3 mẹo đơn giản giúp bảo quản nấm tươi được lâu hơn
Khi bạn mua được nhiều loại nấm cùng một lúc nhưng lại không biết bảo quản như thế nào để sử dụng được lâu hơn, hãy học ngay các cách dưới đây nhé!
Nấm tươi được coi là một trong những loại thực phẩm sạch và giàu dinh dưỡng, được nhiều chị em lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày. Trong nấm tươi chứa nhiều protein, axit amin, chất khoáng cùng các vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP…
Đặc biệt, nấm tươi còn dự trữ chất chống ôxy hóa, giúp kìm chế sự phát triển khối u, chống viêm, kích hoạt chức năng các enzym của gan và hỗ trợ quá trình vô hiệu hóa một số nguyên tố gây ung thư.
Tuy nhiên, nếu không được bảo quản đúng cách thì thời gian sử dụng rất ngắn, khiến nấm bị nhiễm khuẩn và bắt đầu phân hủy. Nếu ăn phải nấm đã bị phân hủy sẽ rất dễ bị ngộ độc.
Dưới đây là những bí quyết bảo quản nấm tươi đơn giản, các chị em có thể tham khảo.
1. Bảo quản nơi thoáng mát
Nấm mua về, nếu bảo quản ở ngoài thì bạn nên để ở nơi thoáng mát, không nên để ở trong túi ni long. Nếu thực hiện như vậy thì có thể bảo quản nấm trong khoảng 12 tiếng đồng hồ.
2. Bảo quản trong tủ lạnh
Video đang HOT
Trong trường hợp mua nấm về chưa chế biến ngay hoặc mua nhiều dung không hết, có thể sử dụng giấy bóc thực phẩm gói nấm lại, sau đó cho vào tủ lạnh là có thể bảo quản được khoảng 1 tuần.
Với những loại nấm thân cứng, to, dài, trước khi bảo quản bạn nên gọt bỏ đi hết phần đen và các tạp chất khác trên nấm. Sau đó, chần nấm qua nước sôi khoảng 5 phút rồi vớt ra cho vào nước lạnh. Tiếp theo cho nấm vào ngăn mát tủ lạnh, như vậy có thể bảo quản được khoảng 4 ngày.
3. Bảo quản bằng cách sấy khô
Nếu muốn để lâu hơn thì bạn có thể sấy khô nấm. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần thái nhỏ nấm trước khi sấy, xếp các lát nấm vào khay nướng thành một lớp mỏng và nướng ở nhiệt độ 65 độ C trong khoảng 1h đồng hồ.
Sau khi sấy xong, bạn lấy nấm ra, dùng khăn giấy thấm hết lượng nước ẩm đọng trên bề mặt miếng nấm rồi lại xếp vào lò nướng tiếp khoảng 1 giờ đồng hồ nữa ở nhiệt độ cũ. Lặp lại khoảng 3 lần quá trình này cho đến khi nấm đã khô hoàn toàn, sau đó bỏ ra chỗ thoáng mát cho nấm nguội rồi xếp vào lọ thủy tinh đậy kín. Chú ý bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Với loại nấm này, khi nào cần chế biến món ăn thì bạn chỉ cần đem ra rửa bằng nước ấm là được.
Ngoài ra, với mỗi loại nấm khác nhau sẽ có cách bảo quản riêng:
- Bảo quản nấm hương: Bạn cần dùng miếng vải ẩm để lau sạch bề mặt nấm hương. Tiếp đó, xếp nấm vào trong một tờ báo sạch, gói lại và để ở nơi khô ráo.
- Bảo quản nấm rơm: Cho nấm rơm vào túi hút chân không rồi bỏ vào tủ lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho nấm rơm chần qua nước sôi rồi vớt ra thả luôn vào nước lạnh, sau đó cho nấm vào ngăn mát tủ lạnh.
- Bảo quản nấm bào ngư: Trước tiên hãy cắt bỏ hết phần chân nấm bào ngư, sau đó tách các sợi nấm nhỏ. Đun nước sôi, cho chút muối vào, rồi cho phần nấm vừa tách xong vào nồi nước, khoảng 15 giây sau thì vớt nấm ra ngoài cho ráo nước. Sau đó, cho nấm vào một cái hộp sạch và đậy nắp kín rồi đặt vào tủ đông bảo quản.
Ăn đúng cách để khỏe mạnh: Coi chừng rước họa vì bữa ăn "công nghệ"
Đáp ứng nhu cầu nhanh, gọn, tiện cho thực khách, hiện nay đa phần các hàng quán hủ tiếu, phở, cơm... đều đựng thực phẩm trong túi ni lông, hộp xốp khi khách mua về
GS - TSKH Lê Huy Bá, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM, cho rằng việc đựng thực phẩm bằng bao bì nhựa giúp người dùng có những bữa ăn ngon, được cung cấp tận tay song cách dùng này sẽ rước bệnh vào người bởi thực phẩm nóng khi đựng trong túi ni lông, hộp nhựa kém chất lượng sẽ sinh ra độc chất.
