3 ngành học được quan tâm sau dịch Covid-19
Kinh doanh Kỹ thuật số -Thương mại điện tử, Công nghệ, Sáng tạo nội dung số… được quan tâm hơn sau đại dịch và phù hợp với thế hệ Z.
Cuộc khủng hoảng Covid-19 khiến kinh tế thế giới bất ổn, nhiều ngành cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, một số nghề khác có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Mô hình làm việc từ xa không mới song chưa bao giờ chứng kiến nhu cầu lớn đến vậy. Theo khảo sát của Đại học RMIT, trong thời điểm dịch bệnh, phụ huynh có nhu cầu định hướng lại nghề nghiệp cho con vì cho rằng nghề nghiệp truyền thống không còn an toàn với thế hệ Z (sinh năm 1995-2012) trong thời kỳ bùng nổ Internet và cách mạng công nghệ 4.0.
Chuyên gia hướng nghiệp đến từ Đại học RMIT chỉ ra ba nhóm ngành được quan tâm:
Kinh doanh – Thương mại điện tử
Giáo sư Mathews Nkhoma, Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị RMIT Việt Nam cho biết, dịch bệnh làm chuyển dịch mô hình kinh doanh đưa mọi hàng hóa vốn chỉ bán trực tiếp ở cửa hàng lên sàn trực tuyến (offline sang online). Ông dẫn báo cáo mới đây của Savills cho thấy, thương mại điện tử (E-commerce) đang tấn công bán lẻ truyền thống mạnh mẽ với 28% các nhà bán lẻ kết hợp cả hai kênh offline lẫn online để tăng doanh số và 28% chỉ sống nhờ kênh trực tuyến.
Kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số là xu hướng của hiện tại và tương lai.
Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Dịch vụ Tuyển dụng và Tư vấn Nhân sự, ManpowerGroup Việt Nam cũng nhận định, có nhiều lý do để thương mại điện tử phát triển và thành xu thế mua sắm của tương lai. Công việc bận rộn, ùn tắc giao thông và gần đây là lý do dịch bệnh, khiến người tiêu dùng có xu hướng tìm đến phương thức mua sắm nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Giao dịch qua thương mại điện tử đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, sau đại dịch có thể nhanh chóng cạnh tranh mạnh mẽ với bán lẻ truyền thống và thành tương lai của bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, nguồn cung nhân sự cho mảng thương mại điện tử còn khan hiếm do đây là ngành mới tại Việt Nam.
Hiện nay, Đại học RMIT hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức để nắm bắt nhu cầu thị trường và đưa ra những ngành học đáp ứng nhu cầu nhân sự của nền kinh tế luôn biến chuyển. Trong năm qua, RMIT đã cho ra mắt ngành Kinh doanh Kỹ thuật số để chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để xây dựng sự nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ. Ngoài lý thuyết, sinh viên còn được tham gia các dự án “Học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn” (Work Integrated Learning) bằng cách đến các doanh nghiệp cọ sát ngay từ năm nhất.
Sáng tạo nội dung trên nền tảng số
Báo cáo “Digital 2020″ của We Are Social và Hootsuite cho thấy, 94% người Việt đang sử dụng điện thoại di động, 93% có smartphone, 65% có máy tính và 32% có tablet. Các con số này đều tăng đáng kể so với thống kê của năm 2019. Tói quen giải trí, xem video, mua sắm trực tuyến… của người dùng khiến nhu cầu nhân lực nhóm ngành sáng tạo nội dung trên nền tảng số tăng cao. Đặc biệt do hậu quả của Covid-19, nhu cầu của người dùng càng tăng cao chứng tỏ đây là nhóm ngành an toàn trước các khủng hoảng.
Sinh viên theo học các ngành sáng tạo nội dung trên nền tảng số tại RMIT được thực hành trong studio của trường ngay từ năm nhất.
