3 món ăn chơi cho buổi chiều Sài Gòn
Mizu Shingen Mochi, đá bào hay bánh cá Taiyaki là những món ăn thích hợp để nhấm nháp giữa tiết trời mát mẻ.
Dưới đây là những món ăn vặt đang được thực khách yêu thích.
Mizu Shingen Mochi
Còn được gọi là bánh giọt nước, Mizu Shingen Mochi là món mới được bán với số lượng rất hạn chế. Món bánh trong suốt hệt như giọt nước lớn, được chế biến theo công thức 95% nước, 5% bột, ủ lạnh ít nhất 30 tiếng, ăn cùng bột đậu nành và siro đường nâu được nhập từ Nhật Bản.
Bạn có thể thưởng thức món này ở quán Sushi và Que trên đường Thành Thái (quận 10). Giá một phần là 35.000 đồng. Ảnh: Bảo Lâm
Đá bào trái cây
Nhắc đến đá bào, nhiều người Sài Gòn sẽ hồi tưởng lại những ký ức tươi đẹp gắn liền với tuổi thơ. Theo thời gian, đá bào cũng được cải tiến nhiều hơn. Món đá bào rất đơn giản, gồm đá bào nhuyễn, đổ siro lên phía trên. Có nhiều vị siro tùy theo khẩu vị của mỗi người như dâu, cam, vải, bạc hà…
Video đang HOT
Để thưởng thức đá bào, bạn có thể đến Siro đá bào ở 174 Thành Thái (quận 10). Giá mỗi phần đá bào chỉ tầm 10.000 đến 30.000 đồng. Ảnh: Hotdeal.
Bánh cá Taiyaki
Đây là một loại bánh có nguồn gốc từ Nhật Bản. Vỏ bánh giòn mịn, phảng phất mùi hương, nhân bánh đa dạng gồm phô mai, đậu đỏ, socola, kem sữa, trà xanh, xúc xích… Bánh này thường được nướng khoảng 2,5 phút sau đó sẽ lật mặt. Khi mở ra bánh sẽ chín vàng, có thể ăn nóng hoặc chờ nguội thưởng thức.
Bạn có thể ăn món bánh cá nướng ở The 1985, 223/2K Phạm Viết Chánh (quận 1). Bánh cá có giá từ 5.000 đến 12.000 đồng một cái. Ảnh: The 1985
Những quán bún bò Huế ngon ở Sài Gòn
Giữa muôn vàn món ăn ngon, bún bò Huế vẫn chiếm được một vị trí hàng đầu trong thực đơn ẩm thực của người Sài Gòn.
Có nguồn gốc từ cố đô Huế, bún bò từ lâu đã trở thành món ăn rất được người Sài Gòn ưa thích. Nước dùng đậm đà, vị cay xé lưỡi, ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều thích hợp là những ưu điểm của món ăn này. Bên cạnh đó, bún bò Huế còn được biến tấu với nhiều thành phần như bún bò giò, bún bò chả, bún bò tái, gân... vừa ngon miệng vừa không gây cảm giác ngấy.
Bún bò Huế được bán nhiều ở Sài Gòn, khác với món ăn chính gốc, bún ở đây thường sử dụng cọng bún lớn và trong hơn. Ảnh: T.P.
Mặc dù được bán nhiều nhưng để tìm được một quán bán đúng vị bún bò của người Huế ở Sài Gòn thì không hề đơn giản. Một bát bún bò Huế ngon đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn, có nhiều thành phần như: bò gân, bò tái, món giò, chả... nước dùng phải đậm đà, có vị ngọt thanh và cay, rau sống ăn kèm phải được thái nhỏ với đủ loại rau như bắp chuối, húng quế, giá, xà lách, rau muống... dĩ nhiên là không thể thiếu hủ ớt ngâm và ớt sa tế (hoặc ớt bằm)...
Cũng như phở, hủ tiếu hay mì Quảng, nước dùng luôn là thành phần quan trọng, quyết định đến hương vị của món ăn. Để có được nồi nước dùng thơm ngon, người bán phải trải qua một quá trình không hề đơn giản. Đầu tiên phải lựa chọn mua xương ống, xương đầu về rửa sạch rồi đem ninh nhừ trong nhiều giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, các loại rau quả, thảo dược như: quế, hoa hồi, dứa, hành tây, sả... được sử dụng để làm tăng hương vị thơm, ngọt cho nồi nước dùng.
Tùy theo mỗi quán mà bát bún bò Huế có nhiều cách biến tấu khác nhau. Ảnh: T.P.
Tuy nhiên, nhiều như thế vẫn chưa đủ, nồi nước dùng sẽ bị xem là thất bại nếu thiếu cái vị mặn mà của mắm ruốc xứ Huế. Mắm ruốc được hòa vào bát với nước hầm xương, đánh tan rồi để lắng cặn rồi cho vào nước dùng. Chính nhờ mắm ruốc mà nồi nước dùng có vị đậm đà, thơm chứ không tanh nồng. Cuối cùng, thêm một ít sa tế được làm từ tỏi băm, sả băm, ớt băm, tiêu, màu hạt điều, tất cả được xào vàng rồi cho vào nước dùng để có màu đỏ vàng có vị cay nồng đặc trưng vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Khi ăn, chỉ việc chần bún qua nước sôi rồi cho vào bát, tùy ý thích của người ăn mà người bán xếp đầy các nguyên liệu như: thịt bò, giò heo, chả... bên trên là các loại rau thơm như hành tây thái lát, rau răm, hành lá... Chan ngập nước dùng và ăn kèm với đĩa rau sống tươi ngon. Bát bún bò Huế nghi ngút khói với hương thơm thoang thoảng khiến người ăn khó thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó, để rồi khi ăn xong lại xuýt xoa vì cái vị cay xé lưỡi khó có thể quên được.
Dưới đây là một vài địa chỉ quán bún bò đúng chất Huế ở Sài Gòn dành cho bạn:
- Quán bún bò Nam Giao - 189 Bùi Viện, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1.
- Bún bò Huế Đông Ba - 110A Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1.
- Quán bún bò vỉa hè số 7 Ngô Thời Nhiệm, phường 7, quận 3.
- Bún bò Huế Thành Nội - 47A Trần Cao Vân, phường 6, quận 3.
- Bún bò Huế Hạnh - 135 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình.
- Bún bò Huế Yên Đỗ - 252/68B Lý Chính Thắng, phường 9, quận 3.
Bánh quê trên phố Sài Gòn Đường phố Sài Gòn không thiếu những loại bánh quê ngon miệng, như bánh gai của người miền Bắc, bánh ống của người Khmer hay bánh phu thê xứ Huế. 1. Bánh gai Bánh gai là loại bánh ngọt truyền thống, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ. Bánh có dạng hình vuông được gói một cách mộc mạc, bên...