3 tháng hạnh phúc sau 4 năm lăn lộn
‘Có phải phần lớn bạn chọn học nghề đều rớt thi tuyển lớp 10? Có phải một đứa học giỏi mà chọn học nghề là đáng tiếc?’, đó là những câu hỏi từng đeo đẳng tôi một thời gian dài.
Tú Thạnh với niềm đam mê nghề điện – Ảnh do nhân vật cung cấp
Cách đây bảy năm, khi chuẩn bị thi vào lớp 10, một xu hướng ở quê tôi là những bạn học lực yếu chọn học nghề, còn những bạn khá giỏi chỉ nghĩ đến tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Lúc đó, tôi rất mê học văn hóa, từng đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh bộ môn địa lý năm lớp 9 và ấp ủ hi vọng sang THPT có thể “chinh chiến” tại những kỳ thi cấp quốc gia. Khi là học sinh Trường THPT Rạch Kiến (Long An), tôi may mắn một lần nữa giành giải ba kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh.
Tôi nhận ra khi còn trẻ thì cứ khát khao, cứ ước mơ, cứ làm nhiều việc để tìm ra thực sự mình muốn gì, thích gì, rồi quyết tâm theo cái nghề mình lựa chọn đến cùng. Người trẻ như tôi cũng cần trau dồi kiến thức liên tục dựa trên sở thích, sở trường của mình, từ đó chọn được con đường thích hợp để vững bước vào đời.
Từ một biến cố
Nhưng ngay năm ấy, do biến cố gia đình, tôi phải bỏ học. Tôi suy nghĩ rất nhiều. Thậm chí nhiều đêm tôi rơi nước mắt cho hoàn cảnh của mình và cho sự “non nớt” của bản thân khi chưa hiểu rõ mình thật sự muốn gì, điểm mạnh là gì. Khi tôi quyết định nghỉ học, ngoại và các dì đều ngăn cản, thầy cô cũng vận động, nhưng thật sự tôi không thể trở lại trường.
Tôi đi làm công nhân. Trong 4 năm chuyển qua 2-3 chỗ làm, sau những giờ mải miết với công việc, nhiều lúc tan ca, đối diện với chính mình, tôi cũng muốn đi học lại. Tôi tự hỏi: “Phải chăng mình chỉ làm công nhân suốt đời?”. Và thế là ý muốn học một cái nghề nào đó càng thôi thúc tôi, nhưng cơ hội vẫn chưa đến.
Tôi quyết tâm học nghề. Có thời gian tôi đảm nhận công đoạn điều khiển máy chiếu xạ và để ý đến những thiết kế dây điện chằng chịt bên trong. Tôi bắt đầu lên mạng tìm hiểu và học “lỏm” trên các trang mạng xã hội đến khi đam mê học điện hình thành từ lúc nào không biết.
Video đang HOT
Tôi thích tìm hiểu về các thiết bị, linh kiện, cấu trúc những mạch điện khác nhau. Thế là tôi tạm xa chỗ làm và nộp hồ sơ vào Trường trung cấp Kinh tế kỹ thuật Long An, lớp điện công nghiệp và dân dụng.
Số tiền dành dụm trong khoảng thời gian đi làm được tôi dùng đầu tư cho việc học của mình, sao cho có được một cái nghề vững chắc nhất sau khi ra trường.
Học trong đam mê
Đến nay, tôi đã học được hơn 3 tháng với một niềm đam mê và quyết tâm mãnh liệt. Cũng nhờ thời gian “lăn lộn” trước đây, tôi nhận thấy những kiến thức từ nhà trường rất dễ tiếp cận và bổ trợ thêm những kinh nghiệm thực tế của mình.
Giờ đây, tôi hạnh phúc với lựa chọn và việc học của mình đến độ hễ nghỉ học là tôi lại khó chịu và cảm thấy nôn nao đến trường để tiếp tục các bài lắp mạch điện, mạch điều khiển. Được chia sẻ kiến thức cùng thầy cô, bạn bè và những người đam mê nghề điện với tôi lúc này cũng là một niềm vui khó tả.
Các thầy tôi thường nói rằng mỗi người đều có điểm mạnh riêng, nếu nhận thấy và khai thác tối đa điểm mạnh thì sẽ thành công, trong đó học nghề cũng là con đường tốt. Có lúc tôi nghĩ vui: Có phải mình học nghề sớm hơn thì giờ đã thành công hơn rồi không?
Bài dự thi “Tôi chọn nghề” không quá 1.500 chữ và phải để tên thật, địa chỉ của nhân vật, số điện thoại để ban tổ chức liên lạc khi cần thiết. Thời gian nhận bài dự thi từ khi phát động đến hết ngày 29-5-2020. Gửi bài qua địa chỉ email toichonnghe@tuoitre.com.vn hoặc địa chỉ: Ban giáo dục – khoa học báo Tuổi Trẻ, số 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ghi rõ dự thi “Tôi chọn nghề”.
