3 yếu tố khiến thị trường tăng điểm bất chấp Covid-19
3 yếu tố kết hợp với nhau khiến thị trường chứng khoán đi ngược với diễn biến nền kinh tế, theo quan điểm của Michael Burry, bao gồm: chính sách lãi suất 0% (ZIRP), hiện tượng “không có lựa chọn nào khác” (TINA) và hiệu ứng “lo sợ bị bỏ lỡ” (FOMO).
Thị trường chứng khoán thế giới cũng như Việt Nam đang cùng chứng kiến hiện tượng kỳ lạ: kinh tế suy thoái nặng nề nhưng thị trường chứng khoán lại hồi phục mạnh mẽ.
Nhiều quan điểm lý giải cho hiện tượng này đã được VietnamFinance gửi tới bạn đọc, chẳng hạn như quan điểm về một “đại bull-trap” (xem thêm: ‘Đại bull-trap’ năm 2020) hay góc nhìn của nhà kinh tế học Paul Krugman nhấn mạnh rằng “thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế” và “chứng khoán mạnh bởi vì toàn bộ nền kinh tế yếu” (xem thêm: Kinh tế sụp đổ, cổ phiếu tăng giá: Điều gì đang diễn ra?).
Mới đây, Michael Burry – nhà quản lý quỹ nổi danh với thương vụ “The Big Short” trong khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 (đã được chuyển thể thành phim) – đã đưa ra lý giải của ông về “hiện tượng lạ” này.
Burry chỉ mới xuất hiện trên Twitter khi cuộc khủng hoảng Covid-19 nổ ra. Thực tế thì nội dung mà ông đăng rất ít khi nói về thị trường chứng khoán mà thường xoay quanh các quan điểm của ông về biện pháp đối phó với dịch Covid-19 (ông tốt nghiệp đại học y), trong đó nổi bật là quan điểm cho rằng các biện pháp “đóng cửa” nền kinh tế diện rộng là “quá mức” và đẩy người nghèo, người yếu thế vào cảnh khốn cùng.
Trong bài đăng gần nhất trên Twitter, Burry đã nêu ra 3 lý do khiến thị trường chứng khoán tăng điểm ngược dòng với diễn biến kinh tế.
Thứ nhất là chính sách lãi suất 0% (ZIRP – zero interest rate policy). Thứ hai là hiện tượng “không có lựa chọn nào khác” (TINA – there is no alternative), hàm ý rằng không có kênh đầu tư nào lý tưởng hơn chứng khoán ở thời điểm hiện tại. Thứ ba là hiệu ứng “lo sợ bị bỏ lỡ” (FOMO – fear of missing out), ám chỉ đông đảo nhà đầu tư mặc dù ban đầu đánh giá thị trường tăng lên là tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng do thị trường tăng quá mạnh, họ sợ bỏ lỡ cơ hội nên cũng nhảy vào mua.
Ngoài ra, một lý do khác cũng được Burry nhắc đến là nhu cầu của nền kinh tế sẽ trở lại nhanh hơn dự kiến.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Burry cũng cảnh báo sự hồi phục nguồn cung của nền kinh tế sẽ “không nhiều lắm”. Kết hợp với mối lo lạm phát, ông cho rằng cuối cùng, thị trường có thể sốc và sợ hãi.
“Hiện tượng lạ” trên thị trường chứng khoán vẫn đang thu hút sự chú ý của rất nhiều tầng lớp. Nhiều tranh luận được đẩy lên cao trào, như trường hợp chuyên gia kinh tế Robert J. Shiller – người từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2013, nổi tiếng với cuốn sách “Lạc quan tếu” – tranh luận với nhà kinh tế học Burton G. Malkiel của Đại học Princeton, người viết cuốn sách “Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall” – về tính hiệu quả của thị trường chứng khoán nhìn từ “hiện tượng lạ” trên.
Paul Krugman, sau bài viết Kinh tế sụp đổ, cổ phiếu tăng giá: Điều gì đang diễn ra? đăng trên tờ The New York Times, tiếp tục đưa ra quan điểm phản bác một số ý kiến lý giải cho hiện tượng chứng khoán và kinh tế diễn biến trái chiều, đặc biệt là quan điểm cho rằng sự phục hồi của thị trường chứng khoán là do các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mô hình phục hồi hình chữ “V” của nền kinh tế.
Chàng trai Hà Nội trúng tuyển đại học hàng đầu Mỹ
Trần Xuân Tùng, học sinh Việt Nam đầu tiên giành HCV Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế, trúng tuyển Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Princeton.
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thông báo kết quả tuyển sinh vào nửa đêm 14/3, Tùng và gia đình thức đợi kết quả. Trước đó Tùng trúng tuyển Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nhưng bị năm trường ở Mỹ từ chối. Kết quả không may mắn đó khiến em thấp thỏm lo âu.
