3 lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách cần biết
Chăm sóc răng miệng là việc làm cần thiết, cần được thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Tuy nhiên, khá nhiều người chưa chăm sóc răng miệng đúng cách. Những sai lầm đó không chỉ khiến xuất hiện các vấn đề về răng miệng mà còn dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác.
Một chế độ chăm sóc răng miệng tốt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời như: Giúp tự tin, nâng cao chất lượng cuộc sống và sẽ phòng tránh được tình trạng sâu răng và bệnh nướu răng.
Điều này không chỉ tạo độ thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt mà còn giúp hơi thở không có mùi khó chịu. Hơn thế nữa, răng miệng khỏe mạnh còn mang đến sự thoải mái, ngủ ngon và khả năng tập trung làm việc hoặc học tập tốt hơn.
Một hàm răng khỏe mạnh có vai trò rất quan trọng. Để có hàm răng khỏe, đẹp ta cần biết cách chăm sóc đúng cách.
3 lưu ý dưới đây giúp bạn chăm sóc răng miệng và chải răng đúng cách:
1. Cần chọn bàn chải răng thích hợp
Việc lựa chọn bàn chải đánh răng rất quan trọng, điều này giúp chải sạch răng, không làm tổn thương nướu. Vì vậy, cần chú ý những điều kiện dưới đây:
- Chọn lựa bàn chải có độ mềm của lông phù hợp với tình trạng nướu. Cần chọn bàn chải có lông mềm mượt vừa phải, đàn hồi tốt sẽ giúp loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn trên răng dễ dàng.
Nên chọn bàn chải thích hợp với từng người.
- Không nên mua bàn chải với lông quá cứng, nó sẽ dễ làm tổn hại tới nướu răng và cũng không lấy chiếc bàn chải với lông quá mềm vì nó sẽ gây khó khăn trong việc làm sạch răng miệng. Sử dụng bàn chải trước 1 – 2 lần, cảm thấy lông bàn chải cứng thì cần đổi ngay sang mẫu bàn chải khác.
Video đang HOT
- Cần chọn bàn chải có đầu nhỏ, kích cỡ thích hợp với khoang miệng của từng người. Bàn chải đánh răng cho bé và người lớn cần khác nhau về kích thước.
Chú ý: với tình trạng nướu bị viêm, hay tổn thương nên chọn bàn chải có lông mềm hơn bình thường để tránh làm nướu tổn thương thêm.
- Thay bàn chải định kỳ 2-3 tháng 1 lần.
Đối với những người làm răng thẩm mĩ, đang niềng răng phải tìm các bàn chải chuyên dụng với phần đầu có lông 2 bên mép dài hơn lông ở giữa đầu bàn chải. Thiết kế như vậy sẽ giúp làm sạch cả răng và niềng răng hơn. Ngoài ra nên kết hợp bàn chải kẽ để làm sạch răng tốt hơn.
2. Chọn kem đánh răng thích hợp
Kem đánh răng có tác dụng làm sạch răng, có khả năng phòng ngừa sâu răng, giảm viêm nướu, giảm sự hình thành vôi răng, giảm nhạy cảm răng, giữ cho hơi thở thơm tho. Có thể nói kem đánh răng là một bảo bối để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, kem đánh răng còn có tác dụng như mỹ phẩm: làm sạch những vết dính ngoại lai bám lên bề mặt răng (như những chất màu từ thức uống, thực phẩm, thuốc lá…), kem đánh răng không tẩy được sự đổi màu răng do nhiễm fluor, nhiễm tetracycline hay thay đổi màu răng theo tuổi.
Lựa chọn hàm lượng fluor trong kem đánh răng cho phù hợp, nhất là với trẻ em. Đối với trẻ dưới 3 tuổi không nên chọn kem đánh răng có fluor, trừ trường hợp có nguy cơ sâu răng cao.
Không nên dùng kem đánh răng người lớn cho trẻ em dưới 6 tuổi. Cần chú ý trẻ có thể nuốt fluor trong kem đánh răng, nếu trẻ nuốt kem đánh răng trong thời gian dài, cộng thêm trẻ đang sống ở vùng có fluor trong nước uống, thì khả năng răng bị nhiễm fluor rất cao.
Chải răng cho trẻ cho đến khi trẻ có thể tự làm thuần thục, đặt kem đánh răng lên lòng bàn chải của trẻ một lượng bằng hạt đậu xanh, theo dõi việc chải răng và đặt kem đánh răng ngoài tầm tay của trẻ. Dạy cho trẻ cách nhổ và súc miệng sạch sau khi chải răng và sử dụng bàn chải dành riêng cho trẻ.
Chải răng đúng cách.
3. Chải răng đúng cách
Việc này góp phần giảm thiểu được nguy cơ mắc các chứng bệnh về răng miệng. Các bước gồm:
- Chải răng 2-3 lần mỗi ngày, sáng, sau khi ăn trưa, tối khoảng 10-15 phút. Chải cả 3 mặt răng: mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai đối với nhóm răng hàm/ hay rìa cắn với nhóm răng trước.
