3 mẹo hay và đơn giản trị tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi
Tóc bạc sớm không chỉ là dấu hiệu của lão hóa mà còn chứng tỏ bạn đang căng thẳng triền miên, thức khuya và làm việc quá sức, thiếu vitamin E và bị nhiễm độc hóa chất.
Trà đen có nhiều chất chống oxy hóa, và các vitamin bổ sung sắc tố rất tốt cho sự tăng trưởng, phát triển của tóc, làm giảm dần quá trình bạc tóc sớm ở người còn trẻ.
Cách dùng: Pha một cốc trà đen với hai thìa sữa tươi và môt nhúm muối, xoa đều hỗn hợp lên tóc, ủ trong vòng 1 giờ rồi gội sạch đầu bằng nước bồ kết. Làm liên tục cho đến khi tóc trở về màu đen óng mượt.
Gừng và mật ong
Mật ong được coi là một nguyên liệu tự nhiên tuyệt vời cung cấp chất dinh dưỡng, các vitamin và dưỡng ẩm cho da và tóc.
Gừng với đặc tính cay nóng giúp kích thích lưu thông máu dưới da đầu, khi kết hợp với mật ong, vừa giúp phục hồi tóc vừa loại bỏ tình trạng tóc bạc sớm.
Cách dùng: Cho một ít bột gừng vào 1/2 chén mật ong, trộn đều, cất vào tủ lạnh dùng dần, mỗi lần xúc ra 1-2 muỗng xoa đều và ủ tóc trong 1 giờ sau đó gội sạch lại bằng nước bồ kết.
Video đang HOT
Giấm táo và mật mía
Giấm táo có tác dụng thanh trùng rất tốt đối với da và tóc, chúng là liệu pháp tẩy rửa tự nhiên và hiệu quả, an toàn nhất. Axit trong giấm táo không độc, giúp loại bỏ những tế bào chết và tế bào sắc tố bạc trên tóc.
Mật mía có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi, tái tạo các tế bào mới. Do đó liệu pháp này không những đẩy lùi tình trạng tóc bạc sớm mà còn giúp tóc chắc, khỏe.
Cách dùng: Uống 1 thìa mật mía và 1 thìa giấm táo hâm nóng sau bữa ăn, duy trì hàng ngày như một thói quen sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng bạc tóc sớm.
Theo VietNamPlus
Vì sao bạn dễ mắc bệnh đau dạ dày?
Làm việc quá sức, ăn uống không khoa học, uống bia rượu quá độ, căng thẳng thần kinh,... là những nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng bị đau dạ dày nhanh nhất.
Ảnh minh hoạ.
1. Làm việc quá sức
Khi cơ thể tập trung năng lượng quá nhiều để làm một việc gì đó, nhất là công việc đó lại diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng quá tải về thể chất cũng như tâm thần kéo theo sự mệt mỏi, suy yếu hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Điều này cũng làm cho khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu theo gây rối loạn chức năng bài tiết, giảm nước nhầy trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn hại.
2. Căng thẳng
Cuộc sống hiện đại, công việc cạnh tranh cao khiến con người phải đối mặt với nhiều thách thức, vận động trí có thường xuyên gây căng thẳng tại nơi làm việc. Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, sự tiết dịch ở dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo, do vậy sẽ ảnh hưởng xấu ở dạ dày, tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
3. Không rửa tay trước khi ăn
Nếu có thói quen không rửa tay trước khi ăn vi khuẩn dễ dàng tấn công khiến bạn dễ mắc các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, buồn nôn.
4. Ăn quá nhanh
Ăn nhanh hoặc để làm việc tiếp hoặc để tranh thủ chợp mắt khiến thức ăn chưa kịp bị nghiền nát, nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn, thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô điều này sẽ tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày.
5. Ăn không đúng bữa
Ăn đúng bữa sẽ khiến dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.
Ngược lại, ăn uống vào giờ giấc thất thường khiến bạn quên cảm giác đói, thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng, lượng axit tiết ra sẽ gây hại cho chính cơ thể.
6. Nhai kẹo cao su
Đây là nguyên nhân lớn dẫn đến đau dạ dày. Khi nhai, bạn hít vào một lượng khí lớn gây đầy hơi và trướng bụng. Thêm nữa, kẹo cao su có chất làm ngọt, chỉ một lượng nhỏ nhưng đủ để dạ dày sưng. Nguyên nhân là chất này kéo nước vào phần ruột lớn, gây trướng bụng, nhiều hơn có thể khiến bạn tiêu chảy
7. Uống trà quá đặc
Trà đặc làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng tiêu hóa và việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra trà đặc còn gây mất ngủ.
8. Hoạt động ngay sau khi ăn
Khi cơ thể được tiếp nhận thức ăn, não sẽ tập trung "ưu tiên" năng lượng cho dạ dày hoạt động.Nhưng nếu bạn chia sẻ năng lượng ấy cho các hoạt động khác, đặc biệt là hoạt động trí óc sẽ làm cho quá trình tiêu hóa bị gián đoạn. Bạn thường làm việc ngay sau ăn, đọc báo hoặc ngủ ngay sau đó đều không tốt cho dạ dày.
9. Lạm dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Khi các niêm mạc này bị ảnh hưởng và không làm tốt chức năng bảo vệ thành dạ dày thì sẽ dẫn tới hiện tượng dạ dày co bóp bất thường, gây đau. Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng còn làm xuất hiện các vết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày.
Do vậy, nếu cảm thấy chưa thực sự cần thiết, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ.
10. Uống rượu bia quá độ
Trong tất cả các loại rượu bia hay đồ uống có cồn đều chứa các men vi sinh. Các loại men này nếu vào cơ thể ở mức vừa phải thì sẽ có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu, bạn uống rượu bia quá nhiều, lượng men vi sinh vào cơ thể ở mức quá tải thì sẽ gây ra những rối loạn trong đường tiêu hóa và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, từ đó gây ra các bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày...
Theo Giáo Dục Việt Nam
Cách ngăn ngừa tóc bị bạc sớm Nhiều người vẫn băn khoăn tại sao tuổi chỉ độ ngoài 20 mà tóc đã bạc trong khi phần lớn người khác đến khi 50 tuổi mới gặp tình trạng tóc muối tiêu. Nếu bị tóc bạc sớm, có cách nào khắc phục? Tóc bạc đi khi các tế bào ngừng sản xuất sắc tố trong khi về mặt tự nhiên, chất hydrogen...