30 năm sau thảm họa Chernobyl, dấu vết phóng xạ vẫn còn hiện diện
Ở Orane, ngôi làng nhỏ cách thị trấn Pripyat vài cây số và nằm trong vùng cách ly thảm họa hạt nhân Chernobyl, những dấu vết của phóng xạ vẫn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày.
Đu quay Pripyat, công trình chưa bao giờ đi vào hoạt động, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của thảm họa hạt nhân Chernobyl tại Ukraine. Nhiếp ảnh gia Raul Moreno, người thực hiện bộ ảnh này cho Washington Post, cho biết khi bước vào vùng cách ly, “bạn cảm thấy một sự cô đơn khó chịu, một sự bồn chồn ở lại với bạn”.
Một thợ săn đang đi săn sói ở vùng rìa của khu vực cách ly. Kể từ khi thảm họa hạt nhân xảy ra, vùng đất này vắng bóng con người và đó là lý do các loài động vật hoang dã, bao gồm chó sói, phát triển mạnh về số lượng.
Bà Praskovie Afanesievna và chồng mình là Alexander chưa hề rời khỏi ngôi nhà của mình kể từ khi thảm họa xảy ra cách đây hơn 30 năm, dù cho nơi họ sinh sống nằm bên trong vùng cách ly – khu vực có bán kính 30 km tính lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi xảy ra vụ nổ.
Một quả táo bị nhiễm phóng xạ ở bên trong vùng cách ly. Khu vực có diện tích 2.600 km vuông này hiện là một trong những nơi nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên Trái Đất, phần lớn nằm trên lãnh thổ Ukraine nhưng cũng có một phần của Nga và Belarus.
Video đang HOT
Một gia đình ăn trưa tại làng Budka thuộc lãnh thổ Belarus. Việc không có đủ nguồn lực kinh tế khiến cho hầu hết gia đình nằm trong hoặc bên cạnh vùng cách ly phải tiêu thụ những thực phẩm mà họ tự nuôi trồng, vốn có khả năng cao bị nhiễm phóng xạ.
Một bệnh nhân đang được điều trị bệnh liên quan đến nhiễm phóng xạ tại bệnh viện Ivankiv ở Ukraine. Cây cối bên trong vùng cách ly sẽ hút phóng xạ từ đất và đi vào cơ thể người dân, khiến họ hấp thụ các chất như cesium 137 và strontium 90.
Một hình vẽ grafiti trên tường một công viên trong khu vực, vốn luôn có cảm giác rất u ám. Đằng xa là lò phản ứng số 4, nơi xảy ra vụ tai nạn lịch sử vào năm 1986.
Việc sử dụng sữa bò từ các khu vực bị ô nhiễm phóng xạ đã gây ra nhiều trường hợp ung thư tuyến giáp ở Ukraine và Belarus.
Polina bị bỏ lại ngay sau khi được sinh ra ở một trại trẻ mồ côi phía nam Belarus. May mắn là ngay sau đó có một gia đình nhận nuôi cô. Những dị tật sơ sinh của cô gái được cho là có liên quan đến việc mẹ ruột của cô sinh năm 1986.
Ivan Shavrei được coi là anh hùng dân tộc của Ukraine. Ông là một trong những lính cứu hỏa đầu tiên có mặt ở hiện trường vào đêm xảy ra vụ nổ.
Nhìn từ bên ngoài, Lilla Kovaleva rất đỗi bình thường, nhưng cô bé người Belarus mắc phải những vấn đề tâm thần.
Một củ khoai tây từ khu vực bị ô nhiễm phóng xạ ở Chernobyl.
Ảnh: Raul Moreno/Washington Post
Theo Zing.vn
Chụp ảnh ngực trần ở vùng thảm họa Chernobyl, cô gái xinh đẹp bị "ném đá" dữ dội
Sau khi các bức ảnh "đốt mắt" người xem được chia sẻ trên mạng xã hội, cô gái để ngực trần chụp ảnh bị cộng đồng mạng lên án vì cho rằng hành động này thiếu tôn trọng những người đã mất trong thảm họa hạt nhân Chernobyl.
Cô gái xinh đẹp bị dân mạng "ném đá" vì chụp ảnh "nóng bỏng" tại vùng thảm họa Chernobyl
Theo Daily Star, một cô gái với tài khoản Instagram "nz.nik" đã thoát y để thực hiện bộ ảnh tại thành phố Pripyat, Ukraine - nơi từng là chỗ ở của công nhân nhà máy điện nguyên tử Chernobyl và bị bỏ hoang sau thảm họa hạt nhân kinh hoàng.
Một số bức ảnh cho thấy cô gái chỉ mặc mỗi đồ lót hoặc để ngực trần tạo dáng với nền ảnh là cảnh hoang tàn đổ nát.
Những bức ảnh được chia sẻ trên Instagram vài ngày trước và thu hút được sự chú ý lớn.
Hầu hết người dùng Instagram chỉ trích hành động của cô gái xinh đẹp. Họ cho rằng cô gái này thiếu tôn trọng những người thiệt mạng trong thảm họa Chernobyl.
Nhiều người cho rằng các bức ảnh hở hang của cô gái thể hiện sự thiếu tôn trọng những người đã mất trong thảm họa hạt nhân
"Cô ta có vấn đề gì không vậy?", một tài khoản viết. Trong khi một người khác bình luận nặng nề hơn: "Đây là đỉnh cao của sự ngu ngốc".
Những bức ảnh nhạy cảm của cô gái xuất hiện trên Instagram sau khi một loạt người dùng mạng xã hội này thi nhau chia sẻ ảnh của họ tại thành phố bỏ hoang Pripyat. Nhiều du khách đổ tới đây tham quan trong các tour du lịch có hướng dẫn nghiêm ngặt.
Thảm họa hạt nhân Chernobyl - vụ tai nạn lớn nhất trong toàn bộ lịch sử ngành năng lượng hạt nhân thế giới - xảy ra ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (lúc ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) gặp sự cố và phát nổ.
Theo tạp chí Time, thống kê của Liên Hợp Quốc năm 2005 cho biết, khoảng 4.000 người thiệt mạng do thảm họa hạt nhân Chernobyl. Trong khi, khoảng 100.000 người được sơ tán đến nơi an toàn. Khu vực xảy ra sự cố trở thành vùng cách ly đặc biệt.
Theo Danviet
Sau 33 năm, điều kỳ lạ đang diễn ra tại vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl Báo cáo bất ngờ từ Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết khu vực cách ly trong thảm họa Chernobyl vô tình trở thành khu bảo tồn độc đáo cho đa dạng sinh học. LHQ đưa ra báo cáo gây bất ngờ về thảm họa hạt nhân Chernobyl Thảm họa hạt nhân Chernobyl - vụ tai nạn lớn nhất trong toàn bộ lịch sử...