3 nguyên tắc “bất di bất dịch” giúp chị em đồ xôi cúng Tết thơm dẻo không thua kém ngoài hàng
Để đồ xôi ngon, hạt gạo chín mềm dẻo thơm, chị em không thể bỏ qua những bị quyết dưới đây.
Xôi là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ lễ tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, đồ xôi không phải dễ. Làm thế nào để xôi dẻo, không bị khô? Đồ xôi bao nhiêu lâu thì chín? Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, chị em hãy tham khảo những thông tin dưới đây.
Chọn gạo và ngâm gạo
Chọn được loại gạo thích hợp quyết định 70% độ ngon của món xôi. Khi chọn gạo chị em nên lựa những loại có hạt đều, căng bóng, có màu trắng đục. Nhai thử vài hạt có thể thấy vị ngọt tự nhiên, thơm mùi lúa.
Để xôi được thơm dẻo, chúng ta phải ngâm gạo với nước từ 6-8 tiếng. Thời gian ngâm quá ngắn sẽ khiến xôi bị cứng, còn nếu ngâm quá lâu, gạo bị chua, khi nấu lên sẽ bị nát.
Khi ngâm, chị em có thể bỏ thêm một chút muối vào nước. Muối sẽ tạo hương vị đậm đà cho món xôi.
Đồ xôi hai lần
Khi cho vào xửng hấp, bạn nên bốc từng nắm gạo một, rải đều nhẹ nhàng từng lớp. Sau đó, dùng đũa hoặc ngón tay xoáy 5 lỗ trên lớp gạo giúp hơi nước nóng từ bên dưới lan tỏa, giúp xôi chín đều.
Bạn nên dùng một chiếc khăn xô ẩm trùm bên ngoài nồi để giữ nhiệt, cho hạt gạo chín kỹ và chín đều hơn.
Lượng nước đổ vào nên chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Nhiều nước quá sẽ làm hơi nước bốc lên mạnh, lớp xôi bên dưới dễ bị nát. Khi nước sôi bạn mới cho vỉ/xửng gạo lên và hạ nhỏ lửa, không để nước sôi quá lớn.
Khoảng 10 phút lại mở nắp vung một lần để lau khô hơi nước đọng và đảo cho xôi chín đều. Hấp xôi liên tục từ 30-40 phút là được.
Để xôi chín dẻo hơn, bạn nên đồ 2 lần. Sau khi hấp lần một, bạn xới xôi ra khay hoặc mâm to dàn đều để cho xôi nguội bớt. Khi xôi nguội thì cho vào nồi hấp thêm một lần nữa. Cách này sẽ giúp xôi dù để lâu vẫn mềm dẻo.
Mẹo giúp hạt xôi căng bóng
Video đang HOT
Để món xôi đẹp mắt hơn, hãy thêm một chút dầu ăn hoặc mỡ gà và trộn đều với xôi trước khi tắt bếp, xơi ra đĩa. Làm cách này sẽ giúp hạt xôi căng bóng. Với các món xôi ngọt, bạn có thể sử dụng nước cốt dừa để tạo hương vị thơm ngon cho món xôi.
Ngoài ra, nếu muốn nấu xôi bắt mắt hơn, chị em có thể dùng các loại lá tự nhiên để tạo màu như màu xanh từ lá dứa, màu tím lá cẩm, màu vàng của nghệ, màu gấc… Chỉ cần giã các loại lá, củ sau đó vắt lấy nước và ngâm cùng gạo nếp là được.
Theo Thanh Huyền/Khỏe & Đẹp
Gợi ý món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ tất niên ngày Tết miền Nam
Việc chuẩn bị một mâm cỗ ngày tết 2020 để cúng gia tiên trong dịp cuối năm và gia đình cùng sum vầy là một truyền thống lâu đời của người Việt. Liệu mâm cỗ ngày Tết miền Nam có giống với vùng miền khác? Cùng khám phá ngay trong bài viết sau.
I. Các món ăn trong mâm cỗ tất niên ngày Tết miền Nam
1. Bánh tét
Nếu ở miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam có món bánh tét trên mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét thập cẩm, bánh tét không nhân.
