3.096 ngày sống trong địa ngục (Kỳ 1)
Natascha Kampush, cô gái bị bắt cóc và giam cầm 8 năm tại một căn hầm ở Áo cuối cùng đã tiết lộ quãng thời gian sống bên kẻ bắt cóc bằng cuốn tự truyện.
Ngày 28/2/2013, một cô gái 24 tuổi, tên Natascha Kampusch đã tham dự buổi ra mắt một bộ phim mang ý nghĩa đặc biệt. Bộ phim này được sản xuất dựa trên quãng đời kéo dài 8 năm bị bắt cóc của cô gái.
Bộ phim mang tên: Ác mộng 3.096 ngày, được phát hành khắp Châu Âu.
Năm 2006, cô gái trẻ người Áo Natascha Kampusch đã khiến truyền thông thế giới chấn động sau khi thoát khỏi tay một kẻ bắt cóc đã giam giữ cô suốt 8 năm trường. Những bí mật về cuộc sống của cô gái, những trận đòn tra tấn, nỗi đau đớn tuyệt vọng… đã được cô gái tiết lộ trong cuốn tự truyện của mình mang tên 3.096 Days. Không những thế, có hẳn bộ phim mang tên Ác mộng 3.096 ngày được sản xuất dựa trên câu chuyện có thật về cô.
“Tôi nhận ra chính mình trong phim nhưng thực tế còn tồi tệ hơn nhiều. Bạn không thể thể hiện tất cả mọi thứ trên phim, nếu không có lẽ nó sẽ trở thành một bộ phim kinh dị mất!”, Kampusch nói. Những điều cô bé trong bộ phim phải chịu đựng đối với khán giả là quá khủng khiếp nên không thể tưởng tượng nổi Natascha ngoài đời thực đã từng đau đớn đến mức nào?
Tuy nhiên, bộ phim vẫn gợi lên trong cô rất nhiều cảm xúc: “”Nó khiến tôi nhớ đến quãng thời gian kinh hoàng đó. Đặc biệt, cảnh cuối phim thực sự rất giống với những gì tôi đã trải qua!”
Poster bộ phim dựa trên câu chuyện có thực về Natascha Kampusch.
Trước đó, tháng 9/2010, Kampusch đã cho xuất bản cuốn tự chuyện mang tên 3.096 Days.
Trong cuốn tự truyện, cô kể đã bị đánh đập trên 200 lần một tuần, bị xích với kẻ bắt cóc trong khi cả hai ngủ trên giường của hắn, bị ép cắt tóc và làm việc với tình trạng gần như khỏa thân, giống như một nô lệ trong nhà.
Cô Kampusch, giờ đã 24 tuổi, bị một kẻ tên là Wolfgang Priklopil bắt cóc khi mới 10 tuổi và phải sống trong một căn hầm bên dưới gara ô tô của hắn ở Áo.
Cuốn sách của cô gái, nhan đề 3.096 Days, tiết lộ những câu chuyện xảy ra trong quãng thời gian cô bị bắt cóc đã giúp cô gái kiếm được 1 triệu đô la.
Kampush cho biết cô viết cuốn sách vì cảm thấy rất muốn kể “toàn bộ câu chuyện” về vụ bắt cóc.
Video đang HOT
Căn phòng nhốt Kampusch suốt 8 năm và hình cô bé trước khi bị bắt cóc
Trong sách, Kampush nói rằng Priklopil, kẻ bắt cóc, 44 tuổi, buộc cô phải gọi hắn là “Ông chủ của tôi”, “ Nhạc trưởng” và nói với cô rằng: “Mày không còn là Natascha nữa. Giờ mày thuộc về tao”.
Kampush kể cô bị Priklopil đánh đập tàn tệ tới mức xương cô bị gãy. Hắn rất ghét và tức giận mỗi khi cô khóc kêu đau. Kết quả của những cơn tức giận đó là cô gái bị Priklopil lao tới bóp cổ, nhấn cô xuống nước cho tới khi bất tỉnh.
“Tôi vẫn nhớ rất rõ cảm giác ớn lạnh xương sống khi Priklopil đập liên tiếp vào đầu tôi vào hôm đầu tiên”, cô viết.
“Nhưng dù sao tôi vẫn là một đứa trẻ và tôi cần những cái âu yếm an ủi. Vì thế, sau một vài tháng sống dưới hầm, tôi yêu cầu kẻ bắt cóc ôm lấy tôi. Điều đó thật khó khăn. Tôi lại cảm thấy sợ hãi khi anh ta ôm tôi quá chặt”.
