3 tàu sân bay giúp hải quân Ấn Độ thống trị châu Á?
Người phát ngôn của Tập đoàn đóng tàu “Liên hợp” Nga cho biết, nhà máy đóng tàu Sevmash đã hoàn tất việc xử lý sự cố động cơ trên tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ.
INS Vikramaditya đã sẵn sàng
Tàu sân bay INS Vikramaditya (theo nghĩa Ấn Độ là “Mặt trời quả cảm”), nguyên là tàu Đô đốc Gorshkov, là một tuần dương hạm hạng nặng Project 1143.4 do Liên Xô chế tạo. Đô đốc Gorshkov được khởi công đóng vào năm 1978, hạ thuỷ năm 1982 và được biên chế cho hải quân Liên Xô cuối năm 1987, sau hơn một năm thử nghiệm vũ khí và huấn luyện, đầu năm 1989 nó chính thức đảm nhận nhiệm vụ tác chiến.
INS Vikramaditya đã hoàn tất sửa chữa động cơ
Năm 2004, Nga và Ấn Độ ký kết hợp đồng ban đầu tân trang tàu tuần dương hạng nặng Admiral Gorshkov thành tàu sân bay INS Vikramaditya, giá trị hợp đồng là 1,5 tỷ USD. Ấn Độ được Nga “biếu không” tuần dương hạm có lượng giãn nước 4,5 vạn tấn này, họ chỉ phải trả khoản kinh phí cải tạo con tàu và mua sắm máy bay tiêm kích hạm Mig-29 và trực thăng tấn công Ka-28/31. Tuy nhiên, việc chuyển giao đã bị trì hoãn 4 năm do các một số điều khoản bổ sung theo yêu cầu của Ấn Độ. Năm 2009, Nga và Ấn Độ đã sửa đổi một số điều khoản, cuối cùng tổng chi phí cải tạo con tàu lên tới 2,3 tỷ USD.
INS Vikramaditya có chiều dài 283m, rộng 31m, lượng mớn nước 8,2m lượng choán nước 45.000 tấn, tốc độ tuần tra 18 hải lý/h, tối đa 32 hải lý, phạm vi hoạt động lên đến 13.500 hải lý (25.000 km). Tàu có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K và 12 trực thăng chống ngầm Ka-28 hoặc trực thăng cảnh báo sớm Ka-31. Hệ thống điện tử trên tàu Vikramaditya dựa trên hệ thống radar mạng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và hệ thống cảnh báo sớm trên không AEW.
Vào tháng 9-2012, trong đợt thử nghiệm tính năng trên biển, các kỹ sư Nga và Ấn Độ đã phát hiện trục trặc tại 8 nồi hơi của 1 động cơ tàu sân bay INS Vikramaditya dẫn đến động cơ bị suy giảm công suất làm tốc độ của tàu giảm đi đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu do Ấn Độ từ chối không sử dụng vật liệu cách nhiệt truyền thống của nồi hơi làm từ sợi Amiăng vì cho rằng vật liệu này có thể gây nguy hiểm cho thủy thủ đoàn. Thay vào đó, phía Ấn Độ yêu cầu sử dụng gốm cách nhiệt, nhưng trong quá trình chạy thử, vật liệu này đã không cách nhiệt triệt để dẫn đến sự cố trên.
Tháng 7/2012, máy bay Mig-29K đã cất, hạ cánh trên INS Vikramaditya với đầy đủ trang bị
Người phát ngôn của Tập đoàn đóng tàu “Liên hợp” Nga cho biết, nhà máy đóng tàu Sevmash đã hoàn tất việc xử lý sự cố động cơ trên tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ. Con tàu đã sẵn sàng được bàn giao cho hải quân Ấn Độ. Vào tháng 7 năm ngoái, các phi công Ấn Độ đã bay thử cất, hạ cánh thành thạo Mig-29K trên tàu sân bay với đầy đủ trang bị như: tên lửa, bom…Với sự trở lại của INS Vikramaditya, hải quân Ấn Độ sẽ chính thức sở hữu 2 tàu sân bay có khả năng tác chiến thực sự.
