3 loại cây cảnh phong thủy rất thích hợp để bạn trồng trong phòng khách
Phòng khách là nơi tụ khí trong căn nhà, việc trưng bày những cây cảnh phong thủy trong phòng khách được xem là việc tích tụ những điều may mắn đến cho gia chủ.
Việc sử dụng cây cảnh phong thủy cho phòng khách không chỉ mang ý nghĩa về phong thủy, tăng cao thẩm mỹ mà đa phần các loại hoa cây cảnh đều có công dụng thanh lọc không khí, điều hòa khí hậu cho ngôi nhà. Nhiều loại còn có tác dụng chữa một số bệnh thông thường và xua đuổi được côn trùng có hại cho sức khỏe.
Cây cảnh trong nhà mang tới ý nghĩa về sự thịnh vượng. Có những loại cây mang ý nghĩa về tình cảm mẫu tử – mẫu tận, có những loại cây lại mang đến tài lộc – phú quý… Ở bài viết này chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc một vài loại cây cảnh nên trồng trong phòng khách được nhiều giới doanh nhân thành đạt tin tưởng và ghi nhận.
Kim ngân là một trong những loại cây để bàn được nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian phòng khách hay phòng làm việc. Cây có nhiều kiểu dáng bonsai độc đáo và lạ mắt. Về mặt phong thủy, kim ngân mang đến nhiều may mắn, tài lộc trong nhà. Vì vậy, khi cần điều hòa khí trong phòng khách, thì kim ngân là sự lựa chọn vô cùng hợp lý.
Ảnh minh họa.
Cây thường cao từ 0,5 – 2 mét, nhiều cành nhánh, lá kép mầu xanh lục, dầy, sáng bóng. Quả chín to 7- 8mm, khi chín màu đỏ tươi, sáng bóng, rủ xuống trông rất đẹp.
Kim ngân thích nghi được ở mọi thời tiết nóng – lạnh, có thể trồng trực tiếp xuống đất hoặc trong chậu. Ngoài ra chăm sóc cây kim ngân tương đối đơn giản và dễ thực hiện.
Nếu để làm cây cảnh trồng trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn đáp ứng được với điều kiện sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên để cây phát triển tốt, thỉnh thoảng ta nên đưa cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn với chu kỳ 10 ngày/lần, như vậy cây sẽ hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn.
Ảnh minh họa.
Cây kim ngân lượng là loại cây cảnh được xếp vào hành hỏa trong ngũ hành với màu bản mệnh là màu đỏ, màu của những chùm quả ngân lượng đỏ thắm.
Theo quy tắc tương sinh của ngũ hành là hỏa sinh thổ, vì vậy cây ngân lượng sẽ rất phù hợp với những người mang bản mệnh thổ và mệnh hỏa, trợ giúp cho những người mệnh này có được may mắn trong cuộc sống.
Video đang HOT
Giá bán của cây kim ngân lượng từ 100k đến hơn 1 triệu tùy kích thước.
2. Lan tuyết
Cây lan tuyết có nguồn gốc từ Châu Á nhiệt đới, thuộc họ ráy. Cây ưa bóng râm, mọc thành bụi, giống cây bạch mã, nhưng sống lá màu xanh, phiến lá có màu xanh nhạt đặc biệt.
Cây khỏe, có dáng thẳng, lá đẹp, cứng cáp, chịu bóng râm và cần ít ánh sáng, cây có công dụng làm ẩm và mát không khí, khử bớt các khí độc trong phòng lắp kính có ánh nắng khúc xạ, có điều hòa thường xuyên, rất phù hợp trang trí phòng khách hoặc những phòng làm việc có diện tích trung bình.
Ảnh minh họa.
Lan tuyết là loại cây cảnh rất thích hợp làm cây cảnh văn phòng, cây cảnh trồng trong phòng khách, là loại cây cảnh có tác dụng thanh lọc không khí, thu hút một số chất khí độc hại và điều hòa môi trường sống. Ngoài ra, cây có thể có vẻ đẹp tự nhiên là cho không gian trở nên đẹp hơn, giúp không gian thoáng mát, tạo bầu không khí trong lành và xua đuổi được các loại côn trùng.
Ảnh minh họa.
Đối với cây lan tuyết chu kỳ tưới nước từ 2 – 3 ngày một lần nếu trồng ở trong nhà, nếu như bạn thấy đất hanh khô thì nên tưới nước vừa phải cho cây.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung các loại phân bón lá cho cây trong khoảng 2 tháng một lần.
Lan tuyết là cây thuộc hành kim nên phù hợp với người mệnh thủy và mệnh kim.
Giá bán của cây từ 200k đến hơn 1 triệu tùy kích thước.
Cây thanh lan là giống cây cảnh trồng được trong nhà, thân cây gỗ, dáng thẳng đứng, cùng họ với cây cọ, vì thế lá cũng khá giống cọ, xanh tươi. Dáng thanh lan cao ráo, là cây cảnh trong nhà nên không quá to lớn mà thân cây lại có phần gầy guộc.
Nhiều người lựa chọn cây cảnh trồng trong phòng khách hay tại nơi nội thất văn phòng. Hầu như mỗi loại cây đều phải có một công dụng hay ý nghĩa phong thủy đặc biệt nào đó. Cây thanh lan cũng không ngoại lệ, nó mang lại những công dụng cực kỳ hữu ích và nhiều ý nghĩa cho gia chủ.
