3 phương pháp an toàn làm sạch thớt nhựa mốc xỉn bạn không nên bỏ qua
Vệ sinh thớt nhựa không hề đơn giản, máy rửa bát cũng chẳng thể làm sạch nó.
Thớt nhựa là một món đồ thông dụng trong rất nhiều căn bếp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng chúng dễ bị trầy xước và ố vàng. Để loại bỏ các vết bẩn sâu trong những vết xước ấy là điều không dễ dàng và máy rửa bát cũng chẳng làm được.
Dưới đây là những phương pháp làm sạch thớt nhựa ố vàng một cách an toàn và hiệu quả, nói không với thuốc tẩy. Bạn cũng cần lưu ý với những bề mặt tiếp xúc với thực phẩm thì tuyệt đối không sử dụng thuốc tẩy để làm sạch.
Cách 1: Hydrogen peroxide (nước oxy già), baking soda và xà phòng rửa bát
Cách làm: Trộn đều 3 – 4 muỗng canh baking soda, 1 muỗng canh xà phòng rửa bát và 1 – 2 muỗng canh hydrogen peroxide. Thoa đều hỗn hợp lên bề mặt thớt nhựa và để qua đêm. Sau đó rửa sạch, chà kỹ bằng nước ấm cùng với xà phòng.
Chấm điểm: 4,5/5
Thời gian thực hiện: Qua đêm
Cách 2: Baking soda, muối, giấm và hydrogen peroxide
Cách làm: Cách làm này yêu cầu khá nhiều nguyên liệu nhưng đều là những thứ dễ tìm thấy trong bếp. Đầu tiên, bạn ngâm thớt trong dung dịch giấm trắng hoặc phun dung dịch oxy già 3% lên bề mặt thớt. Dù sử dụng cách nào thì cũng phải đợi khoảng 5 phút trước khi rửa lại với xà phòng và nước.
Video đang HOT
Sau đó, bạn tạo một hỗn hợp sệt gồm 1 phần muối nở, 1 phần muối và 1 phần nước rồi chà sạch các vết bẩn trên thớt. Tùy thuộc vào độ bẩn của thớt, bạn có thể không cần phải ngâm qua đêm. Chỉ cần trộn đều hỗn hợp với độ sệt hoàn hảo, đủ để phết mỏng lên bề mặt thớt ố vàng là được.
Chấm điểm: 4,5/5
Thời gian thực hiện: 10 phút
Cách 3: Chanh và ánh nắng mặt trời
Cách làm: Bạn chỉ cần một quả chanh cắt đôi, sau đó chà xát khắp mặt thớt muốn làm sạch. Tiếp theo bạn hãy phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời cả ngày.
Chấm điểm: 3/5
Thời gian làm sạch: Cả ngày
Cách làm sạch thớt này không hiệu quả bằng cách 1 và cách 2 nhưng cũng đáng để thử nếu thớt không có các vết bẩn quá cứng đầu. Hoặc khi mà trong bếp của bạn không có những nguyên liệu khác ngoài một quả chanh.
Bạn có thể được nghe đến các cách làm sạch thớt như sử dụng bột nở (baking powder) và giấm trắng. Song cách này hiệu quả không cao chỉ được chấm điểm 1.0/5 mà thôi.
Năm mới, trong quá trình dọn dẹp nhà cửa, nếu cần phải làm sạch thớt nhựa thì bạn hãy thử sử dụng 1 trong 3 cách thức phía trên nhé.
Thớt gỗ, thớt nhựa, thớt tre: Loại nào an toàn và vệ sinh nhất? Chọn sai dễ rước bệnh vào người
Thớt cũng có thể trở thành "kẻ sát nhân" thầm lặng trong gia đình bạn nếu không được chọn lựa kỹ càng và vệ sinh đúng cách.
Dù hiện nay các thiết bị nhà bếp hiện đại đang chiếm lĩnh nhiều không gian nhưng những dụng cụ truyền thống như thớt vẫn là vật dụng không thể thiếu trong gian bếp Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mua loại thớt sao cho tốt và phù hợp. Bên cạch đó, việc sử dụng thớt như thế nào để bảo đảm sức khỏe cho cả nhà cũng là vấn đề mà không phải bà nội trợ nào cũng hiểu rõ.
Vậy, chúng ta nên dùng loại thớt nào là tốt ?
