3 thầy dạy 1 môn nhưng chẳng biết ai sẽ chịu trách nhiệm đánh giá chính

Theo dõi VGT trên

Giáo viên nào sẽ vào điểm sổ cá nhân, học bạ và chịu trách nhiệm chính trong đánh giá học sinh cho môn tích hợp là câu hỏi chưa có lời giải.

Ngày 20/7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Theo đó, nội dung 1 Điều 5 của Thông tư này yêu cầu: “Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh”.

Thế nhưng, với sự xuất hiện những môn tích hợp của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không biết giáo viên nào sẽ vào điểm sổ cá nhân, học bạ và chịu trách nhiệm chính trong đánh giá học sinh đối với các môn tích hợp (gồm 2-3 phân môn, do 2-3 thầy cô cùng dạy).

Khó khăn trong đánh giá định kì

Tôi nhận thấy, giáo viên (và cả học sinh) bậc trung học cơ sở đang gặp những khó khăn trong đánh giá định kì môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và địa lý, như sau:

Sau khi thực hiện xong đánh giá cuối kì (kiểm tra học kì) thì giáo viên nào sẽ vào sổ điểm cá nhân? Chẳng hạn, môn Khoa học tự nhiên có 3 phân môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, nếu 3 giáo viên cùng vào 3 sổ điểm cá nhân là vô lí, vì 2 phân môn còn lại không phải là môn dạy của mình, sao phải vào điểm?

Nhưng nếu cả 3 giáo viên không vào điểm thì không thể tính ra điểm trung bình học kì, điểm trung bình cả năm, vì 3 môn cùng chung 1 cột điểm kiểm tra học kì.

Tiếp theo, giáo viên nào sẽ vào điểm Sổ gọi tên và ghi điểm? Giáo viên nào vào điểm học bạ? Giáo viên nào ghi nhận xét? Giáo viên nào chịu trách nhiệm chính về chất lượng chuyên môn của “môn tích hợp”?

Chuyện vào điểm ở Sổ gọi tên và ghi điểm, 3 giáo viên có thể phân công nhiệm vụ lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ 1 giáo viên vào điểm học bạ là thiếu tính pháp lí vì 2 giáo viên còn lại không thực hiện việc kí tên.

Tiếp đến, 1 giáo viên không thể ghi nhận xét cho 2 môn còn lại, bởi giáo viên chỉ dạy riêng phân môn của mình. Ví dụ, giáo viên Vật lí không thể nhận xét học cho phân môn Hóa học, Sinh học.

Cuối cùng, không biết giáo viên nào chịu trách nhiệm chính về chất lượng chuyên môn của “môn tích hợp”, điều này kéo theo hệ lụy là cuối năm hiệu trưởng sẽ đánh giá viên chức thế nào khi 3 thầy dạy 1 môn?

3 thầy dạy 1 môn nhưng chẳng biết ai sẽ chịu trách nhiệm đánh giá chính - Hình 1

Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn

Bên cạnh đó, Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định “đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện”, cũng còn những bất cập nhất định.

Giả sử, giáo viên môn Khoa học tự nhiên cho học sinh làm bài thực hành thì phải tổ chức ở phòng thí nghiệm. Ở trường trung học cơ sở, 3 bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học đều có 3 phòng thí nghiệm riêng biệt. Không lẽ, học sinh làm bài ở phòng thí nghiệm này xong thì phải chuyển sang phòng thí nghiệm khác – bởi 1 phòng thí nghiệm đâu có thể “tích hợp” cho cả 3 phân môn.

Ngoài ra, việc học sinh bậc trung học cơ sở phải làm bài kiểm tra “tích hợp” cho cả 3 phân môn khiến các em phải ghi nhớ cùng một lúc khối lượng kiến thức nhiều hơn, gây áp lực vô cùng nặng nề. Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông những năm qua cho thấy, thí sinh phải làm liền một lúc 3 phân môn của môn tổ hợp là quá căng thẳng.

Video đang HOT

Bộ Giáo dục chưa lường hết khó khăn khi triển khai dạy học tích hợp

Ngày 27/2/2017, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã giải thích trên báo về phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục trong giai đoạn tới.