Video đang HOT
Giáo sư Julia Gaimster – Trưởng khoa Truyền thông và Thiết kế RMIT Việt Nam cho rằng nhóm ngành sáng tạo nội dung trên nền tảng số bao gồm: Truyền thông, Digital Marketing, Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo, Làm phim kỹ thuật số… sẽ phát triển mạnh mẽ và có nhu cầu nhân lực lớn trong tương lai.
Tại Đại học RMIT, nhóm ngành này có lượng sinh viên đăng ký học đông. RMIT cũng kết nối với nhiều trường đại học trên thế giới để đào tạo và mở ra cho sinh viên những lựa chọn nghề nghiệp tại các công ty tổ chức tư nhân, nhà nước, tập đoàn nước ngoài…
Nhóm ngành Công nghệ
Trong bài biết “4 Industries That Are Still Hiring In The Midst Of COVID-19″ (Tạm dịch: 4 nhóm ngành vẫn tuyển dụng giữa dịch Covid-19), Tạp chí Forbes chỉ ra, một số ngành thuộc lĩnh vực công nghệ như sản xuất phần mềm hay hỗ trỡ kỹ thuật phục vụ làm việc, học tập, kinh doanh… từ xa vẫn có nhu cầu tuyển dụng mạnh mẽ. Nhóm ngành này cũng dễ dàng chuyển đổi làm việc từ xa trong đại dịch.
Các ngành công nghệ vẫn an toàn trước dịch bệnh.
Đại học RMIT thuộc Top 100 trường đào tạo ngành Kỹ thuật và Công nghệ tốt nhất toàn cầu, có giáo trình học quốc tế cập nhật liên tục để sinh viên tự tin đi làm ngay khi tốt nghiệp. Thời gian học được rút ngắn xuống còn 3-4 năm. Ngay từ kỳ đầu tiên, sinh viên sẽ được học lập trình và cơ sở dữ liệu, bỏ qua các môn không liên quan đến chuyên ngành. Xuyên suốt 8 kỳ học là các môn chuyên sâu, làm dự án và đi thực tập.
Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp tại RMIT Việt Nam, ông Eric Asato nhận thấy giới trẻ đam mê công nghệ mãnh liệt hơn thế hệ trước. Phụ huynh ngày nay cũng mong muốn con theo đuổi công nghệ song lo ngại sự thay đổi chóng mặt từng ngày trong khi giáo trình giảng dạy ngày càng lỗi thời đi.
VinUni: "Ươm mầm" những tài năng công nghệ tương lai
Cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Kỹ thuật và Khoa học Máy tính đang trở thành một trong những ngành học quan trọng thu hút sự quan tâm của giới trẻ để đón bắt xu hướng phát triển của thế giới.
Đây cũng chính là một trong 3 khối ngành học trụ cột đầu tiên của trường ĐH VinUni, nơi có nền tảng "DNA" của ĐH Cornell để trở thành địa chỉ "ươm mầm" những tài năng công nghệ tương lai theo tiêu chuẩn quốc tế.
Báo cáo "Tương lai của các ngành nghề"của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, đứng đầu bảng ngành nghề học xong có cơ hội lớn trong xã hội là kỹ sư, tiếp đến là toán học và khoa học máy tính.
Một khảo sát khác của Linkedln (mạng xã hội tuyển dụng lớn nhất thế giới) thì nhấn mạnh, ngành mà các Giám đốc điều hành (CEO) học nhiều nhất là khoa học máy tính, tiếp đến là kỹ thuật điện tử đứng thứ 5. Khảo sát này có 12.000 CEOs từ 20 nước trên thế giới tham gia.
Nhiều CEO của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia đều có xuất thân từ ngành học kỹ thuật, như Dara Khosrowshahi - CEO của Uber; Satya Nadella - CEO của Microsoft; Ginni Rometty - CEO của Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM; Jeff Bezos - nhà sáng lập và điều hành của Amazon; hay Steve Wozniak - đồng sáng lập hãng công nghệ Apple...
