30 F0 bị các chốt tại TP.HCM phát hiện, xử lý ra sao?
Công an TP.HCM cho biết từ ngày 23-8 đến nay, qua khai báo di chuyển nội địa, các chốt phát hiện 30 F0 ra đường.
Vậy khi F0 đến chốt, cách nào các chiến sĩ trực chốt phát hiện được? Và F0 bị xử lý ra sao?
Lực lượng chức năng kiểm tra mã QR khai báo di chuyển nội địa tại chốt đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM – Ảnh: MINH HÒA
Chiều 31-8, tại buổi họp báo về COVID-19, thượng tá Lê Mạnh Hà – phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM – thông tin nhờ có việc khai báo y tế thông qua mã QR (khai báo di chuyển nội địa của Bộ Công an), từ ngày 23-8 đến nay, Công an TP phát hiện được 30 F0 (người nhiễm COVID-19) di chuyển trên đường, qua các chốt.
F0 được cập nhật trong hệ thống dữ liệu dân cư
Ngày 1-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết thông tin F0 được Sở Y tế TP.HCM cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Video đang HOT
Khi người dân khi đến chốt, khai báo y tế qua phần mềm di chuyển nội địa, thông tin của người dân được hiển thị để cán bộ tại chốt kiểm tra. Khi đó, lực lượng tại chốt sẽ thấy được những thông tin mà cơ quan chức năng đã cập nhật trong hệ thống. Nếu nằm trong danh sách F0 sẽ bị phát hiện và cưỡng chế đưa về địa phương cách ly, xử lý.
Phần mềm khai báo di chuyển nội địa còn lưu lại lộ trình di chuyển của người dân. Nên việc truy vết F0 sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, nếu F0 qua chốt mà chưa phát hiện kịp thời thì lực lượng chức năng tại chốt sẽ nhanh chóng báo về địa phương nơi F0 sinh sống và có hướng phối hợp giải quyết.
“Lực lượng tại chốt sẽ báo về địa phương nơi F0 sinh sống để thực hiện các biện pháp cách ly y tế, xem người này đi ra đường làm gì, nếu có giấy đi đường thì thu hồi ngay và thực hiện các biện pháp siết chặt quản lý F0 tại địa phương” – ông Hà giải thích.
Cũng theo thượng tá Hà, 30 F0 trên chỉ mới thông báo kết quả về địa phương và y tế để xác minh, làm rõ, vẫn chưa có kết quả cụ thể.
Xử lý hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM), đối với hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật”, “không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” là những hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 3, 7, điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Nếu 30 F0 bị Công an TP phát hiện khi qua chốt thông qua “khai báo di chuyển nội địa” mà trước đó F0 biết mình đã bị nhiễm bệnh COVID-19 nhưng không khai báo và chấp hành biện pháp cách ly thì có hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi của 30 F0 này, nếu chưa gây ra hậu quả hoặc chưa có căn cứ để xác định việc những người này đã gây hậu quả là làm lây lan dịch bệnh cho người khác nên có thể họ sẽ bị xử phạt hành chính 2 lỗi: theo điểm a, khoản 3, điều 7 nghị định 117/2020 của Chính phủ về lỗi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân” với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và lỗi “trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A…” theo điểm b, khoản 2, điều 11 nghị định số 117/2020 của Chính phủ với mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trong trường hợp xác minh, làm rõ đã gây ra lây nhiễm cho người khác thì có thể sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về “tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại điều 240 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trước đó, chiều 31-8, tại buổi họp báo, thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết hiện nay Công an TP đang phối hợp với Sở Y tế, cùng các cơ quan nghiệp vụ cập nhật dữ liệu F0 vào dữ liệu dân cư. Trong bối cảnh F0 trong cộng đồng nhiều như hiện nay, việc khai báo y tế sẽ giúp cơ quan chức năng nhanh chóng phát hiện ngay F0 ra đường để có biện pháp xử lý phù hợp, tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
TP.HCM lên phương án ngăn đua xe trái phép dịp 30/4
Công an TP.HCM được giao nhiệm vụ xây dựng phương án ngăn chặn, trấn áp "quái xế" đua xe trái phép dịp lễ 30/4-1/5.
Ngày 24/4, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, UBND TP.HCM đã yêu cầu các đơn vị liên quan lên phương án đảm bảo an toàn giao thông và vui chơi của người dân dịp dịp lễ 30/4-1/5.
UBND TP giao Công an TP.HCM phối hợp các đơn vị liên quan tiếp tục duy trì hiệu quả công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông gắn với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Các đơn vị này cần xử lý nghiêm các hành vi dẫn đến tai nạn, ùn tắc giao thông; có phương án ngăn chặn, xử lý, trấn áp hiệu quả người tụ tập đua xe trái phép.
Công an TP.HCM sẽ trấn áp, xử lý nghiêm người đua xe trái phép. Ảnh: M.K.
Sở GTVT có nhiệm vụ phối hợp Công an TP.HCM xây dựng phương án vận tải, phân luồng và điều tiết giao thông hợp lý trong dịp lễ, kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến xe trái phép, xử lý xe chở quá số người quy định và công bố đường dây nóng tiếp nhận các vụ việc liên quan đến giao thông.
UBND TP cũng giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến luận giao thông, kiến thức phòng dịch cho người dân khi tham gia giao thông.
Thường trực Ban An toàn giao thông TP.HCM là đầu mối theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ trên.
Cô gái miền Tây bỏ phố lên Đà Lạt làm vườn Mặc dù quê ở miền Tây sông nước nhưng cô gái 9X lại chọn Đà Lạt làm nơi bỏ phố về quê với mong muốn tìm hạnh phúc và bình yên bởi đời người chỉ sống một lần. Cô gái miền Tây chọn Đà Lạt trải nghiệm . Ảnh HỒNG NHUNG Chọn Đà Lạt làm nơi bỏ phố về quê Sinh ra và...