Bánh tét thường được chuẩn bị gói trước nửa tháng để chuẩn bị cho mâm cơm cúng cuối năm. Bánh tét được gói từ lá chuối và lạc quấn xung quanh. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, còn nhân bánh bên trong thì được làm nhân đậu xanh, thịt heo, đậu đen ... tùy thuộc vào từng loại bánh. Bánh được nấu chín rồi đem ra cắt thành từng lát và thường được ăn kèm với củ kiệu chua để tăng thêm hương vị và ngon miệng hơn.
2. Thịt kho nước dừa ngậy ngậy
Thịt kho là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền nam. Bạn nên lựa chọn thịt lợn tươi sống an toàn giá tốt tại siêu thị Adayroi làm món này. Thường để nồi thịt được thơm ngon, bạn nên chọn thịt ba chỉ được kho cùng hột vịt cho đến khi nước dùng săn và miếng thịt cùng trứng có màu vàng nâu cực kỳ bắt mắt và thơm ngon. Nồi thịt càng kho, càng thấm, càng ngon, vì vậy, các gia đình ở miền Nam thường nấu một nồi thịt kho, ăn dần trong Tết. Thịt kho thường dọn chung với cơm trắng, hoặc cuốn bánh tráng, dưa món đều rất ngon.
3. Canh khổ qua
Canh khổ qua dồn thịt với ý nghĩa cầu mong mọi cơ cực và khó khăn đi qua và mong mọi điều thuận lợi may mắn và tươi sáng cho một năm mới đến. Tuy món ăn này có vị hơi đắng nhưng cực kỳ tốt với sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày Tết
Canh khổ qua được làm từ những trái khổ qua được lấy hết hạt bên trong ruột sau đó dồn hỗn hợp thịt băm nhuyễn trộn cùng nấm mộc nhĩ, bún và gia vị. Sau đó được nấu chín. Món ăn này luôn có mặt trong các mâm cơm chiều 30 Tết của người miền Nam.
4. Củ kiệu tôm khô
Đây chỉ là món ăn kèm nhưng không thể thiếu trong các bữa ăn cũng như mâm cơm cúng của người miền Nam trong dịp Tết. Củ kiệu tôm khô được ăn kèm cùng các món ăn khác, vị chua của kiệu giúp cho món ăn chính đỡ ngán hơn. Tôm được chọn là loại tôm khô nguyên chất vẫn giữ được mùi vị ngọt không chất bảo quản. Trong mâm cơm cúng ngày Tết thông thường dĩa củ kiệu tôm khô thường được đặt giữa mâm để mọi người cùng thưởng thức .
5. Nem rán chua ngọt
Nem rán chua ngọt cũng là một món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm gia đình ngày Tết của người miền Nam. Nem rán vô cùng thơm vợi vị ngọt bùi béo và với lớp nhân thịt kết hợp bỏ bánh ngoài giòn tan tạo được cảm giác ăn hoài không ngán cho người dùng.
6. Gỏi cuốn
Đôi khi trong mâm cỗ Tết miền Nam cũng xuất hiện món gỏi cuốn. Bên trong món gỏi cuốn có nhiều nguyên liệu đa dạng từ các loại rau, tôm thịt cá tươi sống. Gỏi cuốn thường chấm với tương đen hay mắm nêm đều rất ngon miệng. Món ăn này mang ý nghĩa đem lại một cái Tết sum vầy và trọn vẹn hơn cho các thành viên trong gia đình của bạn.
7. Củ cải ngâm chua ngọt
Ngoài củ kiệu là món ăn kèm thì của cải ngâm chua ngọt cũng là món ăn kèm được nhiều người chế biến và có mặt trên mâm cơm cuối năm. Hai món ăn kèm này cũng có thể được thay thế cho nhau giúp giảm độ ngán khi ăn cùng các món ăn khác.
8. Xôi vò
Đây là món xôi đệ nhất của người miền Nam vì thế việc món xôi này xuất hiện trong mâm cơm cúng của người miền Nam là điều dễ hiểu. Món ăn này mang ý nghĩa gia đình sung túc và ấm no hơn trong năm mới.