Có thể thấy, chuyên môn về chuyên ngành kỹ thuật đã góp phần không nhỏ khi xây dựng cho các nhân vật này một lối tư duy khoa học, logic và hiệu quả, là nền tảng vững chắc để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Lựa "ngọc thô" cần "con mắt tinh đời"
Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính, một trong 3 khối ngành trụ cột đầu tiên của trường Đại học VinUni, cũng hướng tới việc tuyển chọn và đào tạo ra những sinh viên tài năng như vậy trong lĩnh vực "khó nhằn" này.
Với chương trình đào tạo tại Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, sinh viên sẽ có đủ tố chất trở thành những doanh nhân công nghệ thành đạt, nhà khoa học hay là chuyên gia giỏi trong tương lai
Theo GS Rohit Verma, Hiệu trưởng trường ĐH VinUni, quy trình thông thường chỉ đánh giá xét tuyển dựa trên hồ sơ, học bạ. Theo ông, cách tiếp cận này khó lòng đánh giá chính xác và toàn diện năng lực một con người. Nhiều bạn điểm số rất cao nhưng lại có cách học 'gạo', học 'tủ', thiếu sáng tạo và sẽ khó phát triển trong dài hạn. Vì vậy, sẽ rất cần những "con mắt tinh đời" khi tìm kiếm tài năng.
"Ở VinUni, chúng tôi tiến hành theo một quy trình khác biệt. Tất cả đội ngũ giảng viên sẽ phải tham gia quá trình phỏng vấn từng em đã vượt qua vòng sơ lọc hồ sơ. Chỉ có đánh giá ứng viên bằng xương thịt như vậy, chúng ta mới có thể phát hiện, cảm nhận được những tài năng thực sự. Đó là sức hấp dẫn của việc tìm kiếm "ngọc thô" - GS Verma nhấn mạnh.
Quá trình tìm kiếm "ngọc thô" của Viện Kỹ thuật và KHMT cho khóa đào tạo đầu tiên (2020 - 2021) được xem là một thành công ấn tượng khi các suất học bổng toàn phần được trao cho những ứng viên "xuất sắc và cá tính".
Trần Tuệ Nhi (trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) là một trong những ứng viên điển hình như thế. Thành thạo ba ngoại ngữ, Trần Tuệ Nhi làm website dinh dưỡng cho người Việt và đang hoàn thiện dự án chẩn đoán ung thư vú bằng trí tuệ nhân tạo. Nhi đã xuất sắc giành trọn suất học bổng toàn phần của Viện Kỹ thuật và KHMT của trường Đại học VinUni.
Theo PGS. Phạm Ngọc Nam, Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật và Khoa học máy tính trường ĐH VinUni kể lại, Nhi là một nữ sinh rất có cá tính, phong thái mạnh mẽ, tự tin. Lúc đầu Nhi ứng tuyển vào Viện Kinh doanh - Quản trị vì em muốn trở thành một nữ doanh nhân thành đạt.
"Tuy nhiên, chỉ sau vài phút phỏng vấn, chúng tôi phát hiện ra Nhi đặc biệt xuất sắc về khả năng tư duy logic, lập trình và hiểu thuật toán. Chúng tôi khuyên em đổi sang chọn ngành Khoa học máy tính. Sở hữu sự 'quý hiếm' đó, VinUni tin tưởng Nhi có đầy đủ tố chất để trở thành trở thành một Technopreneur (Doanh nhân công nghệ) nổi bật" - PGS. Phạm Ngọc Nam nhấn mạnh.
Xây dựng trên nền "DNA" của ĐH Cornell
Viện Kỹ thuật và KHMT (ĐH VinUni) tập trung đào tạo ba ngành mũi nhọn của công nghiệp 4.0 đó là: Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Cơ khí và Khoa học Máy tính. Các ngành đào tạo này đều xây dựng trên nền "DNA"của ĐH Cornell - một trong 8 trường ĐH trong nhóm Ivy League và xếp hạng 14 trên thế giới.
