3 món trà dưỡng nhan giúp da hồng hào
Hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ khô đều là những thành phần giàu chất chống oxy hóa, giúp làm đẹp da từ bên trong.
Trà hoa cúc, táo đỏ
Hoa cúc có tác dụng kháng viêm, tăng cường tái tạo và phục hồi da. Táo đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ tỳ, tăng cường tuần hoàn máu và đẩy lùi lão hoá da.
Trà hoa cúc, táo đỏ.
Chuẩn bị: 3 quả táo đó, cắt nhỏ; 20 hạt kỉ tử; 2 – 3 bông hoa cúc khô; 1 – 2 lát cam thảo; 1 – 2 lát gừng khô hoặc tươi; 1 viên nhỏ đường phèn; 3 miếng nhãn nhục.
Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc bình ủ nhiệt và đổ khoảng 250 ml nước sôi vào, đậy nắp chờ 15 phút là có thể uống được. Khi uống hết có thể đổ thêm nước nóng vào bình vào uống tiếp.
Trà hoa hồng, kỷ tử
Hoa hồng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hoá có lợi cho da. Kết hợp với kỷ tử giúp bổ khí huyết, nhờ vậy, da sẽ hồng hào, tràn đầy sức sống.
Video đang HOT
Trà hoa hồng, kỷ tử.
Chuẩn bị: Hoa hồng khô, kỷ tử.
Cho hoa hồng khô và kỷ tử theo tỷ lệ 2:1 vào cốc, rót nước ấm tráng trà một lần để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Sau đó, cho nước sôi già vào cốc, dể khoảng 5 phút là có thể uống được. Nếu muốn uống lạnh, có thể thêm đá.
Hoa đậu biếc chứa nhiều hoạt chất hóa học khác nhau. Trong đó, hai hoạt chất nổi bật nhất là anthocyanin và flavonoid – góp phần tạo ra màu xanh biếc tự nhiên cho hoa. Hai hợp chất này có tác dụng tăng lưu lượng máu, giúp da hồng hào hơn. Trà đậu biếc có thể ức chế quá trình glycation – một quá trình phá huỷ protein, dấu hiệu lão hoá da để giữ cho làn da trẻ trung.
Trà hoa đậu biếc.
Chuẩn bị: 5g đậu biếc khô.
Tráng hoa đậu biếc qua nước lọc để loại bỏ bớt bụi bẩn. Sau đó, bỏ hoa vào bình cùng 400 ml nước sôi, hãm trong 10 phút là có thể uống được. Bạn có thể uống trà hoa đậu biếc với đường phèn hoặc mật ong. Ngoài ra cũng có thể thêm sữa cho dễ uống. Vào mùa hè, có thể làm lạnh trà trước khi uống.
Mẹo đơn giản tại nhà giúp đánh tan vết bầm tím
Các vết bầm tím là do các mạch máu dưới da bị vỡ, khiến máu tụ lại thành các mảng đỏ, tím hoặc xanh. Dưới đây là một số mẹo giúp đánh tan các vết bầm nhanh chóng.
Chườm đá: Đá lạnh khiến các mạch máu co lại, ngăn máu trào ra và tiếp tục tụ duwois da. Chườm đá ngay sau khi va chạm không chỉ giúp làm chậm, thậm chí ngăn hoàn toàn quá trình hình thành vết bầm, mà còn giúp giảm sưng và giảm đau.
Chườm túi trà thảo mộc: Bạn có thể dùng khăn sạch nhúng vào trà hoa cúc và oải hương để nguội, sau đó dùng khăn để chườm lên vết bầm tím. Các thành phần trong trà giúp giảm sưng đau nhờ có thành phần kháng viêm và giảm đau.
Kim sa: Kim sa là bài thuốc tại nhà cho các chấn thương phần mềm nhờ có tính giảm viêm, giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu. Bạn có thể dùng dầu kim sa hoặc kem kim sa để thoa trực tiếp lên vết bầm vài lần mỗi ngày.
Vitamin K: Bạn có thể thoa trực tiếp kem vitamin K lên vết bầm hai lần mỗi ngày, hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin K như rau ăn lá xanh và cá, hoặc uống viên bổ sung vitamin K. Tính làm đông máu của loại vitamin này sẽ giúp giảm mức độ của vết bầm.
Dứa: Dứa rất giàu loại enzim tiêu hóa protein, có tên gọi là bromelain. Hợp chất này không chỉ giúp đánh tan các vết bầm ngoài da mà còn có thể hỗ trợ điều trị các vết bầm trên xương, nhờ có tính kháng viêm mạnh mẽ.
Liên mộc: Liên mộc là một loại thảo dược truyền thống, được dùng trong điều trị các vết bầm tím tại nhà. Bạn có thể chườm lạnh vết bầm bằng trà liên mộc lanh, sau đó tiếp tục quá trình hồi phục bằng trà nóng.
Chườm nóng: Nhiệt độ cao sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết bầm, đặc biệt khi phương pháp này được áp dụng vài ngày sau chấn thương. Nhiệt độ cao giúp cải thiện tuần hoàn máu và làm giãn nở mạch máu.
Ban Âu (St. John's Wort): Tính kháng viêm của tinh dầu ban âu vừa có thể hỗ trợ quá trình hồi phục của vết bầm, vừa giúp giảm đau. Bạn chỉ cần thoa dầu lên vùng bị bầm tím vài lần mỗi ngày cho đến khi vết bầm hoàn toàn biến mất; hoặc có thể pha trà với lá ban Âu khô để uống.
Giấm táo: Giấm táo có rất nhiều công dụng điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà nhờ có tính kháng viêm tự nhiên. Bạn có thể nhúng khăn sạch vào hỗn hợp nước nóng và giấm táo để chườm lên vết bầm; hoặc nhúng một nhánh hành vào giấm táo rồi thoa lên vết bầm. Cần lưu ý chỉ áp dụng phương pháp này nếu vùng bầm tím không có vết thương hở.
Tinh dầu: Nhiều loại tinh dầu có thể cải thiện tuần hoàn và giúp phân tán lượng máu tụ ở khu vực bị bầm tím. Bạn hãy tạo hỗn hợp gồm 5 giọt dầu calendula (dầu hoa cúc), 2 giọt dầu thì là, 1 giọt dầu bách và 4 thìa cà phê tinh dầu hạt nho; sau đó dùng hỗn hợp thoa lên vết bầm mỗi ngày một lần./.
Tự làm toner cho da dầu từ nước chanh, nha đam Từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà bếp bạn có thể tự làm toner cho da dầu vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Sử dụng toner có tác dụng giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ còn sót lại trên da. Đây là điều cần thiết đối với những người có làn da dầu vì nó giúp thu...