3 trường đại học tổ chức diễn đàn khoa học quốc tế bàn về bảo hộ thương mại
Trường ĐH Thương mại, trường ĐH Kinh tế – ĐH Huế và ĐH Sofia (Bulgary) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại”.
Đây là một diễn đàn khoa học để các nhà quản lý kinh tế, nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân, nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về tác động của bảo hộ thương mại đến tổ chức, điều hành trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như quản trị của các tổ chức, các doanh nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế và thương mại Việt Nam.
Các nhà khoa học dự hội thảo
GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho biết, cuối năm 2019, sự bùng phát của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn thế giới đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe, đồng thời đã có những tác động lớn định hình lại hệ thống thương mại và thị trường toàn cầu.
Bối cảnh dịch bệnh mới này đã buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa, gây ra tình trạng thất nghiệp, tiêu dùng giảm, dòng chảy hàng hóa và hoạt động sản xuất, phân phối bị gián đoạn.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự kiến thương mại toàn cầu sẽ giảm mạnh ở mức kỷ lục từ 13-32% trong năm 2020. Các khu vực gặp nhiều nguy cơ nhất là Bắc Mỹ và châu Á. Theo kịch bản xấu nhất, xuất khẩu của những nước này có thể giảm lần lượt 40% và 36%. Thương mại châu Âu và Nam Mỹ cũng sẽ sụt giảm hơn 30%.
Nhóm các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã cam kết duy trì một môi trường đầu tư và thương mại tự do, công bằng, không phân biệt, minh bạch, có thể dự đoán và ổn định. Tuy nhiên, các biện pháp thương mại đáp ứng trong tình hình dịch Covid-19 có xu hướng bị chia rẽ.
Video đang HOT
Trước bối cảnh khó khăn trên, với các giải pháp hợp lý được Đảng và Nhà nước triển khai thực hiện, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu vượt bậc.
Năm 2019, tăng trưởng kinh tế đạt 7,02%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực, thế giới; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp dưới 4%…
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Đây là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam xuất siêu với 9,94 tỷ USD, vượt xa so với con số kỷ lục 7,2 tỷ USD được thiết lập năm 2018. Kết quả này đã đưa Việt Nam lọt top 30 quốc gia có tăng trưởng xuất nhập khẩu tốt trên thế giới.
Từ thực tế trên, các nhà khoa học đã gửi tới hội thảo trên 150 bài viết, tập trung vào 3 nội dung chính là Bảo hộ thương mại, Các hiệp định thương mại tự do và một số chủ đề khác bao gồm các nội dung nghiên cứu theo một số lĩnh vực cụ thể: quản trị và phát triển nguồn nhân lực, liên kết phát triển kinh doanh của các tỉnh, vùng; thương mại điện tử và kinh doanh online; các hoạt động đổi mới trong quảng cáo, marketing, thương hiệu đối với sản phẩm hàng hoá; hành vi tiêu dùng của khách hàng;…
Hội thảo với chủ đề “Phát triển kinh tế và thương mại Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại” thực sự có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Năm 2020: Thí sinh sẽ phải tham gia bao nhiêu đợt thi vào đại học?
Thí sinh sẽ phải tham gia bao nhiêu đợt thi của các trường? nếu thí sinh dùng kết quả thi của trường này để xét tuyển vào trường khác thì có được không? Rủi ro kỹ thuật khi tổ chức kỳ thi?
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện phương án phương án thi mới tốt nghiệp THPT 2020 để trình Chính phủ quyết định.
Phương án mới của Bộ GD&ĐT là Kỳ thi chỉ tập trung vào mục tiêu chính là xét tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá mặt bằng chất lượng học sinh phổ thông cả nước. Về tuyển sinh, các cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quyền tự chủ được quy định trong Luật.
Năm 2020: Thí sinh sẽ phải tham gia bao nhiêu đợt thi vào đại học?
Trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại cho rằng, với phương án mà Bộ GDĐT đưa ra thì việc tuyển sinh của các trường đại học năm 2020 có thể diễn ra theo các hướng:
Nhóm 1: Một số trường vẫn tuyển sinh theo phương án xét tuyển thông qua học bạ như những năm trước.
