3 thực phẩm người lớn ăn tốt nhưng cho trẻ ăn “bằng mười hại con”
Có những thực phẩm với người lớn có thể an toàn nhưng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại có thể là “thuốc độc”.
Khi đứa trẻ chào đời đã mở ra giây phút vui mừng nhất cho cả gia đình, bố mẹ nào cũng muốn cho con yêu của mình những món ăn ngon nhất, đồ bổ dưỡng nhất. Ban đầu trẻ bú sữa mẹ sau đó từ từ bắt đầu bổ sung thức ăn, một số cha mẹ sẽ cho trẻ ăn thêm một số đồ bổ dưỡng mà người lớn thường dùng vào quá trình ăn bổ sung của con.
Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng, những thực phẩm lành mạnh trong mắt người lớn chúng ta có thể không thích hợp cho trẻ ăn mà còn dễ gây nguy hiểm cho trẻ.
1. Sữa chua trái cây
Sữa chua là một sản phẩm từ sữa thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, so với sữa thì sữa chua có giá trị dinh dưỡng tương đương, hương vị độc đáo và được nhiều người ưa chuộng hơn cả.
Học viện Nhi khoa Mỹ và các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng bạn có thể thử các sản phẩm từ sữa khi bổ sung thức ăn bổ sung cho trẻ ngay từ đầu. Sữa chua uống có thể giúp giảm khả năng bị viêm da dị ứng của trẻ, nhưng sai lầm của mẹ là cho con ăn sữa chua có vị trái cây.
Sữa chua trái cây có nhiều hương vị hấp dẫn hơn so với vị sữa chua thông thường, nhưng chính xác là vì nó có chứa thêm đường, hương vị, chất bổ sung dinh dưỡng, ngũ cốc và các thành phần khác. Việc cho trẻ uống thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu, thậm chí gây béo phì cho trẻ, không có lợi cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Vì vậy, trẻ nhỏ nên ăn sữa chua thông thường, hạn chế ăn sữa chua thêm các hương vị khác. Khi cho trẻ ăn sữa chua cũng phải chú ý xem trẻ có bị dị ứng hay không, nếu không có biểu hiện dị ứng như tiêu chảy, nôn trớ, đỏ da, quấy khóc, khó thở… thì bạn cứ yên tâm mua.
2. Mật ong
Video đang HOT
Mật ong là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Nhưng đối với một số người, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi việc dùng mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ, theo Healthline.
Nguyên nhân là việc dùng mật ong quá sớm có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ dưới sáu tháng tuổi. Một em bé có thể bị ngộ độc bằng cách ăn bào tử Clostridium botulinum có trong mật ong và các sản phẩm từ mật ong. Những bào tử này biến thành vi khuẩn trong ruột và tạo ra độc tố thần kinh có hại cho cơ thể.
Các chất làm ngọt dạng lỏng như mật rỉ và sirô ngô, cũng có thể có nguy cơ gây ngộ độc. Chính vì thế, khi cung cấp chất ngọt như một phần trong chế độ ăn uống của trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các triệu chứng phổ biến nhất của trẻ khi bị ngộ độc bao gồm: Trẻ ăn kém đi, táo bón, khó thở,… Một vài em bé cũng có thể bị co giật. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 12 đến 36 giờ. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh bị ngộ độc có thể không có dấu hiệu cho đến 14 ngày sau khi tiếp xúc.
Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng ngộ độc khi tiêu thụ mật ong, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
3. Nước ép hoa quả
Nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ uống nước ép hoa quả thay nước lọc vì cho rằng nó bổ dưỡng và an toàn. Tuy nhiên điều này không tốt cho trẻ.
Bởi phần lớn nước hoa quả đều cung cấp một lượng đường nhất định cho cơ thể trẻ. Do đó, nếu uống nước ép hoa quả thay nước lọc hàng ngày có thể khiến cho trẻ bị béo phì, thậm chí tiểu đường.
Ngoài ra, uống quá nhiều và thường xuyên nước ép hoa quả sẽ làm đầy dạ dày và làm giảm sự thèm ăn với các thực phẩm bổ dưỡng khác của trẻ. Từ đó dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ dù nhận được nhiều calo nhưng chủ yếu từ đường hoặc carbohydrate và thiếu chất đạm, các chất béo…
Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước trái cây có thể góp phần gây ra tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi.
Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cũng khuyến cáo trẻ em dưới 1 tuổi không nên cho uống nước trái cây, mặc dù nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng một lượng nhỏ nước trái cây cho trẻ em bị táo bón. Ngoài ra, nếu bạn cho trẻ uống nước trái cây, thì đó phải là nước trái cây tiệt trùng 100% và không phải là thức uống trái cây đóng chai sẵn.
Lượng nước ép trái cây với trẻ từ 1 – 3 tuổi không được quá 120ml mỗi ngày; Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi khoảng 120-180ml/ ngày; Trẻ em từ 7 đến 18 tuổi, không được quá 220ml mỗi ngày.
