3 nhóm người ‘đại kỵ’ với bún, thèm đến mấy cũng không nên ăn
Bún là thực phẩm phổ biến được nhiều người yêu thích tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này.
Những người không nên ăn bún
-Người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng
Người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún, do bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng một ngày để bột nở ra. Trong thời gian này xảy ra quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.
- Người bị ốm, sốt
Người bị bệnh, bị sốt, thấy không khỏe trong người cũng không nên ăn bún, vì lúc này cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa không tốt như ngày thường. Ngoài tinh bột gạo là thành phần chính làm bún, nhà sản xuất còn có thể thêm các phụ gia có thể không an toàn như bột huỳnh quang để làm sáng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu…
-Trẻ em và phụ nữ có thai
Do e ngại các hóa chất trong bún mà trẻ em và phụ nữ có thai cũng nên thận trọng. Tuy nhiên nếu nguồn bún sạch, an toàn, hoặc gia đình có thể tự làm bún thì vẫn yên tâm ăn. Khi ăn bún nên lựa chọn những nơi bán hàng uy tín, chất lượng.
Cách chọn bún an toàn
Chia sẻ trên VietNamNet, Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết, bún là thực phẩm làm từ gạo trắng, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bún mọc, bún xào, bún trộn. Tuy nhiên, món bún cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Theo cách làm truyền thống, người sản xuất ngâm gạo từ 48-72 giờ sau đó đi xay tách nước. Hỗn hợp này cho vào máy ép sợi rồi chần qua nước nóng để bún không dính, nát.
Cách làm truyền thống cầu kỳ mất thời gian, bún có mùi chua, dễ nát, dễ hỏng. Gần đây, người ta làm bún bằng máy móc. Một số người còn cho thêm các chất bảo quản, chất làm sáng màu.
Đặc biệt, nhiều mẫu kiểm tra cho thấy bún chứa huỳnh quang (tinopal) và hàn the. Tinopal có tác dụng làm sợi bún trong, bóng hơn. Hàn the để sợi giòn, dai. Nếu bạn ăn phải bún chứa các hóa chất này sẽ có nguy cơ mắc bệnh về gan, thận, thậm chí ung thư.
Để chọn bún an toàn, bạn cần quan sát kỹ một số đặc điểm của sợi bún. Bún an toàn là loại có màu trắng đục, sợi không dai. Khi sờ vào bún, tay có độ dính nhẹ, ấn mạnh sẽ nhuyễn như cơm. Khi chần nước sôi nóng hơn 100 độ C, bún dễ đứt gãy hơn. Bún có mùi chua tự nhiên, nhai có vị ngọt của gạo.
Khi chứa chất hàn the, sợi bún dai hơn, khó đứt gãy, chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của gạo tự nhiên. Để 1-2 ngày không hỏng chứng tỏ bún đã được cho thêm hóa chất bảo quản.
Bên cạnh đó, bạn nên ăn bún còn tươi, không ăn loại để qua đêm có mùi chua, nhớt. Nhai kỹ trong khi ăn vì bún khó tiêu hơn cơm. Bạn không sử dụng bún quá trắng, dai, trong vì có thể đã được cho hóa chất. Một tuần, bạn chỉ nên ăn 1 bữa bún đổi khẩu vị.
Lợi ích sức khỏe của bún
Theo báo Lao Động, không chỉ là thực phẩm dễ ăn mà bún gạo còn chứa nhiều lợi ích sức khỏe như:
Ảnh minh họa
-Duy trì cân nặng
Bún gạo không có chất béo và hàm lượng carbohydrates ít sẽ giúp duy trì cân nặng. Carbohydrate từ bún chuyển hóa thành năng lượng mà không gây tích mỡ, đồng thời tạo cảm giác no bụng mà không tăng cân. Ngoài ra, thực phẩm này cũng có thể mang lại năng lượng hiệu quả thông qua quá trình trao đổi chất tốt nhất.
-Không chứa gluten
Bún gạo không chứa hàm lượng gluten. Do đó, nguy cơ bị dị ứng hay nạp thêm nhiều chất béo và carbohydrates có thể được loại bỏ khi tiêu thụ loại thực phẩm này.
-Thúc đẩy lưu thông máu
Bún gạo cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể, giúp quá trình lưu thông máu thuận lợi. Từ đó đảm bảo oxy được cung cấp đến các bộ phận của cơ thể và hỗ trợ hoạt động bình thường.
- Xương chắc khỏe hơn
Bên cạnh sắt, bún gạo còn sở hữu các khoáng chất có lợi khác như canxi. Việc hấp thụ canxi sẽ giúp cải thiện sức khỏe của xương và cũng làm giảm nguy cơ loãng xương. Vì vậy, hãy thường xuyên ăn bún gạo để thúc đẩy xương khỏe mạnh hơn.
-Hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường là do tăng lượng đường trong máu. Bún gạo có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Nhập viện cấp cứu với cơ thể mọc đầy lông vì nguyên nhân không ngờ
Con thường xuyên ốm vặt, cha mẹ tự mua thuốc kháng sinh, kháng viêm không rõ loại về cho bé dùng.
Sai lầm này khiến em bé phải nhập viện cấp cứu.
Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, vừa cấp cứu một bé trai 6 tuổi bị viêm hạch bạch huyết cấp tính.
Theo gia đình, bé rất hay ốm nên bố mẹ thường tự mua thuốc về cho con uống. Các loại thuốc bao gồm kháng sinh và một loại thuốc chống viêm.
Bé nhập viện trong tình trạng vùng da toàn thân mọc nhiều lông, rậm rạp. Các bác sĩ nghi trẻ sử dụng sản phẩm có chứa corticoid trong thời gian dài.
Hình ảnh lưng của bệnh nhi rậm lông. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Trang, Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, cho biết corticoid là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau.
Thuốc giúp cắt sốt nhanh, giảm viêm nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe người dùng như gây viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
Đối với hệ thần kinh, việc dùng thuốc ở liều cao gây hưng phấn, ảo giác, rối loạn giấc ngủ, mê sảng. Thành phần corticoid còn gây ức chế miễn dịch, nhiễm trùng cơ hội.
Lạm dụng corticoid còn khiến da mỏng, bầm tím, lông rậm, chậm phát triển xương, gây thấp còi ở trẻ, xương dễ gãy, gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, suy tuyến thượng thận.
Bác sĩ Huyền Trang khuyến cáo khi trẻ ốm cha mẹ nên cho con đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để tránh việc lạm dụng thuốc corticoid, đồng thời cần cân nhắc trước khi sử dụng loại thuốc này. Trong trường hợp được kê đơn, trẻ phải dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Thiếu máu do thiếu sắt: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng bệnh Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, gặp ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới, nhưng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao hơn. 1. Nguyên nhân của...