Nguy cơ ngộ độc từ ăn cà tím
Cà tím có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Ăn sống thì vị cà hơi đắng, nhưng nấu chín sẽ mất vị đắng và có mùi thơm dễ chịu. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong cà tím.
Nguy cơ ngộ độc từ ăn cà tím.
Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.
Hương vị thơm ngon và chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khoẻ, nhưng cà tím cũng ẩn chứa những chất gây dị ứng cho thực khách.
Nhiều tạp chí y học báo cáo có hiện tượng ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Một nghiên cứu tiến hành năm 2008 trên 741 người Ấn Độ (nơi cà tím thường được tiêu thụ nhiều nhất) cho thấy gần 10% nói rằng có triệu chứng giống như bị dị ứng sau khi ăn cà tím, trong khi 1,4% cho thấy các triệu chứng xuất hiện trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi ăn; hiện tượng viêm da hoặc dị ứng với phấn hoa cà cũng đã được ghi nhận.
Đó là do trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hoá có tác dụng như một loại histamin và hàm lượng lại cao, nên cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Dù vậy, những nghiên cứu cũng xác định khi nấu chín kỹ thì có thể ngăn chận được tác dụng phụ này.
Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này. Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Video đang HOT
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
Bỏ vỏ khi nấu
Cà tím có thể kết hợp với nhiều loại thịt và các loại rau khác nhau rất hợp vị. Bạn có thể biến tấu chúng theo nhiều kiểu như chiên, nướng, hấp luộc hay làm các món salad để đổi vị cho cả nhà. Tuy nhiên, không nên bỏ vỏ cà tím, bởi vì vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Mà trong quá trình trao đổi chất, vitamin C lại cần thiết để hỗ trợ vitamin B.
Cà có tính lạnh nên người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Theo Khỏe và đẹp
Những loại thực phẩm vị đắng là thần dược cho sức khỏe
Nghệ có vị đắng, và giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa sỏi mật, duy trì dạ dày, hệ thống tiêu hóa, ruột và gan khỏe mạnh.
Mướp đắng
Mướp đắng chứa phyto, thành phần đặc biệt, có lượng vitamin phong phú, giàu khoáng chất và chất xơ.
Mướp đắng hay khổ qua chứa phyto, thành phần đặc biệt, có lượng vitamin phong phú, giàu khoáng chất và chất xơ. Mướp đắng giúp cơ thể phục hồi sau thai nghén, tiêu chảy, đái tháo đường, rối loạn mắt, rối loạn giấc ngủ, táo bón, các vấn đề hô hấp và giúp tăng sức chịu đựng. Loại quả này cũng làm sạch hệ máu từ bên trong và cho một làn da sáng tự nhiên.
Các loại rau đắng
Rau đăng, cải tàu bay, rau diếp đắng, rau bồ công anh, cải xoăn và củ cải trắng là những thực vật không chỉ bảo vệ gan mà còn kiểm soát cholesterol, lượng đường trong máu và chuyển hóa chất béo. Rau bồ công anh chứa vitamin A, C, K và canxi phong phú. Rau argula chứa các khoáng chất thiết yếu như beta carotene, vitamin C và sắt.
Rau cần tây
Theo nghiên cứu gần đây nhất của trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường và bệnh béo phì của các nhà khoa học Newyork, rau cần tây có vị đắng nhẹ, không quá nồng, chứa đến 95% hàm lượng nước.
Một cây cần tây chứa khoảng từ 4-5 calo. Tuy nhiên, khi ăn, chúng ta phải mất từ 4-5 calo để nhai nhừ cần tây, cộng thêm khoảng 5 calo để thực hiện quá trình tiêu hóa cần tây.
Do đó, nhiệt lượng để tiêu hóa cần tây còn vượt quá lượng calo mà cây cần tây có thể cung cấp cho cơ thể. Chính vì lý do này, cần tây có vai trò tích cực trong quá trình giảm béo.
Nghê
Được biết đến là loại gia vị quan trọng có khả năng chữa bệnh. Nghệ có vị đắng, và giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa sỏi mật, duy trì dạ dày, hệ thống tiêu hóa, ruột và gan khỏe mạnh.
Ca cao không đường
Bột ca cao không đường làm tăng lượng chất xơ cũng như cung cấp đồng, một chất dinh dưỡng cần thiết. Ca cao không đường tốt cho huyết áp, mạch máu và chức năng tế bào máu của bạn.
Hạt vừng
Hạt vừng giàu mangan, đồng, canxi, magiê, sắt và phốt pho, giúp làm giảm đau viêm khớp dạng thấp, bảo vệ tế bào ruột kết khỏi ung thư và ngăn ngừa huyết áp cao.
Cà tím
Cà tím cung cấp nhiều dinh dưỡng thực vật, trong đó có các thành phần như nasunin và axit chlorogenic. Nó chứa nhiều vitamin K, đồng, vitamin C, vitamin B6, folate, và niacin rất tốt cho xương.
Cà tím giúp cải thiện lưu lượng máu. Ngoài ra, các chất xơ được tìm thấy trong cà tím rất hữu ích cho những người đang cố gắng giảm cân.
Măng tây - Lợi khí, lợi tiểu
Hàm lượng dinh dưỡng trong măng tây vô cùng phong phú, có vị mát, đắng dịu giúp kích thích sự thèm ăn, là trợ thủ đắc lực của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, thành phần kali dồi dào trong măng tây giúp lợi tiểu, làm giả áp lực cho hệ tim mạch, vô cùng có lợi cho những người mắc chứng huyết áp cao hay lượng cholesterol trong máu vượt chuẩn.
Theo sách Đông y, măng tây có tác dụng thanh nhiệt tiêu đờm, hạ hỏa giải độc, có tác dụng lợi khí, tạo cảm giác thoải mái cho cơ thể.
Cải xoăn
Cải xoăn được gọi là nữ hoàng rau xanh. Cải xoăn rất giàu vitamin A, vitamin C và canxi.
Cải xoăn được gọi là nữ hoàng rau xanh. Cải xoăn rất giàu vitamin A, vitamin C và canxi. Cải xoăn có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ như carotenoid và flavonoid, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư.
Nó cũng là loại thực phẩm giải độc hoàn hảo cho gan của bạn. Luôn chắc chắn rằng bạn thêm các loại thực phẩm có vị đắng trong chế độ ăn uống để có một cuộc sống khỏe mạnh.
Theo Khỏe & Đẹp
Thần dược cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc... ngừa ung thư Cà tím không chỉ là món ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là thần dược cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc... ngừa ung thư. Cà tím là loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Cà tím không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn rất bổ dưỡng. Một cốc cà tím chứa khoảng...