Giải nhất 30 triệu đồng, giải nhì 20 triệu đồng, giải ba 10 triệu đồng và năm giải khuyến khích mỗi giải 5 triệu đồng.
NGUYỄN TÚ THẠNH (1998 – Cần Đước, Long An)
Theo tuoitre
Cô nữ sinh vùng cao có niềm đam mê đặc biệt với môn Địa lý
Bất cứ ai khi đến Trường THPT Lâm Bình, hỏi em Lý Thị Minh (học sinh lớp 12C1) thầy cô, bạn bè ai cũng biết. Bởi Minh là tấm gương sáng về ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập suốt 3 năm qua.
Em Lý Thị Minh mặc áo xanh (giữa), đang cùng các bạn trong lớp thảo luận nhóm.
Nhà Minh ở Khau Cau, xã Phúc Yên cách trường 30 km đường đi học qua nhiều đèo cao (xã 135 thuộc khu vực đặc biệt khó khăn của huyện) nên em phải ở trọ tại khu ký túc của trường.
Gia đình em thuộc hộ nghèo, bố mẹ đều làm nông nghiệp, dưới em còn có hai em trai nên hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn. Nhưng Minh không vì thế mà nhụt ý chí vươn lên trong học tập và các hoạt động.
Suốt 3 năm học THPT, em luôn là học sinh tiên tiến, đặc biệt Minh đạt 04 giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí (Giải 3 học sinh giỏi dành cho học sinh lớp 10 năm học 2017 - 2018 và 2 giải khuyến khích dành cho khối 11 và 12 năm học 2018 - 2019; năm học 2019 - 2020 em đạt giải Ba.
Để có được thành tích đáng nể đó là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện, học tập không ngừng nghỉ của cô nữ sinh này.
Lúc học trên lớp, Minh luôn tập trung lắng nghe lời thầy cô giảng, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo để có thể nắm được những kiến thức trọng tâm của bài học, áp dụng vào làm bài tập. Bài nào khó, Minh thường tìm đến các thầy cô hỏi cho đến khi thật hiểu mới thôi.
Ngoài giờ học, Minh thường cùng các bạn nghiên cứu những bài tập khó, đọc những trang sách hay.
Không chỉ học tập tốt, Minh còn là một đoàn viên tiêu biểu trong các hoạt động Đoàn. Từ kinh nghiệm nhiều năm tham gia hoạt động Đội ở cấp THCS, lên THPT em tiếp tục tích cực tham gia hoạt động Đoàn và câu lạc bộ văn nghệ của trường.
Minh đã từng bước khẳng định mình qua các hoạt động phong trào, luôn là một cán sự lớp gương mẫu, nhiệt tình, có trách nhiệm, và hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Minh học đều các môn học, nhưng em chia sẻ, môn học em yêu thích nhất là Địa lí bởi học Địa lí giúp em hiểu biết rộng hơn, sâu hơn về các vùng, miền trên đất nước Việt Nam thân yêu; hiểu hơn về các vùng đất, các quốc gia trên thế giới.
Nói về kinh nghiệm học tốt môn Địa lí, Minh cho biết: Trước hết phải nắm vững những kiến thức cơ bản và giải quyết tất cả các bài tập có trong sách giáo khoa; đặc biệt là các bài tập về vẽ biểu đồ,.. đồng thời tìm kiếm các tài liệu liên quan khác về bài học, môn học để củng cố kiến thức; tìm các bài tập khó để rèn luyện; học theo sơ đồ tư duy, học theo bản đồ...
Lý Thị Minh mặc áo xanh ngoài cùng bên phải.
Năm học 2019 - 2020 là một năm quan trọng đối với Minh và các bạn khối 12 với kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia và thi cao đẳng, đại học sắp tới. Nhưng cũng lại là một năm học với nhiều thành tích đáng tự hào, đặc biệt ngày 25-26/10/2019 vừa qua, Minh vinh dự được nhận Bằng khen của Ban chấp hành Đoàn Tỉnh Tuyên Quang trao tặng trong Liên hoan thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác Tỉnh Tuyên Quang năm 2019.
Nói về mơ ước của mình, cô nữ sinh vùng cao không ngần ngại cho biết mong muốn vào học ngành du lịch, để từ đó có thể truyền cảm hứng về tình yêu quê hương đất nước, yêu các vùng, miền trên đất nước Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đến các vị khách du lịch trong và ngoài nước.
Trần Thị Len trường THPT Lâm Bình, Tuyên Quang
Theo GDTĐ
Ninh Bình: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì Sáng 10/11, trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959 - 2019), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đến dự và trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho nhà trường. Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy tiền thân là ngôi trường bậc THPT đầu tiên của tỉnh Ninh Bình. Năm...