Theo đó, trước những băn khoăn của giáo viên khi triển khai dạy học tích hợp, ông Nguyễn Xuân Thành nói rằng, khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. [1]

Thế nhưng, thực tiễn triển khai dạy học môn tích hợp ở năm học này cho thấy, giáo viên đang gặp khó về kiến thức, phương pháp lẫn tâm lí. Chỉ riêng việc đánh giá học sinh sao cho phù hợp đã là vấn đề nan giải như người viết đã nêu phía trên.

Tiếp đến, ngày 23/6/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn 2613/BGDĐT-GDTrH về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022.

Công văn hướng dẫn dạy học 2 môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí nêu rõ: “Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các nội dung của chương trình phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học toàn bộ chương trình môn học.” [2]

Bộ Giáo dục chỉ đạo là thế nhưng hiện tại giáo viên dạy đơn môn vẫn chưa kịp học để có thể dạy tích hợp. Nhiều trường bố trí 3 thầy dạy 3 phân môn, học sinh vẫn ghi vào 3 quyển vở khác nhau. Còn các chuyên đề tích hợp thì nhóm/tổ giáo viên cùng thiết kế, thống nhất bài giảng. Chủ đề nghiêng về môn nào thì do giáo viên môn đó dạy, các giáo viên khác hỗ trợ.

Và gần đây nhất, ngày 27/8/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn số: 3699/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021-2022. [3]

Tuy vậy, nội dung công văn này cũng không có một dòng nào hướng dẫn phương án phân công, đánh giá đối với môn Khoa học tự nhiên khiến các nhà trường rất lúng túng trong triển khai dạy học môn tích hợp.

Một điều nữa mà cá nhân người viết cũng rất băn khoăn khi phân môn Hóa học xuất hiện ở môn Khoa học tự nhiên 6. Bởi, theo chương trình 2000 thì học sinh lớp 8 mới bắt đầu học môn Hóa.

Tôi đem vấn đề này trao đổi với phó hiệu trưởng (giáo viên Hóa) phụ trách chuyên môn một trường trung học cơ sở-trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh thì thầy nói thẳng:

“Riêng tôi thấy khó (học sinh lớp 6 đã học môn Hóa – tác giả chú thích). Tôi 39 tuổi rồi mà còn thấy khó. Đọc nhiều câu hỏi trong sách, tôi cũng không dám chắc là mình có trả lời đúng hết hay không. Các tác giả sách muốn phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh thì tôi thua rồi”.

Tài liệu tham khảo:

[1] //moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung-hoc/Pages/default.aspx?ItemID=4502

[2] //luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-3699-bgddt-gdtrh-208404-d6.html

[3] //luatvietnam.vn/giao-duc/cong-van-2613-bgddt-gdtrh-2021-thuc-hien-chuong-trinh-giao-duc-trung-hoc-2021-2022-204323-d6.html

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bộ sẽ thay đổi cách xếp loại học sinh, không còn giỏi, trung bình, yếu, kém?

Dự thảo Thông tư mới về đánh giá học sinh quy định, kết quả học tập của học sinh phổ thông được đánh giá thành 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt...

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Dự thảo Thông tư về đánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông gửi tới các đơn vị, cá nhân xin ý kiến góp ý.

Dự thảo Thông tư này có một số điểm mới so với Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT. Dự thảo Thông tư nếu được ban hành có hiệu lực từ năm học 2021-2022 cho khối 6, sau đó sẽ áp dụng cho khối khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các năm học tiếp theo.

Một số điểm mới của Dự thảo Thông tư đánh giá học sinh phổ thông

Thứ nhất , các môn học: Giáo dục thể chất; Nghệ thuật; Âm nhạc; Mĩ thuật; nội dung giáo dục của địa phương; hoạt động trải nghiệm; hướng nghiệp được đánh giá bằng nhận xét. Các môn học còn lại được đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.

Thứ hai , đánh giá bằng nhận xét được thực hiện trong quá trình dạy học các môn học, bao gồm: nhận xét của giáo viên đối với học sinh hoặc nhóm học sinh; học sinh tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau; nhận xét của cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó nêu rõ ưu điểm nổi bật, những điểm còn tồn tại, sự tiến bộ rõ nét của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện theo yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình môn học.