Video đang HOT
Trang bị thêm 29 chiếc Mig-29 cho tàu sân bay nội địa
Hiện nay, hải quân Ấn Độ còn đang sở hữu tàu sân bay INS Viraat, nguyên là tàu sân bay HMS Hermes phục vụ trong hải quân hoàng gia Anh từ năm 1959 được Ấn Độ mua lại năm 1987 và đổi tên thành INS Viraat. Viraat có lượng choán nước thông thường 23.900 tấn, tối đa 28.700 tấn chiều dài 226,9 m, rộng 27,4m, mớn nước 8,7 m sử dụng 2 động cơ tua bin khí, công suất tối đa 76.000 mã lực, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 10.500 km, số lượng thủy thủ đoàn 1350 người (gồm cả phi hành đoàn).
Tàu có khả năng mang tối đa 30 máy bay, gồm 12 máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng cự ly ngắn Sea Harrier, 18 máy bay trực thăng gồm: trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31, trực thăng săn ngầm Sea King Mk.42B hoặc Kamov Ka-28, trực thăng đa nhiệm Sea King Mk.42C. Tuy vậy, trải qua 54 năm phục vụ với 4 lần đại tu, Viraat hiện đã quá già lão, chỉ còn thời hạn sử dụng đến 2015.
INS Viraat nguyên là tàu sân bay HMS Hermes của hải quân Anh
Sau giai đoạn đó, tương lai của hải quân Ấn Độ sẽ thuộc về INS Vikramaditya và 2 tàu sân bay nội địa là INS Vikrant và INS Vishal. Ngay từ năm 2004, sau lần đại tu thứ 3 của INS Viraat, cùng thời điểm Nga bắt tay vào cải tạo INS Vikramaditya, hải quân Ấn Độ cũng bắt đầu triển khai kế hoạch thiết kế, chế tạo 2 tàu sân bay nội địa có lượng giãn nước và tính năng tương tự như INS Vikramaditya, đến tháng 2/2009 họ bắt đầu triển khai đóng. Theo kế hoạch, chiếc đầu tiên mang tên INS Vikrant sẽ biên chế vào lực lượng hải quân vào năm 2014, chiếc thứ hai là INS Vishal sẽ hoàn tất vào năm 2017.
Tuy vậy, cho đến thời điểm này, tiến độ đóng tàu sân bay nội địa của Ấn Độ triển khai rất chậm. Ngày 29/12/2011, lần đầu tiên họ công khai hình ảnh tàu sân bay INS Vikrant, khi đó nó mới hoàn thành phần vỏ tàu, hoàn toàn chưa được lắp đặt bất cứ thiết bị gì. Theo số liệu công bố, 2 tàu sân bay này có lượng giãn nước trên 40.000 tấn, sử dụng nhiều vật liệu tiên tiến và công nghệ phức tạp nên thời hạn hoàn thành sẽ phải lùi lại mỗi chiếc thêm 2 năm nữa.
Cùng thời điểm hoàn tất sửa chữa động cơ cho INS Vikramaditya, phía Nga cũng tuyên bố trong năm nay sẽ bàn giao thêm cho Ấn Độ 7 chiếc máy bay tiêm kích hạm Mig-29K/KUB. Ông D.Alexander – Cục trưởng cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga cho biết, Nga đã hoàn tất bàn giao 16 chiếc Mig-29K/KUB trang bị cho INS Vikramaditya theo điều khoản của hợp đồng đầu tiên ký năm 2004.
Mô hình thiết kế tàu sân bay nội địa INS Vikrant chẳng khác gì INS Vikramaditya
7 chiếc Mig-29K/KUB bàn giao lần này thuộc loạt thứ 2 trong hợp đồng thứ 2 mua thêm 29 chiếc Mig-29K/KUB trị giá 1,5 tỷ USD được Nga và Ấn ký bổ sung năm 2009, loạt đầu tiên trong hợp đồng này gồm 4 chiếc đã được bàn giao tháng 12/2012. Tuy vậy, ông D.Alexander không cho biết thời điểm cụ thể bàn giao nốt 18 chiếc còn lại.
Theo thông tin của lực lượng không quân thuộc hải quân Ấn Độ, các máy bay Mig-29K/KUB thuộc hợp đồng thứ 2 sẽ được sử dụng làm lực lượng dự bị cho lực lượng không quân trên tàu sân bay INS Vikramaditya và cho tàu sân bay nội địa tương lai của Ấn Độ. Tuy có chút chậm trễ nhưng chắc chắn đến năm 2020, Ấn Độ sẽ sở hữu 3 biên đội tàu sân bay có khả năng tác chiến khá mạnh theo chuẩn công nghệ Nga. Cùng với hàng loạt tàu tác chiến mặt nước cỡ lớn và lực lượng tàu ngầm hùng hậu, hải quân Ấn Độ sẽ đủ mạnh để thống trị châu Á?