9. Chả bò
Nếu người miền Bắc có giò lụa thì người miền Nam cũng có món chả bò trên mâm cúng ông bà ngày cuối năm. Đôi khi miền Nam cũng dùng chả giò nên 2 món chả này có thể thay thế cho nhau. Chả bò thường ăn với cơm trắng hoặc ăn không, khi ăn cắt ra từng khoanh. Với vị ngon khó cưỡng, có thể bạn sẽ ăn hết lúc nào không hay đấy
10. Lạp xưởng
Đây là một món ăn truyền thống của người miền Nam và miền Tây nên vì thế các món ăn lạp xưởng có trong mâm cỗ ngày Tết miền nam là điều rất phổ biến. Lạp xưởng có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau như chiên, luộc, nướng hay dùng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác. Hiện nay, bạn có thể tìm mua lạp xưởng tươi ngon dễ dàng tại các cửa hàng hay ngoài chợ
11. Mứt dừa
Mứt dừa được xem là món ăn dân gian của người dân miền Tây và miền Nam. Với vị ngọt thanh cùng vị béo của dừa nên mứt dừa thường được chưng cúng trong các mâm cơm Tết. Với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng, vàng ... không chỉ mứt dừa mà các loại mứt thơm ngon giúp tô điểm thêm mâm cúng được màu sắc và đẹp hơn.
II. Gợi ý mâm cỗ ngày Tết miền Nam ngon chuẩn vị
Những mâm cỗ Tết của miền Nam bạn có thể tham khảo trong là:
Mâm cỗ số 1: Sự kết hợp của bánh tét, thịt kho, canh khổ qua và củ kiệu. Đây được xem là mâm cỗ cơ bản nhất bạn có thể chuẩn bị. Thường dùng cho gia đình nhỏ, ít người
Mâm cỗ số 2: Bánh tét, gà luộc, canh khổ qua, giò lụa và giò xào, gỏi cuốn ăn kèm củ kiệu tôm khô, lạp xưởng, xôi vò.
Mâm cỗ số 3: Bánh tét, củ kiệu tôm khô, , Gỏi tôm thịt, xôi vò, chả bò, thịt kho trứng.
Mâm cỗ số 4: Bánh tét, xôi vò, của cải ngâm chua ngọt, lạp xưởng, canh khổ qua, trái miệng với mứt dừa và các loại hoa quả
Mâm cỗ số 5: Bánh tét, thịt kho, xôi vò, , gỏi bông chuối, chả bò, lạp xưởng, mứt dừa.
Mâm cỗ số 6: Bánh tét, của cải ngâm chua ngọt, canh khổ qua, chả bà, mứt dừa.
Mâm cỗ số 7: Bánh tét, chả bò, xôi vò, gỏi cuốn, củ kiệu tôm khô, canh khổ qua, mứt dừa.
Chắn hẳn với những thông tin hữu ích trên bạn có thể biết được mâm cỗ ngày Tết miền nam có những món ăn cơ bản nào. Đừng quên mua ngay những loại thực phẩm chất lượng trước tết để dự trữ vì trong ngày gần tết chúng thường bị "khan hiếm" hơn nhé!
Với những món ăn trên bạn có thể tự thực hiện một mâm cỗ theo ý của mình sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và sở thích của các thành viên trong nhà. Hy vọng bữa cơm tất niên cuối năm của gia đình bạn sẽ tràn ngập niềm vui và tiếng cười để chào đón năm mới thêm nhiều may mắn.
Ngân Quỳnh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Những món ăn luôn luôn có trong mâm cỗ Tết người miền Bắc Tết ở Việt Nam, một phong tục, một mỹ tục của người Việt từ ngàn đời nay. Tết là dịp người Việt tụ hội, xum họp, cúng gia tiên, dâng lễ thánh thần, ăn uống và vui vẻ nên khái niệm Tết đồng nghĩa với những gì vui vẻ nhất. Tết về ai ai cũng muốn mâm cơm gia tiên mình đẹp, và...