1h sáng 15/3, gia đình Tùng vui mừng khi nhận thư báo trúng tuyển với mức hỗ trợ tài chính 70.000 USD (hơn 1,6 tỷ đồng) mỗi năm từ MIT, tương đương toàn bộ học phí và chi phí ăn ở. Theo US News & World Report, MIT xếp thứ hai các đại học tốt nhất thế giới năm 2020, thứ ba trong danh sách đại học Mỹ năm 2020, đồng hạng với Yale, Columbia.
Sau khi kiểm tra thư cùng mức hỗ trợ tài chính, Tùng rút hồ sơ bảy trường tại Mỹ và tất cả trường ở các quốc gia khác, chỉ để lại số ít để cân nhắc thêm. "Mỗi năm, MIT thường chỉ nhận hai học sinh Việt Nam nên dù nộp hồ sơ em không dám hy vọng nhiều. Đến giờ, em vẫn chưa tin mình đỗ MIT", chàng trai cao gầy nói.
Cuối tháng 3, Tùng tiếp tục nhận email trúng tuyển từ Đại học Princeton, đứng thứ tám trong danh sách đại học thế giới năm 2020, thứ nhất danh sách đại học Mỹ. Sau khi cân nhắc, em quyết định chọn MIT.
Trần Xuân Tùng là học sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương vàng Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế. Ảnh: Summit.
Sinh năm 2001, Tùng là cựu học sinh lớp Vật lý 1 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Từ nhỏ, Tùng đã tự hỏi "Tại sao bầu trời vào ban đêm lại tối?" hay "Những vì sao lấp lánh trên bầu trời đến từ đâu?". Lên THCS, nhờ đọc sách của nhiều nhà vật lý nổi tiếng như Carl Sagan, Brain Greene, Richard Feynman, sự tò mò chuyển thành niềm say mê với vũ trụ và cuộc sống tự nhiên. Mong muốn được nghiên cứu sâu môn Vật lý và Vật lý thiên văn, Tùng thi vào trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và trúng tuyển lớp Vật lý 1.
Để theo đuổi Vật lý, Tùng bảo quan trọng nhất là có tính tò mò. Em hay hoài nghi về những điều đã được công nhận và mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết, từ đó gợi lên động lực khám phá. Tùng lấy ví dụ nếu chỉ nghe giảng và dùng một phương trình trong Vật lý, học sinh sẽ bị giới hạn kiến thức. Nhưng nếu đặt câu hỏi "Tại sao phương trình này lại như vậy?", học sinh có thể khám phá nhiều kiến thức, làm giàu vốn hiểu biết. Sự tò mò còn khiến Tùng luôn nghĩ đến những điều chưa thể lý giải, từ đó càng say mê Vật lý.
Kết hợp học trên lớp, Tùng tự tìm tài liệu, sách chuyên ngành bằng tiếng Anh qua Internet, xem chương trình về Thiên văn học như series tài liệu Cosmos (Vũ trụ) của nhà vật lý học Carl Sagan và Neil Degrasse. Những điều chưa hiểu, em ghi chú lại và thảo luận cùng thầy cô hoặc bạn bè chung sở thích. Có nền tảng kiến thức tốt, Tùng tham gia đội tuyển Vật lý của trường, nhờ đó được học thêm về Vật lý thiên văn.
Lên lớp 10, bên cạnh học chính khóa, Tùng đăng ký luyện thi chuẩn hóa. Em đạt 1420/1600 điểm SAT I và điểm tuyệt đối (800/800) hai môn Toán, Vật lý tại SAT II, điểm tuyệt đối (5/5) bốn môn AP. Tùng bộc bạch điểm SAT I còn khiêm tốn trong khi nhiều bạn cùng trường đạt trên 1500. Dù vậy, gia đình không so sánh với bạn bè xung quanh khiến em có thể tập trung phát triển đam mê ở môn Vật lý.
"Đạt điểm cao có lợi thế riêng nhưng em nghĩ không nên vì vậy mà đặt áp lực cho bản thân. Em đầu tư thời gian cho điểm mạnh, tìm cách thể hiện riêng cho hồ sơ của mình", Tùng nói.
Thông thường học sinh nộp hồ sơ ứng tuyển đại học Mỹ từ giữa năm lớp 12, Tùng cũng dự kiến như vậy, nhưng phải lùi một năm để thi Olympic quốc tế. Tháng 11/2018, Tùng sang Trung Quốc dự kỳ thi Olympic về Thiên văn học và Vật lý thiên văn quốc tế 2018 và trở thành học sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương vàng. Ngay sau đó, Tùng tiếp tục ôn luyện cho kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế 2019 tổ chức tại Israel và mang về tấm huy chương vàng thứ hai.
