3 tháng tuyển 100 giảng viên: Đối phó tích cực!
Ông Nguyễn Huy Bằng – Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết: “Sau đợt đình chỉ tuyển sinh thực hiện cuối năm 2011, năm nay có trường chỉ trong vòng 3 tháng đã tuyển dụng hàng trăm giảng viên”.
Để đối phó với đợt kiểm tra của Bộ GD-ĐT trong quý I/2012 về việc thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường ĐH, CĐ, nhiều trường đã nhanh chân tìm mọi cách tuyển giảng viên (GV) lấp chỗ trống tránh hình phạt của Bộ.
Trong 38 trường ĐH,CĐ mà Bộ GD-ĐT vừa kiểm tra, chỉ có 1 trường bị dừng tuyển sinh và 5 ngành của 5 trường bị đình chỉ tuyển sinh. Lý do, lớn nhất của các trường là tỉ lệ SV/GV quá cao. Điển hình là trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội, 93 SV mới có 1 GV và chưa có đất xây dựng trường; ngành Quản trị kinh doanh của trường ĐH Thành Tây phát triển quá “ nóng” có tới 423 SV/GV.
Có kiểm tra mới biết vì hầu hết các trường hiện nay đều ra sức quảng bá những hình ảnh đẹp nhất và thực hiện 3 công khai cũng chỉ là hình thức đối phó.
Rút kinh nghiệm từ đợt kiểm tra cuối năm 2011, nhiều trường ĐH, CĐ còn thiếu về GV đã nhanh chân tìm mọi cách để đối phó với đợt kiểm tra tiếp theo của Bộ trong quý I/2012. Ông Nguyễn Huy Bằng Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết: “Sau đợt đình chỉ tuyển sinh thực hiện cuối năm 2011, năm nay có trường chỉ trong vòng 3 tháng đã tuyển dụng hàng trăm GV”.
Do vậy, nhiều trường đã “thoát thân” trong đợt kiểm tra này bởi họ biết rằng Bộ kiểm tra để chấn chỉnh, để uốn nắn, bên cạnh đó cũng có hướng dẫn giúp đỡ các trường chứ không phải kiểm tra để xử phạt.
Video đang HOT
Dù là hình thức đối phó của các trường nhưng theo Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng thì đó là dấu hiệu tích cực, bởi trước kia các trường không quan tâm đến việc tuyển dụng GV theo quy định, còn nay thì rất quan tâm.
Mong các trường quan tâm tới chất lượng là điều đáng mừng của lãnh đạo quản lý ngành giáo dục nhưng với hình thức đối phó này sẽ kéo dài bao lâu nữa? Trong khi đó, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” với ý chí và quyết tâm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình, rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích để đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục.
GS.TSKH Vũ Ngọc Hải, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, cơ chế quản lý giáo dục theo lối cũ kiểu hành chính, mệnh lệnh cần được thay bằng cơ chế quản lý giáo dục mới, quản lý theo chất lượng. Cần chuyển nhận thức quản lý giáo dục chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý chủ yếu bằng pháp luật.
Nhật Hồng
Theo dân trí
Ngành bị đình chỉ, vẫn tuyển sinh
Dù Bộ GD-ĐT đã đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với một số ngành do không có giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ, tỉ lệ sinh viên/giảng viên cao nhưng các trường vẫn tuyển.
Kết luận kiểm tra việc thực hiện cam kết thành lập trường ĐH năm 2011 của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Bùi Văn Ga ký ngày 29-12-2011, nêu kết luận đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với 12 ngành học thuộc 4 trường ĐH. Thế nhưng, theo tìm hiểu của phóng viên, hiện 2 trường trong số đó là ĐH Kiến trúc Đà Nẵng và ĐH Nguyễn Trãi vẫn tuyển sinh những ngành đã đình chỉ.
Tuyển cả hệ ĐH lẫn CĐ
Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng bị đình chỉ tuyển sinh 2 ngành là quản trị kinh doanh và kế toán nhưng vẫn thông báo tuyển sinh ĐH-CĐ chính quy năm 2012, bao gồm: 1.200 chỉ tiêu hệ ĐH và 500 chỉ tiêu hệ CĐ. Trong đó, 2 ngành học quản trị kinh doanh và ngành kế toán vẫn tuyển sinh mà tuyển đến 4 khối, cả hệ ĐH và CĐ.