Và cuối cùng cô gái phải thỏa hiệp.
Natascha Kampusch trong ngày ra mắt cuốn tự truyện.
“Khi tôi 14 tuổi, tôi ngủ trên sàn suốt đêm đầu tiên. Tôi vô cùng sợ hãi khi hắn nằm cạnh tôi và buộc chân tôi vào chân hắn. Tôi không được phép gây ra tiếng động”.
Cô gái cố gắng nằm im trong khi kẻ bắt cóc ngủ say và thở đều đều dưới nách. Thay vì sex, tất cả những gì hắn cần là một “sự âu yếm”.
Cuốn sách còn tiết lộ, trong tình trạng tuyệt vọng, cô gái đã cố gắng tự tử một vài lần.
“Cảm giác giống như bị chôn sống. Sự xuất hiện của khí ôxy là thứ duy nhất khiến nơi giam cầm tôi khác biệt so với một hầm mộ. Tôi đã có những cảm giác hết sức khủng khiếp. Đôi khi tôi mơ mình sẽ cắt đầu ông ta (Priklopil) nếu tôi có một cái rìu. Chuyện này cho thấy trí óc bị tra tấn khổ sở thế nào khi người ta tìm kiếm một giải pháp cho tình huống tuyệt vọng” – Kampusch kể.
Ngày 23/8/2006, Kampusch thoát khỏi sự giam cầm khi đã 18 tuổi.bat coc, giam giu , bat coc hon 8 nam, bao, bao cong an, bao an ninh, tin tuc, tin hot, vu an noi tieng, tin hay, doc bao, tin phap luat, vn
Theo kham
Cô gái sống trong chiếc hộp (Kỳ cuối)
Phiên xét xử diễn ra căng thẳng và kéo dài với bản án hơn 100 năm cho Cameron.
Lời bào chữa cho Cameron
Thứ Sáu ngày 18/10/1985, Cameron Hooker bị đưa ra trước tòa xét xử. Hắn thú nhận đã bắt cóc Colleen vì luôn tưởng tượng về một người nô lệ bị giam cầm. Nhưng Cameron cũng khéo léo cố gắng lấy lòng thương hại của tòa bằng việc kể Colleen đã bị ốm và đã lo lắng cho cô như thế nào. Hắn cũng không quên nói cô gái đã yêu hắn và được hắn chăm sóc tận tình.
Tại tòa, dù không phủ nhận sự tồn tại của bản hợp đồng nô lệ nhưng Cameron bào chữa rằng cô gái tự nguyện trong nhiều chuyện, trong đó có việc quan hệ tình dục với mình cũng như cho phép hắn chụp những bức ảnh khỏa thân.
Tuy nhiên, có một vài dữ liệu khiến tòa thấy bối rối trong việc kết tội Cameron. Sau Colleen bỏ đi, cô đã thực hiện 29 cuộc gọi cho gia đình Hookers. Một trong những cuộc gọi đó kéo dài hàng giờ và luật sư Papendick nói rằng thái độ này cho thấy sự gắn bó của cô với vợ chồng Cameron. Điều này khiến bồi thẩm đoàn ngạc nhiên. Cameron cũng nói vợ mình là Janice đã ghen tị về mối quan hệ này khiến hắn suốt ngày phải giải quyết những tranh cãi lặt vặt giữa hai người đàn bà.
Cameron Hooker ngày ra tòa.
Nữ điều tra viên McGuire cho rằng nếu chỉ tố Cameron tội bắt cóc thì sẽ rất có lợi cho hắn bởi thời hạn cho tội danh này của hắn đã hết. Chiến lược của Cameron là khiến tòa tin rằng Janice ghen tị với mối quan hệ giữa chồng và "vợ hai" nên đã dựng nên mọi chuyện này. Thậm chí, Cameron còn đưa ra trước tòa bức thư Colleen đã viết cho mình, trong đó cô này tự nhiên bày tỏ tình yêu và ước mơ có con với hắn.
"Em dường như càng ngày càng có tình yêu sâu đậm với anh trong những ngày qua", Colleen viết trong thư. Cô cũng viết rằng cô không muốn rời xa hắn.
McGuire không biết về những bức thư này và sau này khi cô chất vấn Colleen những bức thư đó liệu có thật hay không, Colleen đơn giản trả lời rằng cô quên rồi.
Không những thế, điều khiến tòa băn khoăn nhất là chuyến viếng thăm ngắn ngủi của Colleen với gia đình trong thời gian bị Cameron bắt cóc. Đây là cơ hội rõ ràng để cô trốn thoát nhưng Colleen vẫn tự nguyện quay về với Cameron.