Tràn ngập túi ni lông, hộp xốp
Cứ vào tầm 11-12 giờ mỗi ngày tại tầng trệt các tòa nhà văn phòng trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, Trần Quốc Thảo, Võ Văn Tần (thuộc quận 1 và 3, TP HCM)... rất đông bác tài xe ôm đến giao bữa trưa "công nghệ" cho khách hàng là nhân viên làm trong các tòa nhà. Những thức ăn nóng như cơm, hủ tiếu, phở, bánh canh... được đựng trong các hộp nhựa, túi ni lông dùng một lần.
Là thực khách thường xuyên với bữa trưa "công nghệ", chị Thanh thừa nhận: Có nghe thông tin thức ăn nóng đựng trong các loại bao bì nhựa, ni lông gây hại sức khỏe nhưng các quán ăn đều không có sản phẩm thay thế, chưa kể việc tự mang cà mèn cũng không hữu dụng khi sử dụng các app (ứng dụng) gọi thức ăn nên đành "nhắm mắt" ăn đại.
Thực khách của những bữa ăn "công nghệ" không chỉ là dân văn phòng, mà còn rất đông khách hàng ở hộ gia đình bởi chỉ cần thông qua các app đặt thức ăn là giới xe ôm công nghệ sẽ mang món ăn đến tận nhà. Có thể nói mỗi ngày đã có một lượng lớn túi ni lông, hộp xốp được tiêu thụ để phục vụ nhu cầu ăn uống theo hướng tiện lợi cho thực khách và nhất là xu hướng dịch vụ ẩm thực theo app đang lên ngôi.
Để an toàn cho sức khỏe cần thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần đựng thức ăn. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: TẤN THẠNH
Liên quan nhiều bệnh
PGS-TS Lê Hùng Anh, Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý môi trường (Trường Đại học Công nghiệp TP HCM), cho biết các sản phẩm đồ nhựa sử dụng một lần như túi ni lông, hộp xốp có những chất nguy hại như kim loại nặng, chất hữu cơ, clo... Những chất này khi tiếp xúc với thực phẩm ở nhiệt độ cao hoặc dầu mỡ sẽ hòa tan vào thực phẩm, gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Do đó, để an toàn cho sức khỏe thì không nên dùng túi ni lông, hộp xốp đựng thực phẩm nóng như phở, hủ tiếu, gà rán, bột chiên...
Một nghiên cứu công bố cuối năm 2019 từ Viện Đánh giá rủi ro của Đức đã cảnh báo việc nấu ăn bằng dụng cụ nhựa hay đựng thức ăn nóng trong vật chứa bằng nhựa có thể dẫn đến bệnh gan, bệnh tuyến giáp, vô sinh, ung thư và cholesterol cao (máu nhiễm mỡ). Chỉ cần độ nóng trên 70 độ C, nhiều chất độc hại trong nhựa gọi là "oligomers" đã xâm nhập vào thực phẩm. Nghiên cứu trên chuột cho thấy các chất này làm tăng trưởng khối u ở gan, tuyến tụy và tinh hoàn, giảm khả năng sinh sản.
Không chỉ gây nguy hại sức khỏe người dùng, túi ni lông, hộp xốp dùng một lần còn ảnh hưởng môi trường khi thải ra sông ngòi, kênh rạch hoặc không được xử lý đúng cách. Theo PGS-TS Lê Hùng Anh, khi thải ra môi trường, túi ni lông, hộp xốp, nhựa nói chung sẽ phân rã tạo ra hạt vi nhựa (kích thước nhỏ hơn 5 mm). Do có kích thước nhỏ nên hạt vi nhựa dễ xâm nhập vào mạch nước ngầm, thức ăn, nước uống và hạt vi nhựa này rất độc hại cho sức khỏe.
Nghiên cứu của Đại học bang Arizona (Mỹ), công bố tháng 8-2020, cho biết các nhà khoa học vừa phát hiện hạt vi nhựa đã xâm nhập mô tim và não, đồng thời nghi ngờ rằng là một trong các nguyên nhân thúc đẩy ung thư não.
Một nghiên cứu khác của Đại học bang Washington (Mỹ), công bố trên The Lancet Dzheim and Endocrinology năm 2019, cảnh báo nếu uống nước thường xuyên đựng trong chai PET thì có nguy cơ bị rối loạn hệ nội tiết và hàng loạt vấn đề sức khỏe khác như ung thư, vô sinh, tự kỷ, tăng động - kém tập trung, béo phì, đái tháo đường type 2, sinh non, dậy thì sớm, rối loạn tiêu hóa...
PGS-TS Lê Hùng Anh khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe, người dân nên thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần để đựng thức ăn, thay thế bằng các sản phẩm an toàn, thân thiện môi trường như thủy tinh, sứ, bao bì giấy, bã mía...
Khi trường học trở thành "sàn diễn thời trang": Teen diện trang phục siêu độc đáo Một trong số những hoạt động không thể thiếu ở trường học hiện nay đó chính là thực hiện các bộ trang phục tái chế nhằm kêu gọi bảo vệ môi trường, đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Mỗi ngày, hàng trăm tấn rác bị thải ra môi trường, vì vậy, thời đi học, tái chế rác thải...