Thứ ba , những học sinh có năng khiếu được giáo viên môn học ghi thêm nhận xét về những kết quả vượt trội trong từng học kì và cả năm học vào học bạ học sinh; những học sinh có thành tích cao trong các môn học Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật được miễn học các nội dung tương ứng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ tư , kết quả học tập của học sinh được đánh giá thành bốn (04) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt - thay vì năm (05) mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém như hiện nay. Tương tự, kết quả rèn luyện của học sinh được xếp thành ba (03) mức: Tốt, Đạt, Cần rèn luyện thêm thay vì bốn (04) mức: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu.

Dự thảo Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông;

Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ sẽ thay đổi cách xếp loại học sinh, không còn giỏi, trung bình, yếu, kém? - Hình 1

Dự thảo Thông tư mới sẽ khắc phục quy định xếp loại hạnh kiểm học sinh không còn phù hợp? (Ảnh minh họa: NOP/ Hoinhabaovietnam.vn)

Ưu điểm và một số bất cập của Dự thảo

Tìm hiểu Dự thảo Thông tư quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, cá nhân người viết nhận thấy Dự thảo này có một số ưu điểm và bất cập như sau.

Ưu điểm, Dự thảo không còn xếp loại học sinh yếu, kém mà thay bằng "chưa đạt". Đây là cách xếp loại mang tính nhân văn trong môi trường giáo dục, bởi học sinh khi bị xếp loại yếu, kém thì nhiều em thường có tâm lí mặc cảm, tự ti, xấu hổ với bạn bè, gia đình, kéo theo lực học ngày càng giảm sút.

Về phần rèn luyện (hạnh kiểm), Dự thảo đưa ra 3 mức: tốt, đạt và cần rèn luyện thêm - thay vì 4 mức: tốt, khá, trung bình, yếu như hiện nay. Việc học sinh không còn bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu là một bước tiến bộ nổi trội của Dự thảo.

Bởi lẽ, đạo đức học sinh rất khó lượng hóa bằng việc xếp loại qua các mức trung bình, yếu - trừ trường hợp các em hỗn láo với giáo viên hay có hành vi vi phạm pháp luật cụ thể. Đã có nhiều trường hợp học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu chỉ vì sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, không nghe lời giáo viên... sau đó bị ghi học bạ (mang theo trọn đời) là chưa hợp lí.

Tuy nhiên, Dự thảo Thông tư còn một số bất cập sau đây, Bộ Giáo dục cần quan tâm tháo gỡ.

Thứ nhất , nội dung "các môn học còn lại (ngoại trừ Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật) được đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số" là bất cập, vì giáo viên bộ môn đã nhận xét học sinh trong quá trình làm bài, chấm bài kiểm tra.

Những bất cập này đã được phản ánh qua nhiều bài viết trên diễn đàn Giáo dục Việt Nam như: "Giáo viên bậc phổ thông bơ phờ với nhận xét học sinh cuối kì" ngày 14/1/2021; "Giáo viên thở phào vì không phải viết nhận xét cho hàng trăm học sinh" ngày 17/5/2021.

Thứ hai , quy định "học sinh tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau" chỉ là hình thức. Hơn ai hết, học sinh hiểu rất rõ những ưu khuyết về lực học của bản thân, rồi các em còn được thầy cô nhận xét, góp ý.

Hơn nữa, học sinh nhận xét lẫn nhau cũng là một điều rất tế nhị ở lứa tuổi phổ thông, việc nhận xét có thể cảm tính hoặc nhận xét cho có, giáo viên chủ nhiệm lại mất thêm thời gian tổng hợp, báo cáo.

Thứ ba , yêu cầu "nhận xét của cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan, trong đó nêu rõ ưu điểm nổi bật, những điểm còn tồn tại, sự tiến bộ rõ nét của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện theo yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình môn học" cũng khiến người viết rất băn khoăn.

Có phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ chương trình, nội dung môn học, kế hoạch giáo dục nhà trường, lực học của con em để mà nhận xét, góp ý? Rồi "các tổ chức, cá nhân có liên quan" là ai? Không lẽ Đoàn thanh niên; Công đoàn trường; hiệu trưởng; hiệu phó phải tham gia đánh giá học sinh?