Thớt gỗ
Thớt gỗ là loại thớt được sử dụng phổ biến nhất trong gia đình. Với chất liệu tự nhiên, bền, ít bị hư hỏng, đa dạng kích cỡ, độ đàn hồi cao, không trơn chạy khi cắt thái, phù hợp để chặt xương, chặt thịt. Chắc hẳn đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho căn bếp nhà bạn. Tuy nhiên, loại thớt này cũng có khá nhiều khuyết điểm, các bà nội trợ cần đặc biệt lưu ý.
Ảnh minh hoạ
Thớt gỗ dễ ẩn bụi bẩn, lưu mùi, thấm nước, nếu không được làm sạch và khô, rất dễ để lại nấm mốc, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Khi chọn mua thớt gỗ, hãy chọn mua thớt nguyên khối, tránh chọn loại thớt gỗ ghép vì đa số loại thớt này đều dùng keo formaldehyde để ghép nối, không tốt cho sức khoẻ.
Thớt tre
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
So với thớt gỗ, thớt tre nhẹ, dễ làm sạch và nhanh khô hơn. Hầu hết các loại thớt tre được làm bằng cách ghép nối, có thể dễ dàng bị biến dạng và thậm chí bị nứt sau khi sử dụng một thời gian dài. Điểm quan trọng nhất là loại thớt này cũng sử dụng loại keo có chứa formaldehyde, nếu đi vào cơ thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, loại thớt này cũng không thực sự an toàn.
Thớt nhựa
Ảnh minh hoạ
Thớt nhựa có mẫu mã đẹp, trọng lượng nhẹ, giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, loại thớt này không chịu được lực tác động lớn, không thích hợp để thái một số thực phẩm có nhiều chất béo vì sẽ rất khó làm sạch. Trong quá trình sử dụng, nếu mảnh vụn của thớt trộn với thức ăn và đi vào cơ thể, nó có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể. Ngoài ra, thớt nhựa không tái chế được, gây ô nhiễm môi trường. Vì thế nên loại thớt này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên.
Như vậy, dựa trên những phân tích trên, có thể thấy rằng việc chọn mưa thớt gỗ vẫn nên được ưu tiên hơn trong nhiều gia đình. Tuy giá thành cao hơn so với hai loại còn lại nhưng lại đa dạng về mức giá, vậy nên bạn có thể tùy theo tình hình thực tế để lựa chọn loại thớt gỗ phù hợp cho gia đình mình.
Ảnh minh hoạ
Theo nghiên cứu của Đại học Arizona, Mỹ , trung bình một chiếc thớt có thể chứa lượng vi khuẩn gấp 200 lần so với bệ ngồi bồn cầu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, lâu ngày các loại vi khuẩn này sẽ biến đổi nguy hiểm hơn, thậm chí là gây ung thư. Vì vậy, vệ sinh thớt là điều vô cùng quan trọng, các bà nội trợ cần ghi nhớ những điều sau để tránh những thói quen sai lầm khi sử dụng thớt:
1. Không dùng thực phẩm sống và chín trên cùng một thớt, tránh tình trạng nhiễm chéo các mối nguy hại từ việc sử dụng chung.
2. Vệ sinh sạch sẽ thớt sau khi sử dụng, nhớ rửa sạch nhiều lần, sau đó lau khô và để ở nơi khô thoáng giúp ngắn ngừa nấm mốc.
3. Nên tránh thớt qua nước sôi trước khi sử dụng.
4. Vì sức khỏe của gia đình, phải thường xuyên thay mới, vệ sinh và dùng thớt đúng cách để kéo dài thời gian sử dụng.
Dù thớt không phải là một vật dụng quá quan trọng trong gian bếp nhưng lại rất hữu dụng, vậy nên hãy dành chút thời gian để lựa chọn và vệ sinh thớt để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình.
8 sản phẩm tẩy rửa tuyệt đối không bao giờ trộn chung với nhau để làm sạch Nếu kết hợp các sản phẩm này lại, bạn sẽ gặp rủi ro vì có thể xảy ra phản ứng hóa học hoặc ảnh hưởng đến nội thất, đồ đạc mà chúng tiếp xúc. 1. Thuốc tẩy giấm = khí clo độc hại Mặc dù sự kết hợp này có thể tạo ra một chất khử trùng tốt nhưng không bao giờ nên...