Theo ANTD
Hải quân Nga bắt đầu trỗi dậy với tuần dương hạm hàng vạn tấn
Hiện nay, hải quân Nga đang triển khai 3 kế hoạch lớn bao gồm: mua sắm 4 tàu đổ bộ tấn công "Mistral" có lượng giãn nước 45.000 tấn, đóng mới 6 tuần dương hạm hạng nặng 12.000 tấn và 1 tàu sân bay cỡ lớn 80.000 tấn. Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga đã đến?
Tuần dương hạm lớn nhất 24 năm qua
Mạng thông tin tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga vừa trích dẫn thông tin của hãng thông tấn "Izvestia" cho biết, Bộ tư lệnh hải quân Nga đã phê duyệt kế hoạch phát triển tàu khu trục hạng nặng tác chiến viễn dương (hay còn gọi là tuần dương hạm hạng nặng). Chiến hạm lớn nhất mà Nga đóng trong 24 năm qua do Cục thiết kế "Phương Bắc" chịu trách nhiệm thiết kế, dự kiến các tài liệu kỹ thuật, thiết kế chi tiết và hệ thống vũ khí sẽ hoàn tất trong vòng 2 - 3 năm nữa.
Những số liệu ban đầu cho biết, tuần dương hạm hạng nặng tương lai sẽ có lượng giãn nước khoảng 12.000 tấn, tương tự như tuần dương hạm tên lửa lớp 1164 "Slava" (hay còn gọi là "Atlas" - ) nhưng trang bị tối tân hơn nhiều. Nó thuộc dạng tuần dương hạm đa năng, được trang bị tên lửa hành trình, tên lửa và ngư lôi chống ngầm, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa/phòng thủ không gian. Ngoài chức năng tác chiến viễn dương, nó cũng có thể chi viện cho lực lượng bảo vệ bờ biển của lục quân Nga.
Tuần dương hạm tên lửa lớp 1164 "Slava" có lượng giãn nước 12000 tấn
Dự kiến, tuần dương hạm này sẽ được trang bị các loại tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình tấn công mặt đất, hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hiện đại C-500 (biến thể trên hạm của hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa mặt đất lừng danh S-500 của Nga). Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống sonar công suất cao và hệ thống phóng ngư lôi đa dụng, vừa có khả năng phóng ngư lôi chống ngầm, vừa có khả năng phóng tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm...
Tuần dương hạm hạng nặng này được chế tạo với nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là bảo vệ các tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn lớp "Mistral" mà Nga đặt mua của Pháp, giai đoạn sau nó sẽ trở thành tàu hộ tống chủ lực, đảm nhận nhiệm vụ chống ngầm, chống hạm và phòng không trong biên đội tàu sân bay tương lai của Nga.
Tháng 6/2012, Tổng giám đốc đương nhiệm của Tập đoàn đóng tàu "Liên Hợp" là ông Roman Castro đã từng tuyên bố, bước sang năm 2016 Nga sẽ triển khai đóng chiếc tuần dương hạm hạng nặng đầu tiên được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa/phòng thủ không gian. Loạt tuần đương hạm này bao gồm 6 chiếc do nhà máy đóng tàu "Phương Bắc" và nhà máy đóng tàu "Baltic" liên hợp sản xuất. Hiện công tác thiết kế đã được triển khai, trong danh mục thiết kế cơ bản cho biết, tàu sẽ được trang bị động cơ năng lượng hạt nhân.
Tuần dương hạm kiểu mới sẽ sử dụng động cơ hạt nhân và hệ thống vũ khí cực kỳ hiện đại
Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga đã đến?
Trước đây hải quân Liên Xô đã từng có những tuần dương hạm siêu nặng tới hơn 4 vạn tấn mà điển hình là tàu Đô đốc "Gorshkov". Nó cũng là chiếc thứ 4 trong loạt 4 tuần dương hạm siêu nặng Nga phát triển từ năm 1975 - 1989. Sự ra đời của "Gorshkov" vào năm 1989 cũng chính là điểm khởi đầu mốc 24 năm hải quân Nga không đóng được chiến hạm nào trên vạn tấn.