Qua bài viết, kính mong Bộ Giáo dục quan tâm đến những góp ý này để điều chỉnh Dự thảo Thông tư quy định về đánh giá học sinh phổ thông sao cho phù hợp. Bởi Dự thảo này có những nội dung còn hình thức, bất cập khiến giáo viên bộ môn, chủ nhiệm càng thêm mệt mỏi và công việc nhà trường cũng bị ảnh hưởng theo.

Bạn đọc có thể tham khảo toàn văn Dự thảo Thông tư về đánh giá học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông TẠI ĐÂY.

Tài liệu tham khảo:

[1] //moet.gov.vn/van-ban/vbdt/Pages/chi-tiet-van-ban.aspx?ItemID=1545

[2] //thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-58-2011-TT-BGDDT-Quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-trung-hoc-co-so-133268.aspx

[3] //luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-26-2020-tt-bgddt-sua-doi-quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-trung-hoc-190228-d1.html

[4] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giao-vien-bac-pho-thong-bo-pho-voi-nhan-xet-hoc-sinh-cuoi-ki-post214530.gd

[5] //giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giao-vien-tho-phao-vi-khong-phai-viet-nhan-xet-cho-hang-tram-hoc-sinh-post217835.gd

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vừa cưới một tháng, chồng đã đưa bản cam kết ép ký, tôi "đốp chát" luôn một câu mà anh xám mặt, vội quỳ xuống năn nỉVừa cưới một tháng, chồng đã đưa bản cam kết ép ký, tôi "đốp chát" luôn một câu mà anh xám mặt, vội quỳ xuống năn nỉ
05:40:58 20/12/2024
Lấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từLấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từ
05:47:38 20/12/2024
Ngày tôi bị suy thận, chồng đưa trả về nhà ngoại, tôi yêu cầu anh bồi thường 2 tỷNgày tôi bị suy thận, chồng đưa trả về nhà ngoại, tôi yêu cầu anh bồi thường 2 tỷ
05:43:59 20/12/2024
Bảng chi tiêu của cặp vợ chồng Hà Nội khiến ai xem cũng nể, không có "kẽ hở" nào nhưng phải lưu tâm 1 việcBảng chi tiêu của cặp vợ chồng Hà Nội khiến ai xem cũng nể, không có "kẽ hở" nào nhưng phải lưu tâm 1 việc
05:50:47 20/12/2024
Vợ tôi tham ăn đến mức... các con nhỏ cũng thấy ái ngạiVợ tôi tham ăn đến mức... các con nhỏ cũng thấy ái ngại
07:49:38 20/12/2024
Binz: "Tôi đã bắt được tín hiệu muốn kết hôn từ Châu Bùi, nhưng..."Binz: "Tôi đã bắt được tín hiệu muốn kết hôn từ Châu Bùi, nhưng..."
06:53:54 20/12/2024
Hoa hậu Vbiz bất ngờ đụng mặt "tiểu tam" trên thảm đỏ, chuyện gì đây?Hoa hậu Vbiz bất ngờ đụng mặt "tiểu tam" trên thảm đỏ, chuyện gì đây?
06:44:10 20/12/2024
Bức hình khó tin của Song Hye KyoBức hình khó tin của Song Hye Kyo
06:09:00 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Kho báu" 26.000 tỷ USD của Ukraine: Ông Trump sẽ giúp Mỹ tiếp cận?

"Kho báu" 26.000 tỷ USD của Ukraine: Ông Trump sẽ giúp Mỹ tiếp cận?

Thế giới

08:16:50 20/12/2024
Ukraine đang sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên có tổng giá trị ước tính lên tới 26.000 tỷ USD, trong đó có nhiều loại khoáng sản mà Mỹ rất cần.
Sao Hàn 20/12: Hyun Bin 'mất điểm' trước Song Joong Ki sau khi kết hôn

Sao Hàn 20/12: Hyun Bin 'mất điểm' trước Song Joong Ki sau khi kết hôn

Sao châu á

08:08:27 20/12/2024
Khán giả Hàn Quốc đang có những tranh cãi về ngoại hình của tài tử Hyun Bin và Song Joong Ki sau khi lập gia đình.
2 hot girl làng bóng đá xuống sắc vì mải mê chơi pickleball