Ảnh minh họa.
Sức sống mạnh mẽ cũng là ưu điểm nổi bật của loài cây này. Chúng có nguồn gốc từ những vùng núi cao, hấp thụ được “tinh hoa trời đất” nên theo phong thủy chúng có vượng khí rất cao. Cây thanh lan giúp tăng cường khí tốt mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Đặc biệt là sức khỏe, giúp bạn làm việc cũng tốt hơn.
Thanh lan là loài cây ưa sáng nhưng cũng có thể sống trong bóng râm được. Nên trồng cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng và thoáng khí, nhưng có phần râm mát, không nên đặt cây ở nơi quá tối (khó quang hợp), cũng như có quá nhiều ánh sáng mặt trời trực tiếp (khô, cháy lá, xấu cây).
Cây thanh lan không ưa nhiều nước, chỉ cần cung cấp và duy trì độ ẩm phù hợp cho chúng là được. Hãy để ý vùng đất dưới gốc cây nếu thấy khô thì nên tưới nước ngay lập tức. Không được để cho cây có hiện tượng khô hoặc chứa nhiều nước trong nhiều ngày.
Cây thanh lan thuộc hành mộc thì người mệnh hỏa là phù hợp nhất, tiếp đến là mệnh mộc. Những người mệnh kim, mệnh thổ hay thủy không nên trồng cây thanh lan trong nhà, để ở văn phòng làm việc.
Cây có giá bán từ 500k đến 2 triệu tùy kích thước.
Những lưu ý khi chọn cây cảnh trang trí phòng khách
Trồng cây trong nhà là sở thích của nhiều người, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trang trí, những loại cây cảnh còn đóng vai trò quan trọng trong phong thủy. Để hạn chế tối đa những sai lầm có thể gặp khi lựa chọn cây để phòng khách, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Khi lựa chọn cây cảnh bạn cần hạn chế sử dụng những cây to, cao ở ngay giữa phòng.
- Không nên lựa chọn quá nhiều cây đặt trong cùng một không gian sẽ gây khó chịu và bức bách.
- Nên chọn những cây có hình dáng đẹp tự nhiên và trang nhã cho phòng khách.
- Khi mua cây cảnh bạn nên lựa chọn những cây có tuổi thọ cao, bền vững theo năm tháng. Cũng có thể bố trí những cây nhỏ, có khả năng lọc và khử mùi tốt.
- Nên lựa chọn cây cảnh trang trí phòng khách dựa theo mệnh của gia chủ. Chọn cây cảnh phong thủy trong phòng khách đúng mệnh, bài trí phù hợp sẽ giúp tương sinh, hỗ trợ gia chủ nhiều trong cuộc sống và công việc.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Những cấm kỵ phong thủy phòng khách nhất định bạn nên tránh
Sự nghiệp của gia chủ thăng hay trầm đều có mối quan hệ mật thiết với bố cục phong thủy phòng khách. Dưới đây là 5 cấm kỵ tại vị trí phòng khách các bạn cần chú ý.
Phong thuỷ phòng khách đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tài vận và thu hút tài lộc cho gia chủ.
Chuyên gia phong thủy Phùng Phương cho rằng, nếu phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy phòng khách này thì gia chủ có thể càng ngày càng sa sút, sự nghiệp thăng trầm bất ổn, tài lộc tiêu hao.
Kỵ bày cây cảnh mang ý không lành
Phòng khách không thích hợp với các cây lá nhọn, lá kim hay các cây có gai...
Chúng có thể mang theo sát khí, chẳng những tổn hại đến gia chủ mà còn ảnh hưởng đến vận quý nhân. Quý nhân đến nhà bị sát khí xua đuổi, vận trình công danh sự nghiệp của gia chủ khó bề vượng phát.
Kỵ rác bẩn bừa bãi, chất đống
Trong phong thủy, phòng khách còn được gọi là Nội minh đường, là nơi chính yếu trong nhà để tích tụ tài khí.
Để rác chất đống lên thì chắc chắn sẽ gây ra những trường khí xấu, khiến cho tài khí khó bề tích tụ, khí tốt vừa vào nhà đã bị tiêu tan.
Kỵ treo tranh ảnh có hàm ý không lành
Một điều lưu ý trong phong thủy phòng khách đó là treo những bức tranh có hình mãnh thú như thú dữ... Những con thú đó có thể dễ dàng gây hại đến con người, mang theo những điềm dữ như tai nạn bất ngờ.
Không nên đặt gương lớn phía sau sofa
Nhiều người không hiểu về phong thủy lại đem tấm gương đó treo ngay sau sofa phòng khách mà không biết rằng đó là một trong những cấm kỵ phong thủy.
Tránh đặt những vật tương xung với con giáp
Khi bài trí vật may mắn trong phòng khách nên chú ý, tránh đặt những con vật xung khắc với con giáp mà người nhà mình trực thuộc, nếu không sẽ phạm phải đại kỵ.
Những vị trí nên đặt cây lưỡi hổ trong nhà để vượng tài lộc Việc đặt cây cảnh đúng vị trí không những có thể bảo vệ ngôi nhà, xua đuổi tà ma mà còn có thể phát tài. Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy Ở một số nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Vì vậy cây lưỡi hổ được đặt...