Một năm hoãn du học, Tùng học được nhiều điều giá trị. Đó là cơ hội được sử dụng tiếng Anh trong nghiên cứu, trò chuyện với bạn bè quốc tế và trau dồi khả năng làm việc nhóm. Đó còn là trải nghiệm văn hóa tại các vùng đất, sống tự lập và học cách thích nghi với môi trường mới.
Trở về từ Olympic Vật lý quốc tế vào tháng 8/2019, Tùng mới tìm hiểu yêu cầu của các trường đại học để hoàn thiện hồ sơ du học. Em ôn thi TOEFL, ACT, viết bài luận, gấp rút hoàn thành hồ sơ nộp vào MIT trong đợt tuyển sinh sớm tháng 11/2019 và Đại học Princeton cùng một số trường khác vào tháng 1/2020.
Đã quen với những ngày ôn thi Olympic chỉ ngủ 5-6 giờ, Tùng bảo thời gian chuẩn bị hồ sơ gấp rút nhưng không làm em áp lực. Để giải quyết nhiều nhiệm vụ cùng lúc, Tùng tự lên kế hoạch làm việc một ngày, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.
Vốn say mê con số hơn con chữ, khi đặt bút viết bài luận chính, Tùng có hai rào cản là chọn đề tài và cách viết. Xác định viết về niềm say mê với Vật lý nhưng ý tưởng quá rộng, Tùng không muốn triển khai theo hướng liệt kê thành tích. Thay vào đó, em kể về kỷ niệm đi tìm lời giải cho những câu hỏi khoa học, từ đó có cái nhìn trưởng thành hơn về quá trình tiếp nhận ý tưởng và đóng góp cho khoa học.
Bài viết gửi cho cố vấn liên tục bị trả về, Tùng không còn nhớ số bài không đạt. Em dành nhiều thời gian để viết luận, viết không được thì chuyển sang đọc sách về Thiên văn học để tham khảo cách viết của các nhà vật lý. Trên bàn học của Tùng tại nhà riêng, sách và tài liệu khoa học chất cao, giấy viết xếp kín mặt bàn. Một ngày cuối tháng 10/2019, bài luận gửi đi được thầy cố vấn nhận xét tốt, Tùng "vui như bắt được vàng", đem nộp cùng hồ sơ ứng tuyển các đại học.
Tùng nộp hồ sơ vào MIT, Princeton vì tạo nhiều điều kiện học tập và nghiên cứu ngành Vật lý, thúc đẩy tối đa sự sáng tạo của sinh viên. Hai trường này cùng Yale, Harvard, và Amherst có chính sách tuyển chọn sinh viên quốc tế dựa trên hồ sơ năng lực, không đánh giá khả năng tài chính. Sau khi thí sinh trúng tuyển, trường mới xem xét hồ sơ tài chính và sẵn sàng hỗ trợ toàn bộ chi phí.
Chàng trai Hà Nội dự định đăng ký ngành Vật lý cùng với Triết học vì muốn tìm hiểu sâu hơn về thế giới quanh ta. Triết học cũng là đề tài Tùng say mê tìm hiểu từ những năm THPT nhưng chưa có cơ hội học tập nghiêm túc. "Hai lĩnh vực này sẽ cho em một cái nhìn đa chiều hơn về thế giới với nhiều điều hấp dẫn đang chờ khám phá", Tùng nói.
Là cố vấn du học tại Tổ chức giáo dục Summit, thầy Myo Min nhận xét Tùng quyết tâm, chăm chỉ, không lấy các kỳ thi Olympic làm cớ để ngừng hoàn thiện và khám phá lĩnh vực mới. "Tùng bắt đầu hành trình chuẩn bị với tình yêu Vật lý nhưng dè dặt khi trò chuyện bằng tiếng Anh hoặc chủ đề ngoài lĩnh vực thế mạnh. Qua trau dồi, Tùng trở nên tự tin, cởi mở hơn. Thái độ cầu tiến giúp em bứt phá và ghi điểm trong mắt hội đồng tuyển sinh", thầy Myo Min nói.
Từ hành trình chinh phục ước mơ du học, Tùng nhắn nhủ những bạn có thế mạnh trong lĩnh vực khoa học hãy cởi mở tiếp cận các góc nhìn khác để làm đa dạng hồ sơ. "Cơ hội học tập trải rộng, đừng buồn kể cả khi kết quả không được như mong muốn. Kết quả đại học không định nghĩa con người bạn", Tùng nói.
SARS-CoV2 có thể tồn tại trên bề mặt tới 3 ngày Một nghiên cứu mới nhất từ các nhà khoa học Mỹ cho thấy SARS-CoV2 có thể tồn tại vài giờ trong không khí và trên bề mặt tới nhiều nhất là 3 ngày. Kết quả thí nghiệm được công bố ngày 11/03 cho biết virus SARS-CoV2 có thể lây lan trong không khí cũng như qua tiếp xúc với những vật thể do...