Theo kết luận kiểm tra của Bộ GD-ĐT, 2 ngành quản trị kinh doanh và kế toán bị đình chỉ tuyển sinh do không có giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, tỉ lệ sinh viên/giảng viên cao. Riêng tỉ lệ sinh viên cơ hữu/giảng viên của Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng gấp đôi quy định cho phép (53,4 sinh viên/giảng viên). Theo tài liệu ba công khai của trường, đến thời điểm này, số lượng giảng viên của khoa kinh tế là 25, gồm 5 thạc sĩ, 20 cử nhân, không có tiến sĩ.
Bộ GD-ĐT cũng đình chỉ tuyển sinh 2 ngành là kỹ thuật xây dựng công trình và kinh tế của Trường ĐH Nguyễn Trãi do chưa có giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Đến thời điểm tiến hành kiểm tra, trường này mới chỉ có 55 giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn; cơ sở vật chất chưa có, phải thuê mướn. Dù vậy, trường ĐH này cũng tiếp tục thông báo tuyển sinh năm 2012 với 800 chỉ tiêu. Trong đó, có ngành kỹ thuật xây dựng công trình (tuyển sinh khối A, A1, V) - ngành học đã có tên trong danh sách bị đình chỉ.
Dù đã bị đình chỉ tuyển sinh 2 ngành quản trị kinh doanh và kế toán nhưng Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng vẫn thông báo tuyển sinh 2 ngành này trong kỳ tuyển sinh 2012
Tréo ngoe chuyện dừng-tuyển
Khi chúng tôi liên lạc qua số điện thoại kèm với thông báo tuyển sinh đăng ở trên website của Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng và thắc mắc vì sao 2 ngành học đã bị đình chỉ mà trường vẫn tuyển, ông Phạm Ngọc Đông, Phó trưởng Phòng Công tác sinh viên của Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, xác nhận trường bị đình chỉ 2 ngành trên nhưng trường đã làm hồ sơ xin phép Bộ GD-ĐT cho tuyển lại. "Vấn đề cụ thể tôi không rõ, tôi chỉ biết là trường vẫn thông báo tuyển sinh 2 ngành trên"- ông Đông nói.
Còn ông Trần Văn Tuyến, Trưởng Phòng Tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Trãi, cho biết trường ĐH này được Bộ GD-ĐT cho phép mở ngành kỹ thuật xây dựng vào tháng 10-2011 nhưng đến tháng 12-2011, bộ kiểm tra và kết luận đình chỉ trong khi ngành học này chưa hoạt động, chưa tuyển sinh. Ông Tuyến cho rằng có sự không ăn khớp trong quá trình kiểm tra và xử lý đình chỉ ngành học này. Do đó, trường đã làm đơn báo cáo lại sự việc với bộ. Do hoàn cảnh như vậy nên trường vẫn thông báo tuyển trong khi chờ phản hồi của bộ.
Liệu có triệt để?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những ngành học đã bị đình chỉ của các trường đều là những ngành học mang tính sống còn, nếu bị đình chỉ tuyển sinh thì các trường này sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký. Do vậy, các trường đã tìm cách xin phép bộ cho tuyển sinh lại. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn (2 tháng rưỡi) mà từ việc bị đình chỉ, các trường lại nhanh chóng được phép tuyển sinh năm 2012 như công bố chính thức của các trường là điều lạ lùng.
Với tiền lệ này, việc kiểm tra, xử lý đối với các trường vi phạm liệu có triệt để, có chính xác và có giá trị? Liệu thí sinh trúng tuyển vào học những ngành học đã có kết luận là không đủ điều kiện như cam kết thành lập trường: giảng viên cơ hữu trình độ thạc sĩ, tiến sĩ không có, tỉ lệ sinh viên/giảng viên cao... thì chất lượng đào tạo sẽ ra sao?
12 ngành học bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 Theo kết luận kiểm tra thực hiện cam kết thành lập trường ĐH năm 2011, 12 ngành bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 là kỹ thuật xây dựng công trình, tiếng Anh, tiếng Trung và Việt Nam học (Trường ĐH Chu Văn An), công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, công nghệ thực phẩm, bảo vệ thực vật, khoa học thư viện (Trường ĐH Lương Thế Vinh), kỹ thuật xây dựng công trình, kinh tế (Trường ĐH Nguyễn Trãi ), kế toán, quản trị kinh doanh (Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng).
Theo NLĐO
3 trường bị đình chỉ không 'tâm phục'! Việc Bộ GD - ĐT đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với ĐH Văn Hiến, ĐH Đông Đô và CĐ Công nghệ Thông tin TP HCM, theo lãnh đạo các trường cần công bằng và khách quan hơn. Ông Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch HĐQT Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.HCM, tỏ ra bức xúc: "Chúng tôi rất chia sẻ và...