Thực tế, việc ăn hoa quả vẫn tốt hơn uống nước ép bởi một số hoa quả chứa nhiều cellulose không phải dễ hấp thụ được nhưng có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi. Hơn nữa trẻ vẫn cần tới các chất xơ trong hoa quả và việc nhai nghiền hoa quả để phát triển răng và cơ hàm. Nên khuyến khích trẻ ăn trái cây tươi là tốt nhất.
Cắt giảm calo để giảm cân: Cắt bao nhiêu cho đúng?
Trong tất cả các xu hướng ăn kiêng, tạo ra sự thâm hụt calo đã được chứng minh là xu hướng phổ biến nhất ở những người muốn giảm cân.
Những thực phẩm giàu chất xơ - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Phương pháp ăn ít calo hơn và đốt cháy nhiều hơn đã được khoa học chứng minh là cách tốt nhất để giảm cân trong thời gian dài. Nhưng điều nhiều người không biết là việc giảm lượng calo nạp vào quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe và thậm chí phá hoại mục tiêu giảm cân của họ.
Vì vậy, điều quan trọng là phải có chiến lược trong khi thực hiện theo phương pháp này để giảm cân.
Tiêu thụ ít calo hơn có thể có hại như thế nào?
Nói chung, để giảm 500 gram cân nặng, người ta cần tạo ra lượng calo thâm hụt khoảng 3.500 calo. Điều này có thể đạt được chỉ khi một người cắt giảm khoảng 500 đến 1.000 calo mỗi ngày từ chế độ ăn uống của họ.
Nhưng điều quan trọng mà mọi người thường bỏ lỡ là phải đảm bảo rằng lượng calo tối thiểu của họ không quá thấp, nếu không có thể dẫn đến suy nhược và thiếu chất dinh dưỡng. Rụng tóc, móng tay giòn, hệ miễn dịch kém, xương yếu và khó tập trung là một số tác dụng phụ khác của việc tiêu thụ lượng calo quá thấp.
Lượng calo tối thiểu là bao nhiêu?
Lượng calo trong hằng ngày được khuyến nghị cho phụ nữ trưởng thành trung bình để duy trì cân nặng hợp lý là từ 1.800 đến 2.400 calo, trong khi đối với nam giới trưởng thành trung bình là từ 2.400 đến 3.200.
Khi cố gắng giảm cân, nếu giảm dưới 1.200 calo mỗi ngày đối với phụ nữ có thể có hại. Đối với nam giới, lượng calo nạp vào nên trên 1.500. Những con số này được xác định cẩn thận bằng cách tính toán lượng năng lượng mà một người cần để thực hiện các chức năng hằng ngày, theo Eat This, Not That!
Cách đúng để cắt giảm calo
Nếu bạn đang giảm lượng calo tiêu thụ để giảm cân, bạn phải làm điều đó một cách lành mạnh. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi cắt giảm lượng calo.
Chất lượng của thực phẩm: Khi ăn kiêng ít calo, hãy đảm bảo rằng cơ thể bạn đang nhận được tất cả các loại chất dinh dưỡng phù hợp với số lượng đủ để thực hiện các chức năng bên trong một cách thích hợp. Cần bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn.
Trao đổi thực phẩm giàu calo với thực phẩm thay thế ít calo: Để duy trì số lượng, hãy cố gắng cắt giảm thực phẩm chứa nhiều calo và thêm nhiều thực phẩm ít calo trong chế độ ăn uống của bạn.
Ăn thức ăn tự nấu: Tránh thức ăn đã qua chế biến kỹ và đồ ăn mua về nhà. Nên ăn đồ ăn tự làm hơn đồ ăn đặt từ nhà hàng. Thực phẩm nấu ở nhà lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Thử nhịn ăn gián đoạn: Việc nhịn ăn gián đoạn khi tiêu thụ ít calo hơn sẽ giúp bạn đi đúng hướng hơn. Cố gắng ăn trong vòng 8 giờ và nhịn ăn trong 16 giờ còn lại. Điều này sẽ cho phép bạn tiêu thụ tất cả calo trong 8 giờ và bạn sẽ có thể quản lý các con số một cách dễ dàng, theo Eat This, Not That!
Lưu ý : Nếu bạn đang có bệnh hoặc phải theo một chế độ ăn uống đặc biệt, thì phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn cắt giảm calo để giảm cân.
Các nhà khoa học kêu gọi ăn 5 loại thực phẩm này nhiều hơn Thay đổi chế độ ăn uống đơn giản này có thể cải thiện sức khỏe của bạn và giúp cứu hành tinh. Rau củ rất có lợi cho sức khỏe con người - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Bộ ba nhà khoa học dẫn đầu bởi Zach Conrad, tiến sĩ, trợ lý giáo sư dinh dưỡng tại Khoa Kinesiology & Khoa học Sức khỏe...