Giáo sư Lunde, giảng viên môn thần kinh học của Đại học Dược Stanford đã ra phân tích trước tòa. Ông đưa ra nhiều trường hợp khác liên quan tới vấn đề bắt cóc và gạt bỏ những quan điểm về sự tẩy não. Sau những lập luận khá thuyết phục để bảo vệ cho Cameron, Lunde khẳng định không có chuyện một người chịu đựng sự bất động khi bị giam trong chiếc hộp đó trong thời gian dài như thế mà không bị những cơn co thắt về cơ bắp. Tức là Colleen đã nói dối mọi người về thời gian bị bắt cóc của mình.
Janice Hooker, quá khứ và hiện tại
Ngược lại, điều tra viên McGuire lại chỉ ra rằng Colleen phải làm vườn, đào hầm nên tránh được tình trạng bệnh tật trong khi bị nhốt trong chiếc hộp. Cô cũng chỉ ra rằng Lunde đã không nghiên cứu hồ sơ vụ án kỹ, thậm chí chưa bao giờ thẩm vấn riêng Colleen hay Janice. Ông này chỉ nghiên cứu vụ án dựa trên bản ghi âm cuộc gặp giữa giáo sư Hatcher với Cameron.
Lập luận này khiến bồi thẩm đoàn không chấp nhận quan điểm của giáo sư Lunde.
Sau 5 tuần xét xử, ngày 25/10, phiên tòa tạm ngừng. Trong bản phát biểu kết thúc, McGuire tập trung tố Cameron về tội bắt cóc, hiếp dâm và lạm dụng tình dục. McGuire cho rằng Colleen bị giam cầm trong khi Papendick cho rằng những hành động của cô gái là tự nguyện.
Mặc dù bồi thẩm đoàn dường đồng tình với quan điểm Cameron có tội nhưng vẫn bối rối về tình cảm gắn bó của Colleen với kẻ bắt cóc mình. Bên công tố đã không giải thích một cách thuyết phục được về câu hỏi tại sao Colleen có nhiều cơ hội trốn thoát nhưng không làm gì. Đây sẽ là một quyết định rất khó khăn cho bồi thẩm đoàn.
Colleen Stan sau 2 năm được tự do (29 tuổi)
Bồi thẩm đoàn đã phải mất 3 ngày để xem xét các bằng chứng và thảo luận về mọi vấn đề. Tới ngày Halloween, họ mới đưa ra bản án.
Theo đó, Cameron Hooker bị tuyên phạm 10 trọng tội, bao gồm bắt cóc, hiếp dâm và các tội danh khác về tình dục. Khi nghe tòa tuyên án, Cameron không bộc lộ cảm xúc gì.
Ngày 22/11, tổng hình phạt dành cho Hooker được tòa tuyên là 104 năm tù. Luật sư bào chữa ngay lập tức kháng cáo.
Trả lời báo chí, Colleen thể hiện sự vui mừng khi Cameron Hooker sẽ không bao giờ có thể làm hại bất kỳ ai như đã từng gây tổn hại cho cô.
Về phần Colleen Stan, mặc dù cô gái vẫn cảm thấy hoang mang về cuộc đời những vẫn nỗ lực bắt nhịp với cuộc sống bằng các tìm một công việc, gặp bác sỹ tâm lý để thực hiện các liệu pháp tâm lý cũng như tới trường theo học ngành kế toán. Hai năm sau, trả lời phỏng vấn, cô nói giờ đã cảm thấy tốt hơn. Cô đã kết hôn và có một bé gái nhưng lại ly dị với chồng.
Trong một tài liệu, Colleen viết: "Cuộc đời tôi sẽ không khác với bất kỳ cuộc đời của ai khác". Cô trở thành một tình nguyện viên nhiệt tình về các vấn đề lạm dụng và tấn công tình dục. Thỉnh thoảng Colleen tham gia các buổi cảnh báo người trẻ về nguy cơ bị bắt cóc khi đi nhờ xe.
Trong phiên phúc thẩm, tòa bác đơn kháng cáo của Cameron Hooker và giữ nguyên mức án của y.
Theo khampha
Cô gái sống trong chiếc hộp (Kỳ 11) Những minh chứng tại tòa, phân tích của nhà tâm lý chống lại tội ác của Cameron. Tới lượt Colleen kể câu chuyện của mình. Tuy nhiên, người đứng lên trước tòa không phải Colleen mà là em gái của cô, Bonnie Sue Martin. Bonnie có vóc dáng giống chị mình và rất muốn kẻ hãm hại Colleen phải trả giá nên đã...