Nhóm 2: Một số trường sẽ tuyển sinh căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Nhóm 3: Một số trường ĐH lớn có uy tín đã công bố sẽ tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển.
GS Sơn phân tích, với nhóm 1, kết quả học tập học kỳ 2 năm nay được đánh giá không đồng nhất giữa các trường THPT, giữa các vùng miền do tổ chức dạy và học online.
Vậy nên, việc xét tuyển thông qua học bạ cũng là vấn đề chúng ta cần xem xét về tính khách quan, công bằng, yêu cầu về chất lượng tuyển sinh.
Với nhóm 2, chắc chắn một điều rằng, khi kỳ thi đã tinh giản môn thi, tinh giản kiến thức và mục tiêu chủ yếu của kỳ thi là phục vụ cho xét tốt nghiệp THPT thì việc xét tuyển sẽ không đáp ứng đầy các mục tiêu như: tính khách quan, công bằng và quan trọng hơn là chất lượng đầu vào .
Với nhóm 3, sẽ có một loạt các câu hỏi đặt ra: Chi phí tổ chức một kỳ thi, rủi ro kỹ thuật trong tổ chức (tính bảo mật, mức độ khó dễ của đề thi,...) do thời gian chuẩn bị cho kỳ thi tương đối gấp?; một trường tổ chức bao nhiêu môn thi? (vì trước kia trường đã sử dụng nhiều tổ hợp xét tuyển)
Thí sinh sẽ phải tham gia bao nhiêu đợt thi của các trường? (vì thí sinh có nhiều nguyện vọng); nếu thí sinh dùng kết quả thi của trường này để xét tuyển vào trường khác thì có được chấp nhận hay không? Chi phí tổ chức thi, các trường tính toán với nhau thế nào?....
Và một câu hỏi muôn thủa là tình trạng thí sinh ảo sẽ giải quyết ra sao khi các trường tổ chức thi độc lập cũng đồng nghĩa không có các "Nhóm xét tuyển" như những năm trước nữa.
GS Sơn cho rằng, sẽ rất khó khăn cho các trường lúc này khi phải lựa chọn một phương án tuyển sinh khả dĩ nhất khi mà Bộ GDĐT giao quyền tuyển sinh cho các trường ĐH.
Bởi vậy, theo GS Sơn có 2 phương án tối ưu nhất cho tuyển sinh đại học 2020 là:
- Phương án 1: Bộ chủ trì một kỳ thi "3 chung rút gọn" (rút gọn đợt thi, rút gọn số môn thi). Phương án này sẽ thuận lợi nhất cho các trường trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đó nhất thiết phải hình thành các nhóm xét tuyển như năm trước để hạn chế tình trạng thí sinh ảo.
- Phương án 2: Bộ GD&DT cần có sự chỉ đạo, hỗ trợ cho các trường đại học trong công tác tuyển sinh năm 2020 theo hướng các trường ĐH có cùng khối ngành đào tạo hoặc có các tổ hợp môn thi xét tuyển giống nhau cần hợp tác tổ chức kỳ thi chung của các trường đó.
"Không nên mỗi người mỗi ngựa, mạnh ai người đó chạy. Khi xây dựng phương án tuyển sinh cần tính đến quyền lợi của thí sinh. Đây có thể coi là giải pháp tình huống trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Và nếu nhìn xa hơn thì có thể coi là thời kỳ chuyển tiếp quá độ để tiến tới các trường đại học tự chủ hoàn toàn trong công tác tuyển sinh"- GS Sơn nhấn mạnh.
Hồng Hạnh ( ghi)
Đại học Huế công bố điểm sàn đại học năm 2020 Điểm sàn của nhiều ngành học thuộc các trường đại học thành viên Đại học Huế đều có sự thay đổi, tăng từ 1-3 điểm. Ngày 13/9, Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế cho biết, đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020 (điểm sàn). Điểm sàn Đại học năm 2020...