"Gorshkov" có lượng giãn nước khoảng 4,5 vạn tấn, được trang bị hàng trăm quả tên lửa phòng không và tên lửa đối hạm, chuyên chở máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu phản lực cất cánh thẳng đứng. Sự kết hợp tính năng của một tuần dương hạm và một tàu đổ bộ tấn công chở máy bay phản lực đã khiến "Gorshkov" vượt qua các tàu đổ bộ tấn công Mỹ trong thời điểm đó, thậm chí là ngay cả bây giờ cũng không có tuần dương hạm nào trên thế giới có khả năng tấn công tên lửa mạnh như nó.
Hiện nay, "Gorshkov" đã được bán cho Ấn Độ, thật đáng tiếc là người Ấn Độ đã cải tạo con tàu này thành một hàng không mẫu hạm đúng nghĩa của nó. Tàu sân bay "INS Vikramaditya" mang theo 16 chiếc Mig-29K và 12 máy bay trực thăng, việc loại bỏ toàn bộ máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng và đặc biệt là hàng loạt hệ thống tên lửa đã làm con tàu trở nên bình thường, không sánh được với các tàu đổ bộ tấn công của Mỹ chứ đừng nói là tàu sân bay.
"Gorshkov" nay đã trở thành tàu sân bay "INS Vikramaditya" của Ấn Độ
Trước đây và ngay cả bây giờ, Moscow vẫn chưa đủ lực để đua tranh với Washington, họ chỉ còn một chiếc tàu sân bay duy nhất là "Kuznetsov", mà khả năng hoạt động cũng rất hạn chế. Cũng do điều kiện ngân sách quốc phòng hạn hẹp, Nga không còn giữ được tàu đổ bộ tấn công nào trên 1 vạn tấn, họ cũng chỉ đóng mới một số rất ít các tàu khu trục bán nặng tối đa là 8000 nghìn tấn, còn lại thường là các tàu từ 2000 - 4000 tấn thậm chí dưới 1000 tấn.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Nga bằng lòng với hiện trạng này, trong con đường phát triển hải quân của Nga, dường như người ta thấy có một chút nhẫn nại. Nga đang từng bước cải thiện cán cân quân sự với Mỹ và NATO bằng một phương thức hết sức khôn ngoan và linh hoạt: đầu tư phát triển hải quân có kế hoạch, tập trung đi tắt đón đầu vào các lĩnh vực trọng điểm như tàu ngầm hạt nhân chiến lược, tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn và các tên lửa đạn đạo chiến lược phóng từ tàu ngầm và tàu nổi.
Song song với nó, trong "kế hoạch phát triển vũ khí, trang bị Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020", đóng mới hàng không mẫu hạm là một trọng điểm của hải quân Nga. Theo tiết lộ của cựu Tư lệnh hải quân Nga Vladimir Vysotsky, tàu sân bay mới sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tác chiến trên biển, không còn mang ý nghĩa đơn thuần là hàng không mẫu hạm kiểu cổ điển nữa. Với nền tảng công nghệ sẵn có, không khó để Nga hoàn thành kế hoạch của mình, dự kiến đến năm 2025 nó sẽ được đưa vào phục vụ trong lực lượng hải quân Nga.
Biên đội tàu sân bay duy nhất của Nga là "Kuznetsov"
Hiện nay, theo đà tăng trưởng của nền kinh tế và vị thế vững chắc thứ 2 trong Top 10 nước xuất khẩu vũ khí thế giới, dường như hải quân Nga đang từng bước khôi phục lại uy danh của hải quân Xô Viết. Nga đồng loạt triển khai 3 kế hoạch lớn bao gồm: mua và tự đóng 4 tàu đổ bộ tấn công "Mistral" của Pháp có lượng giãn nước 45.000 tấn, đóng mới 6 tuần dương hạm hạng nặng 12.000 tấn và 1 tàu sân bay cỡ lớn 80.000 tấn. Phải chăng thời kỳ trỗi dậy của hải quân Nga sắp bắt đầu?
Theo ANTD
Hải quân Nga tập trận rầm rộ Hải quân Nga ngày 19-1 đã bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn nhất trong vài thập kỷ tại Biển Đen và Biển Địa Trung Hải. Một tàu chiến thuộc hải quân Nga Truyền thông địa phương dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc tập trận có sự tham gia của 8 chiến hạm lớn tới...