3 món ăn đơn giản tốt cho người bị cảm lạnh
Thời tiết trở lạnh khiến mọi người dễ bị cảm lạnh. Ngoài việc nghỉ ngơi, có thể làm dịu các triệu chứng khó chịu do cảm lạnh bằng một số món ăn, đồ uống đơn giản.
1. Bổ sung dinh dưỡng bằng nước hầm xương
Nước hầm xương rất giàu dinh dưỡng, được ví như là “ vitamin tổng hợp của thiên nhiên”. Khi bị ốm sốt, cảm cúm hay cảm lạnh thì sử dụng nước hầm xương kết hợp với rau củ hay thảo mộc là một cách dễ dàng và hiệu quả để bổ sung dinh dưỡng và giảm mệt mỏi.
Theo BS. Liên Hương, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, xương động vật chứa một lượng lớn các chất khoáng cũng như 17 acid amin khác nhau, collagen và gelatin. Mặc dù mỗi loại xương có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, thời gian nấu và cách nấu khác nhau nhưng đều chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Nên uống trực tiếp nước hầm xương hoặc dùng nước hầm xương làm nguyên liệu để chế biến các món súp, cháo, phở, bún, miến, bánh canh…
Nước hầm xương giúp bổ sung dinh dưỡng khi bị ốm.
2. Ăn súp gà cung cấp điện giải và protein
Súp gà là món ăn phổ biến và dễ ăn khi bị ốm. Súp gà cung cấp calo, vitamin, khoáng chất và protein. Đây là những chất dinh dưỡng rất cần thiết mà cơ thể cần để hồi phục.
Món súp gà cung cấp nhiều nước và chất điện giải, rất tốt để phòng nguy cơ mất nước trong trường hợp bị sốt. Đặc biệt, súp gà làm từ nước hầm xương rất giàu collagen và các chất dinh dưỡng có thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể.
Thịt gà cũng chứa acid amin cysteine giúp phá vỡ chất nhầy và có tác dụng chống viêm, kháng virus và chống oxy hóa, giúp giảm thiểu các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên.
3. Uống trà thảo mộc cải thiện triệu chứng khó chịu do cảm lạnh
Uống đủ nước là chìa khóa để ngăn ngừa mất nước và làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài nước lọc, nước trái cây thì uống trà thảo mộc cũng rất tốt giúp cải thiện triệu chứng khó chịu do cảm lạnh gây ra.
Loại trà thảo mộc tốt nhất cho người bị cảm lạnh là trà gừng, trà mật ong, trà quế. Gừng là thảo mộc có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các virus gây bệnh như cúm và cảm lạnh.
Video đang HOT
Quế là loại thảo mộc có tính nóng, giúp giữ ấm cho cơ thể, rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị cảm lạnh. Quế cũng có tính chất kháng khuẩn, chống viêm, rất giàu chất chống oxy hóa, giúp giải độc, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm sạch đường hô hấp.
Trà gừng rất tốt cho người bị cảm lạnh.
Cách làm trà gừng: Bạn có thể chế trà gừng bằng cách dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập, cho vào nồi, thêm nước đun sôi nhẹ, trộn với một chút đường, khuấy đều, uống khi ấm.
Hoặc dùng gừng kết hợp với mật ong cũng rất tốt. Mật ong có đặc tính chống viêm cũng như chống vi khuẩn, có thể làm dịu cơn ho một cách an toàn.
Nguyên liệu vẫn dùng gừng tươi, rửa sạch, đun sôi chắt lấy nước, trộn nước gừng với mật ong, khuấy đều, uống ấm.
Cách làm trà quế: Cho quế vào nồi, thêm nước, đun khoảng 2 -3 phút, lọc lấy nước, trộn với mật ong, khuấy đều, uống ấm.
Hoặc dùng nước quế trộn với mật ong và nước cam vắt khuấy đều uống. Dùng trà quế kết hợp với mật ong, nước cam có tác dụng cải thiện hô hấp, tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Thời tiết lạnh đột ngột nên ăn gì để tránh cảm lạnh, cảm cúm?