2 hot girl làng bóng đá xuống sắc vì mải mê chơi pickleball

Sao thể thao

08:06:43 20/12/2024
Thời gian gần đây, hot girl Nguyễn Nụ - em gái nổi tiếng của tiền đạo Nguyễn Văn Toàn vui vẻ chia sẻ loạt hình ảnh chơi pickleball - môn thể thao hot nhất năm.
Hành động lạ của cụ bà 95 tuổi được cắt ra từ camera giám sát khiến 2,5 triệu người xem đi xem lại

Hành động lạ của cụ bà 95 tuổi được cắt ra từ camera giám sát khiến 2,5 triệu người xem đi xem lại

Netizen

08:06:01 20/12/2024
Không ai có thể ngăn được quy luật sinh - lão - bệnh - tử của tự nhiên. Nhưng cũng chính vì vậy, người ta lại càng trân trọng những khoảnh khắc được quây quần cùng gia đình, người thân.
Sao Việt 20/12: Hoài Linh đón sinh nhật bên mẹ, Mai Phương Thuý đẹp lộng lẫy

Sao Việt 20/12: Hoài Linh đón sinh nhật bên mẹ, Mai Phương Thuý đẹp lộng lẫy

Sao việt

08:05:53 20/12/2024
NSƯT Hoài Linh đón tuổi 55 giản dị bên mẹ cùng những người bạn thân thiết, Hoa hậu Mai Phương Thuý quyến rũ trong bộ váy ánh bạc.
Sống 30 năm cuộc đời, tôi tìm ra 5 cách chống lạnh mùa đông không tốn kém

Sống 30 năm cuộc đời, tôi tìm ra 5 cách chống lạnh mùa đông không tốn kém

Sáng tạo

08:00:00 20/12/2024
Mùa đông đến, ai mà không mê khoảnh khắc được trèo lên giường, vùi đầu trong chăn ấm và tận hưởng sự ấm áp bao quanh, để rồi chìm vào giấc ngủ ngon lành.
Vụ phóng hỏa chết 11 người vì mâu thuẫn: Góc nhìn chuyên gia tội phạm học

Vụ phóng hỏa chết 11 người vì mâu thuẫn: Góc nhìn chuyên gia tội phạm học

Pháp luật

07:55:24 20/12/2024
Theo Thượng tá Đào Trung Hiếu, hành vi của Cao Văn Hùng là cực đoan và nguy hiểm, xuất phát từ tâm lý ức chế khi đối mặt với những mâu thuẫn không được giải quyết triệt để.
Du khách bất ngờ phát hiện ổ trứng khủng long hóa thạch trong công viên

Du khách bất ngờ phát hiện ổ trứng khủng long hóa thạch trong công viên

Lạ vui

07:45:46 20/12/2024
TRUNG QUỐC - Một ổ gồm 6 quả trứng khủng long hóa thạch bất ngờ được 2 du khách phát hiện khi đang tham quan một công viên ở thành phố Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông.
Sao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắng

Sao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắng

Hậu trường phim

07:31:31 20/12/2024
Adrien Brody là một ngôi sao tài năng và điển trai của Hollywood, nhưng không phải vì thế mà khi nam diễn viên có hành động khiếm nhã với nữ minh tinh Halle Berry, anh được tha thứ dễ dàng.
Thành viên hát hay nhất BLACKPINK bị chê bai

Thành viên hát hay nhất BLACKPINK bị chê bai

Nhạc quốc tế

07:25:24 20/12/2024
Chuyên trang Pitchfork chấm album đầu tay của Rosé vỏn vẹn 5.5 điểm - mức điểm trung bình thấp cùng nhiều lời đánh giá gay gắt.
Nhà mình lạ lắm - Tập 3: Huân bị chủ nợ tìm thấy, Thanh Mỹ nhớ ra một vài ký ức của vụ tai nạn

Nhà mình lạ lắm - Tập 3: Huân bị chủ nợ tìm thấy, Thanh Mỹ nhớ ra một vài ký ức của vụ tai nạn

Phim việt

07:04:40 20/12/2024
Huân đã giấu nhẹm số tiền tạm ứng 50 triệu đồng được nhận từ Thanh, không đưa đồng nào cho mọi người trong nhóm.