Cụ thể, chương trình đào tạo được thiết kế đáp ứng chuẩn kiểm định ABET và được xác thực về chất lượng bởi Cornell. Cùng với phương pháp giảng dạy hiện đại (TBL, PBL, VR/AR), sinh viên cũng sẽ được thực hành trong các Super Labs, Techlab, và có cơ hội trải nghiệm 1 học kỳ trao đổi ở nước ngoài (Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Singapore...).
Kỳ thực tập tại các công ty của tập đoàn Vingroup như VinFast sẽ là một lợi thế đặc biệt của sinh viên VinUni.
Ngoài ra, trong chương trình đào tạo còn có các nội dung đào tạo kỹ năng lãnh đạo, tư duy khởi nghiệp, các ngành phụ (minor) liên quan đến khởi nghiệp nhằm giúp sinh viên trở thành các nhà lãnh đạo, khởi nghiệp thành công trong tương lai.
Đặc biệt, 1 kỳ thực tập tại các công ty và viện nghiên cứu trong hệ sinh thái của tập đoàn Vingroup như Viện Vinbrain, VinAI, VinSmart, VinFast... là một lợi thế của VinUni so với các trường ĐH trong khu vực và trên thế giới.
Một khía cạnh quan trọng nữa, là việc VinUni sẽ xây dựng và tạo mối quan hệ mạng lưới với giới học thuật, sinh viên tinh hoa quốc và doanh nghiệp quốc tế. Mạng lưới này sẽ hỗ trợ cơ hội nghề nghiệp và sự thành công của sinh viên VinUni trong tương lai.
GS. Charalabos (Haris) Doumanidis, Viện trưởng Viện Kỹ thuật và KHMT Đại học VinUni là một kĩ sư giàu kinh nghiệm, một nhà nghiên cứu nổi tiếng và một nhà lãnh đạo học thuật có tầm ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, Viện Kỹ thuật và KHMT cũng đã quy tụ một đội ngũ lãnh đạo và giảng viên từ nhiều trường ĐH nổi tiếng thế giới, trong đó có GS. Charalabos (Haris) Doumanidis đang đảm nhiệm vị trí Viện trưởng. GS. Doumanidis là một kĩ sư giàu kinh nghiệm, một nhà nghiên cứu nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng, một nhà lãnh đạo học thuật lâu năm.
Ông từng được trao Giải thưởng Marie Curie Chair of Excellence, giải thưởng Nhóm xuất sắc (Excellence Team) của Ủy ban châu Âu, Giải thưởng ASME Blackall, Giải thưởng dành cho học giả (Presidential Faculty Fellow) của Nhà Trắng (Nhiệm kì Tổng thống W.J. Clinton)... cùng nhiều giải thưởng danh giá khác.
Thế giới luôn khan hiếm nhân tài khoa học công nghệ. Vì vậy, sinh viên VinUni, đặc biệt những em xuất sắc như Nhi, sẽ luôn cơ hội làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Với chương trình đào tạo tại Viện Kỹ thuật và Khoa học Máy tính của VinUni, các em sẽ có đủ tố chất trở thành những doanh nhân công nghệ thành đạt, nhà khoa học tầm vóc hay là chuyên gia giỏi để góp phần cho sự phát triển và thịnh vượng của đất nước bằng tiến bộ khoa học công nghệ.
Trường Thịnh
Quảng Ngãi: Hưởng lương khi còn đang học nghề Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất luôn xây dựng những tiêu chí trong tuyển sinh và giới thiệu việc làm một cách tốt nhất cho học sinh của mình mà một trong những tiêu chí ấy là, học sinh khi đi thực tập đã được hưởng lương. Học sinh khi nhập học vào Trường Cao đẵng Kỹ nghệ Dung Quất dường như...