- Không chải răng ngay sau khi ăn các loại thực phẩm có tính axit như các loại quả họ cam quýt vì men răng đang bị “yếu” đi bởi axit có trong thực phẩm và việc tác động thêm vào sẽ khiến lớp men này mòn đi.
- Nên chọn kem đánh răng có fluor để chống sâu răng.
- Nên chải răng theo trình tự để tránh bỏ sót.
Chải răng để làm sạch mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. Nhưng muốn làm sạch vùng kẽ răng phải sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ khác. Trong đó nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần/ ngày. Khi dùng nên thực hiện nhẹ nhàng, có thể vừa dùng vừa soi gương để thấy rõ vị trí cần làm sạch và không làm tổn thương nướu.
Đánh răng đúng cách để ngừa sâu răng
Đánh răng đúng cách sẽ loại bỏ những mảng bám trên bề mặt răng, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa các bệnh do vi khuẩn gây nên như sâu răng, viêm lợi.
Đánh răng hàng ngày là cách bảo vệ răng miệng một cách hiệu quả và đơn giản nhất. Thông thường, chúng ta đánh răng hằng ngày trước và sau khi ngủ dậy, hoặc sau những bữa ăn.
Nhưng chỉ đánh răng thường xuyên thôi là chưa đủ. Bạn cần phải thực hiện thao tác đánh răng đúng cách để loại bỏ những mảng bám trên bề mặt răng, giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, trắng sáng, hạn chế tối đa các bệnh do vi khuẩn gây nên như sâu răng, viêm lợi.
Đánh răng đúng cách sẽ bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Dưới đây là những bước đánh răng đúng cách để đạt hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy làm sạch khoang miệng bằng cách súc miệng bằng nước lọc khoảng 30 giây để loại bỏ mảng bám, thức ăn còn trong khoang miệng.
Bước 2: Rửa sạch bàn chải dưới vời nước trước khi đánh, sau đó lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ. Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để bảo vệ răng. Nhiều người thường có xu hướng lựa chọn bàn chải đánh răng lông cứng vì nghĩ rằng việc sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng sẽ làm sạch răng tốt hơn. Tuy nhiên, đánh răng bằng bàn chải lông cứng sẽ làm tăng nguy cơ mài mòn răng và tụt nướu.
Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu, đầu lông bàn chải phải tiếp xúc với cả răng và nướu. Đánh răng mặt ngoài trước, gồm tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới bằng cách chải nhẹ nhàng với khoảng cách 2- 3 răng từ hàm trên xuống và từ hàm dưới lên, hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng từ 5 - 10 lần để lông bàn chải có thể chui vào từng kẽ răng để lấy được hết thức ăn bám vào răng. Bạn cần đảm bảo thời gian cho mỗi lần đánh răng là 2-3 phút. Với khoảng thời gian này răng sẽ được chải sạch sâu.
Bước 4: Đánh mặt trong của răng tương tự như mặt ngoài. Đánh tất cả các răng ở hàm trên và hàm dưới bằng động tác chải lên, xuống hoặc xoay tròn.
Bước 5: Đánh răng nhai bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng, sau đó nhẹ nhàng đưa bàn chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần. Bạn cần đảm bảo thời gian cho mỗi lần đánh răng là 2-3 phút. Với khoảng thời gian này răng sẽ được chải sạch sâu.
Bước 6: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài để loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Thực tế có rất nhiều người hay quên bước này.
Bước 7: Súc miệng với nước sạch để loại bỏ kem đánh răng, làm sạch khoang miệng. Rửa sạch bàn chải đánh răng vì nếu không giữ bàn chải sạch sẽ, vi khuẩn còn sót lại có thể gây hôi miệng và sâu răng.
Cũng cần lưu ý, không đánh răng ngay sau khi ăn xong mà hãy chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn hoặc uống để đánh răng vì ngay sau khi ăn xong độ PH trong khoang miệng sẽ giảm xuống, việc đánh răng lúc này sẽ khiến cho răng của bạn dễ bị bào mòn hơn.
Sử dụng kem đánh răng giàu canxi và Flour để giúp tăng cường men răng của bạn.
Thay bàn chải đánh răng theo định kỳ ít nhất 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải có dấu hiệu xơ, mòn, bị toe ra hai bên.
Chỉ rửa sạch bàn chải dưới vòi nước chảy để làm sạch vi khuẩn còn bám trong bàn chải. Tuyệt đối không được nhúng ướt kem đánh răng trước khi chải răng.
Bạn có đang vệ sinh răng miệng sai cách? Nếu có thói quen súc miệng sau khi đánh răng thì cách vệ sinh răng miệng của bạn chưa chuẩn lắm đâu. Có hơn một triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng và mặc dù hầu hết đều vô hại nhưng vẫn có một số ít gây ra tổn thương răng cho răng của bạn. Mặc dù đánh răng hàng ngày là...