Nhiệt độ suy giảm khiến sức đề kháng của bạn suy yếu, nguy cơ virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến những chứng bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.
Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh cực hiệu quả trong tiết trời chuyển lạnh đột ngột.
Súp gà giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch.
Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm, cảm lạnh
Ăn súp gà
Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thời làm tăng cường miễn dịch. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là thuốc quý trong Đông y có khả năng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Tuy nhiên, khi nấu súp gà, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.
Bổ sung nghệ vào các món ăn
Nghệ là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.
Nghệ cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn, có tính kháng viêm mạnh.
Bổ sung thịt bò
Một chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung vào cơ thể khi bị bệnh cảm cúm là kẽm. Chất khoáng này giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm hoành hành, có nhiều trong thịt bò.
Thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng thịt bò để phòng tránh cảm lạnh cảm cúm.
Ăn nhiều các loại đậu
Ngoài thịt gà, bạn có thể lựa chọn nguồn protein hoàn hảo từ đậu để phòng tránh các bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Khi bạn đang đau nhức cơ thể, đau họng, ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.
Bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi trời chuyển lạnh đột ngột.
Khi bạn đang đau nhức cơ thể, đau họng, ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.
Uống trà gừng
Với đặc tính kháng viêm cực mạnh, trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm, cảm lạnh. Sử dụng gừng đúng cách còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm đau nhức hiệu quả.
Vào những ngày trời trở lạnh đột ngột, bạn chỉ cần thưởng thức một cốc trà gừng ấm nóng là đủ để khỏe mạnh hơn. Ngoài việc uống trà gừng, bạn cũng có thể bổ sung gừng vào những món ăn khác nhau để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, phòng chống cảm cúm cảm lạnh.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Khi bị cảm cúm, cơ thể thường sẽ mất nhiều nước hơn do sốt, đổ mồ hôi hay ho. Việc uống nước có thể duy trì hoạt động của hệ miễn dịch và giúp các cơ quan hoạt động bình thường. Uống đủ nước còn giúp duy trì sự ẩm trong các niêm mạc hô hấp, từ đó các triệu chứng như khô họng, khó thở và ho khan cũng giảm thiểu.
Đồng thời, uống đủ nước có thể giúp loại bỏ các chất độc từ cơ thể thông qua quá trình tiểu tiện. Người bị cảm cúm nên uống khoảng 8-10 ly (khoảng 2-2,5 lít) nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì nước trái cây, nước ép rau củ hay súp... cũng là cách để bổ sung nước cho cơ thể bạn.
Bổ sung hành, tỏi
Hành, tỏi chứa các chất chống vi khuẩn và kháng viêm, như allicin và sulfur compounds, giúp tăng cường khả năng phòng ngừa và chiến đấu với các loại vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng allicin - một thành phần quan trọng trong tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus.
Ăn tỏi hàng ngày giúp dự phòng cảm cúm và giảm nguy cơ bị cảm cúm.
Uống nước cam, chanh
Cam và chanh đều là hai loại trái cây giàu vitamin C - một chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng của cảm cúm. Đồng thời, cam và chanh cũng có tính axit tự nhiên, có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong họng và miệng. Khi bị cảm cúm, bạn có thể ăn cam, chanh tươi hoặc làm nước ép cam, chanh để uống.
Ăn yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, protein và vitamin B. Chất xơ trong yến mạch có khả năng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp duy trì sự ổn định của vi khuẩn có lợi trong ruột. Điều này có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ bị các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, yến mạch là một lựa chọn tuyệt vời cho người bị cảm cúm.
Cảnh giác với 5 loại thuốc thường dùng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng Thuốc dùng để làm giảm các triệu chứng, điều trị các tình trạng bệnh lý hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Thế nhưng bên cạnh tác dụng có lợi này, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn... Vậy có cách nào khắc phục? 1. Hiểu về tác dụng phụ của thuốc như thế nào? Tác dụng phụ của...