30% học sinh tốt nghiệp THCS không học lên THPT: Hiệu quả bước đầu từ công tác phân luồng?
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy hàng năm, có khoảng trên 30% học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục học lên THPT. Như vậy, đây có được xem là hiệu quả bước đầu của công tác phân luồng học sinh sau THCS hay không?
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, đến nay, công tác phân luồng đã đạt kết quả bước đầu, số học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục học lên THPT hiện chiếm trên 30%. Công tác dạy nghề phổ thông đã có những chuyển biến tích cực, hiệu quả, gắn lý thuyết với thực hành và thực tiễn. Việc lựa chọn học nghề phổ thông của học sinh đã chuyển dần theo hướng phù hợp với nhu cầu phát triển kỹ năng, phục vụ nhu cầu lao động của xã hội.
Thực tế là hiện nay cũng đã có những chuyển biến nhất định trong tư duy của một số phụ huynh học sinh. Thay vì nhất định phải cố gắng chạy đua vào lớp 10, các bậc phụ huynh đã cân nhắc đến khả năng và nguyện vọng thực tế của con, để chọn các hình thức giáo dục khác cho con thay vì nhất định phải thi THPT.
Hiện nay nhiều học sinh đã chọn giải pháp học nghề sau THCS thay vì học lên THPT. Ảnh:T.F
Có được những thay đổi nhất định ở nhận thức của phụ huynh và người học, có hiệu quả ở công tác phân luồng, có vai trò quan trọng của công tác hướng nghiệp, trong đó có cả hướng nghiệp cho gia đình học sinh.
Bên cạnh đó là những vấn đề chính sách liên quan. Mới đây, báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thể hiện rõ đề xuất học xong CĐ nhưng không có bằng THPT được học liên thông thẳng lên ĐH. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chúng ta đang thực hiện chủ trương phân luồng sau THCS, phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh vào học giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vì vậy, cần có cơ chế khuyến khích người học phân luồng sang giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Video đang HOT
Hiện nay, theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, người học trình độ trung cấp có bằng tốt nghiệp THCS, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ CĐ thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, để làm rõ hơn về cơ chế liên thông, tạo thuận lợi cho người học được học liên thông và giải quyết vấn đề phân luồng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra, Dự thảo Luật quy định người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, trên cơ sở đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng và chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Điều 10);
Bổ sung quy định “Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa THPT” (Điều 28) để tạo điều kiện cho người tốt nghiệp THCS học trung cấp có đủ điều kiện khi liên thông lên CĐ.
Đồng thời, giao Chính phủ quy định quy trình liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân (Điều 10) để bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.
Như vậy, với nhiều giải pháp đồng bộ, con số phân luồng học sinh sau THCS đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng, tỷ lệ học sinh sau THCS đi học nghề còn ít, số học sinh tham gia ngay vào thị trường lao động chưa qua đào tạo còn cao. Công tác tuyên truyền về hướng nghiệp, phân luồng còn hạn chế.
Khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới, Bộ yêu cầu các địa phương, các cơ sở giáo dục triển khai nghiêm túc Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong GDPT giai đoạn 2018-2025.
T.Fan
Theo PLXH
Học sinh tốt nghiệp THCS có thể học liên thông lên trình độ cao đẳng
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH có văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo năm 2019 đối với các Sở LĐTBXH, Sở GDĐT và các cơ quan, đơn vị liên quan, trong đó hướng dẫn học sinh tốt nghiệp THCS, THPT đăng ký dự tuyển vào học GDNN.
Theo đó, để làm tốt công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo năm 2019 và các năm tiếp theo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện 6 nội dung.
Đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp của học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự tuyển vào GDNN trực tiếp tại các trường phổ thông. Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự tuyển vào GDNN trực tiếp tại Sở LĐTBXH. Tuyển sinh và đào tạo liên thông trình độ cao đẳng đối với người tốt nghiệp THCS. Tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp. Và tổ chức thực hiện tuyển sinh, phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào học giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2025 có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ sơ cấp, trung cấp (ảnh minh họa)
Thí sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT có thể đăng ký vào học giáo dục nghề nghiệp bằng các hình thức: đăng ký trực tiếp trên Phiếu đăng ký dự tuyển vào GDNN, đăng ký trực tuyến trên website của Tổng cục GDNN hoặc trên trang thông tin điện tử của Sở LĐTBXH của địa phương hoặc trên các trang thông tin điện tử của các trung tâm GDNN, trường Trung cấp, trường cao đẳng.
Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự tuyển vào GDNN trực tiếp tại các trường phổ thông như sau: (1) Phát phiếu dự tuyển vào GDNN -> (2) Đăng ký của thí sinh -> (3) Trường THCS, THPT, TTGDTX tổng hợp gửi Sở LĐTBXH -> (4) Sở LĐTBXH tổng hợp gửi cơ sở GDNN -> (5) Cơ sở GDNĐ tổ chức xét tuyển (thi tuyển) và thông báo kết quả dự tuyển cho thí sinh.
Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ dự tuyển vào GDNN trực tiếp tại Sở LĐTBXH: (1) Đăng ký dự tuyển vào GDNN của thí sinh -> (2) Sở LĐTBXH tổng hợp gửi cơ sở GDNN -> (3) Cơ sở GDNN tổ chức xét tuyển (thi tuyển) và thông báo kết quả dự tuyển cho thí sinh.
Người tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng có thể đăng ký dự tuyển theo các phương thức trong quy định. Tuy nhiên, trong quá trình học phải hoàn thành chương trình văn hóa THPT theo quy định của Bộ GDĐT và chương trình học nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng.
Văn bản cũng nhấn mạnh đến việc tổ chức thực hiện tuyển sinh, phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào học GDNN theo Quyết định số 522/QĐ-TTg, đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ sơ cấp, trung cấp; 40% học sinh tốt nghiệp THPT vào học cao đẳng; Đến năm 2025 ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ sơ cấp, trung cấp; 45% học sinh tốt nghiệp THPT vào học cao đẳng.
Phương Anh
Theo toquoc
Bộ GD&ĐT thừa nhận nguyên nhân liên đới đối với gian lận thi cử năm 2018 Lần đầu tiên, với trách nhiệm là người đứng đầu ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận cụ thể nguyên nhân liên đới của Bộ đối với những gian lận thi cử xảy ra tại Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang năm 2018. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định kỳ thi THPT quốc gia đã kế thừa...