do nhà nước đó ban hành.” – Thầy Trung nói.
“Khác với chúng ta, các nước tiên tiến trên thế giới họ xây dựng chương trình và SGK gắn liền với thực tiễn, thực hành…
Vì vậy học sinh họ đào tạo ra, hội tụ đủ các yếu tố trở thành nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của quốc gia họ, và còn xuất khẩu lao động để thu ngoại tệ về cho nước họ. Những nước đó, không xa với chúng ta đó là Singapore, Malaysia, Thái Lan… để chúng ta học tập và tham khảo”, ông Trung nói.
Theo TTVN
Chương trình - SGK: Dưới góc nhìn của GS Ngô Bảo Châu
Từ ĐH Chicago, Mỹ, GS Ngô Bảo Châu đã gửi một bài viết nhan đề "Tự hỏi và trả lời về chương trình, sách giáo khoa" để chia sẻ một số trăn trở, suy nghĩ của ông về vấn đề này.
- Tại sao 10 năm phải đổi sách giáo khoa (SGK) một lần?
- Không có lập luận thực sự thuyết phục cho việc đổi SGK định kỳ 10 năm một lần. Tại sao phải đổi SGK theo định kỳ? Nếu định kỳ thì tại sao lại là 10 năm, chứ không phải 5, 20 hay 50 năm? Việc cần làm định kỳ là đánh giá chất lượng SGK thông qua thực tế sử dụng.
- Lấy gì làm luận cứ cho việc thay đổi SGK?
- Để làm lại, cần phải chỉ ra những nội dung nào trong SGK hiện hành là lạc hậu, hay thiếu chính xác, hay những phương pháp tiếp cận nào là không phù hợp. Để thay đổi một cái gì đó, cần phải phân tích, đánh giá chính cái mà mình muốn thay đổi. Luận cứ cho việc đổi mới SGK chỉ có thể là kết quả của việc đánh giá chất lượng thông qua thực tế sử dụng. Kết quả này có thể cho thấy SGK tốt rồi, không cần thay đổi, hoặc cơ bản là tốt, nhưng cần sửa sai, cập nhật ở một số chỗ nhưng không cần thay đổi cấu trúc chung, hay là sách hiện hành hỏng cơ bản, phải làm lại từ đầu.
Lựa chọn sách tại Nhà sách Tiền Phong 292 Tây Sơn - Hà Nội.
- Ai là người rà soát đánh giá chất lượng SGK? Ai là người kiến nghị việc thay đổi?
- Quốc hội, Chính phủ là những cơ quan quyết định việc thay đổi SGK, nhưng những cơ quan này không thể tự kiến nghị việc này. Đánh giá định kỳ chất lượng và kiến nghị thay đổi nếu cần thiết cũng không thể giao cho những người làm sách như Nhà xuất bản Giáo dục hay viện Khoa học Giáo dục, vì họ có quyền lợi liên quan. Việc giám sát và kiến nghi thay đổi SGK này cần được ủy thác cho một Ủy ban giáo dục quốc gia độc lập với các cơ quan hành chính sự nghiệp của bộ GD&ĐT.
- Nếu làm lại thì biên soạn sách haychương trình trước?
- Trên lý thuyết, phải có chương trình rồi mới viết SGK, bởi không ai xây nhà xong mới mời kiến trúc sư vẽ thiết kế. Trên thực tế, xây dựng chương trình trước khi viết sách là một việc khó, không có ai được đào tạo và có kinh nghiệm để làm tổng công trình sư cho việc xây dựng chương trình học và viết SGK. Trong thực tế, chúng ta thường viết SGK xong rồi mới soạn chương trình.
"Việc làm SGK phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước", GS Ngô Bảo Châu
Những người làm sách đều biết, tác giả ít khi xử lý mục lục trước khi viết sách. Những người đã từng viết sách đều biết phải bắt đầu soạn một mục lục nháp, viết một vài chương sẽ thấy không ổn, sửa lại rồi lại viết tiếp...
Việc làm SGK phức tạp hơn nhiều vì cần có sự phối hợp của nhiều người. Phối hợp như thế nào cần được thiết kế trước. Theo thông lệ quốc tế, cần có hai nhóm độc lập, một nhóm làm chương trình, một nhóm viết sách. Nhóm làm chương trình thẩm định công việc của nhóm viết sách, nhóm viết sách phản biện lại nhóm làm chương trình trên cơ sở những bất cập gặp phải trong quá trình viết sách.
GS Ngô Bảo Châu.
- Tại sao không dịch nguyên SGK nước ngoài để sử dụng?
- SGK các nước rất khác nhau. Ngay trong mỗi quốc gia, các bộ SGK thường cũng rất khác nhau. Không có luận cứ vững chắc cho việc chọn ra một bộ nào đó, coi nó là tốt nhất, thích hợp nhất với Việt Nam rồi dịch nguyên xi để dùng. Khó có thể làm khác với cách chúng ta vẫn thực hiện từ trước đến nay là chọn ra một số bộ SGK tốt của nước ngoài, "tích cực" tham khảo để viết ra sách cho mình.
- Cần thay đổi trước hết những gì trong chương trình và SGK hiện hành?
- 1. Ngoại ngữ: Chất lượng học tiếng Anh là yếu tố bất bình đẳng căn bản trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Trẻ xuất thân từ các gia đình khá giả được học tiếng Anh tốt hơn nhiều.
2. Xã hội & Nhân văn: Nếu như giáo trình về toán và khoa học tự nhiên của Việt Nam không khác đáng kể so với nước ngoài thì SGK và chương trình về xã hội và nhân văn khác nhiều cả về nội dung cũng như phương pháp. Hiểu biết và khả năng của trẻ Việt Nam về toán và khoa học cũng không khác nhiều so với trẻ em các nước khác, nhưng hiểu biết về nhân văn và khả năng ứng xử xã hội thì lại có một khoảng cách rất lớn. Vì vậy, cần có những thay đổi cơ bản trong chương trình và SGK nhân văn, cả về nội dung và phương pháp.
3. Sức khỏe, lối sống, đạo đức: Xã hội thay đổi nhanh, nhiều gia đình mất phương hướng, nhà trường phải đảm nhiệm một phần vai trò giáo dục của gia đình: Trẻ em cần được học những kỹ năng cơ bản để giữ gìn sức khỏe, những nguyên tắc cụ thể để sống chan hoà với cộng đồng.
4. Kỹ thuật: Cần mở rộng việc dạy lập trình từ rất sớm.
Bộ Giáo dục chỉ dành 100 tỷ để viết sách giáo khoa
Trong số hơn 34.000 tỷ đồng mà Bộ GD-ĐT đề xuất trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, chỉ có 105 tỷ đồng dành cho việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa.
Theo Tiền phong
Hôm nay hạn chót, hồ sơ dự thi bất ngờ giảm Điều này phần nào cho thấy việc chọn trường của thí sinh đã theo hướng chất lượng. Chỉ đạo về việc tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 Bộ GD&ĐT có những đổi mới đáng kể. Đặc biệt, việc phân luồng và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo là một nội dung quan trọng. Tình trạng nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp...