3 điều cần lưu ý khi dùng nước ép cần tây
Hiện nay nhiều người có thói quen uống nước ép cần tây hàng ngày. Vậy cần lưu ý gì để sử dụng loại nước này một cách hiệu quả…
1. Công dụng của rau cần tây
Rau cần tây chứa các vitamin A, B và C; các chất khoáng, acid amin và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong cây khoảng 1%, trong hạt là 3%. Thành phần chính là limonen d, alhydrid sedanonic. Tinh dầu có mùi dịu mát nhưng không bền.
Tính vị: Rau cần tây có vị chát, mùi nồng, tính mát.
Tác dụng: Có tính chất lọc máu, điều hòa huyết, giảm béo, khai vị, bổ thần kinh và bổ chung, cung cấp chất khoáng, lợi tiêu hóa, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn.
Ngoài ra, cần tây còn có tác dụng làm liền sẹo.
Ở Trung Quốc, cần tây được xem như có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp.
Rau cần tây có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Cần tây thường được dùng trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy tuyến thượng thận, tiêu hóa kém, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất khoáng chất. Ho lao (tràng nhạc), sốt, thấp khớp thống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận, bệnh về phổi, đau gan vàng da, chứng béo phì.
Video đang HOT
Dùng ngoài trị vết thương, mụn nhọt, nứt nẻ.
Cách dùng: Cần tây lấy cả thân lẫn lá khoảng 50g.
Thường dùng ăn sống, xào, nấu chín (dễ tiêu hóa hơn), chiết dịch cây hoặc dùng nước hãm hoặc nước sắc lá.
Để dùng ngoài, có thể lấy dịch của lá làm nước súc miệng hoặc dùng bôi đắp trị bệnh ngoài da. Nước sắc thân hay củ dùng ngâm chân chữa nứt nẻ.
2. Một số lưu ý để dùng nước ép cần tây hiệu quả
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước ép cần tây
Thời điểm tốt nhất trong ngày để sử dụng nước ép cần tây là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và trước bữa sáng 30 phút. Sử dụng nước ép cần tây nguyên chất vào buổi sáng giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, hạn chế chứng trào ngược dạ dày, đầy hơi…
Trong nước ép cần tây chứa ít calo và nhiều chất xơ nên thường tạo cảm giác no lâu. Tuy nhiên sau khi uống nước ép cần tây khoảng 30 phút, bạn vẫn nên ăn bữa sáng một cách khoa học nhằm đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể.
Uống nước ép cần tây khi vừa ngủ dậy.
Uống nước ép cần tây ngay sau khi chế biến
Để đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng cùng độ tươi ngon, bạn nên sử dụng nước ép cần tây ngay sau khi chế biến. Bên cạnh đó nước ép cần tây tươi có thể bảo quản 24 giờ khi đựng trong chai thủy tinh, tuy nhiên mùi vị và chất dinh dưỡng có thể bị giảm. Nếu nước ép có sự thay đổi về màu sắc và mùi vị cần loại bỏ để tránh những rủi ro không đáng có về sức khỏe.
Bạn có thể sử dụng máy ép trái cây để ép nước cần tây và sử dụng trong ngày. Chỉ cần rửa sạch 3 – 4 cây cần tây và cho vào máy ép, có thể thêm một vài nguyên liệu như táo, chanh hoặc gừng là bạn đã có ngay thức uống tươi mát, ngon lành không kém phần dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu không có máy ép trái cây, bạn có thể giã mịn cần tây, sau đó dùng rây lọc để lấy phần nước nguyên chất.
Không nên lạm dụng nước ép cần tây
Hiện nay có không ít ý kiến khuyến khích sử dụng nước ép cần tây hằng ngày, với mọi đối tượng. Tuy nhiên, để nước ép cần tây phát huy công dụng một cách hiệu quả nhất, người có thể trạng bình thường, trung bình trong một ngày chỉ nên sử dụng khoảng 250ml nước ép cần tây nguyên chất. Thông thường, mỗi bó cần tây lớn sẽ cung cấp trung bình khoảng 500ml nước ép, bạn có thể chia nhỏ làm các bữa trong ngày để sử dụng.
Nếu uống quá nhiều nước ép cần tây trong một ngày có thể khiến cơ thể bị thừa natri. Sự dư thừa natri kéo dài có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để đảm bảo sức khỏe, khi sử dụng nước ép cần tây bạn vẫn nên có một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp thực hiện những bài tập vận động phù hợp với sức khỏe. Đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt và làm việc hợp lý để mang lại những lợi ích sức khỏe bền vững.
Loại cây mọc dại khắp nơi, trị chứng mất ngủ
Cây lạc tiên mọc dại ở bụi rậm có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là trị chứng mất ngủ, người dân còn sử dụng lạc tiên như một vị rau bổ dưỡng, thanh mát.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, lạc tiên là vị thuốc trị mất ngủ và thường được người dân sử dụng như một loại rau. Ngọn non của cây lạc tiên dùng để luộc hoặc nấu canh, xào tỏi đều thơm ngon, bổ dưỡng.
Lạc tiên thường mọc ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn hoặc trồng tại một số vườn thuốc. Trừ phần rễ, hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được dùng làm dược liệu.
Bác sĩ Vũ cho biết, vị thuốc lạc tiên ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt. Lạc tiên được bào chế dưới dạng thuốc sắc, trà, ngâm rượu hoặc nấu thành cao.
Vị thuốc này được dùng để trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm, trị ho, viêm mủ da, lở ngứa... Ở Ấn ộ, nước sắc lá lạc tiên còn dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn, quả dùng để gây nôn, lá dùng để chữa đau đầu.
Bác sĩ Vũ cho hay, nếu sử dụng vị thuốc này không đúng cách có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn chức năng vận động; người mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn; không tỉnh táo; buồn nôn; nhịp tim nhanh bất thường; luôn buồn ngủ; co thắt ở phụ nữ mang thai,...
Vì thế, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào và phải đúng liều lượng.
Ngoài ra, khi dùng lạc tiên chữa mất ngủ, cần duy trì đều đặn liên tục từ 7-14 ngày để có hiệu quả cải thiện tốt nhất; không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp, người suy thận.
Người bệnh cần kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ và đưa cơ thể trở về nhịp sinh học bình thường.
Hiệu quả chữa trị của lạc tiên còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc trị bệnh khác, cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý, chỉ lựa chọn các cây lạc tiên xanh tốt, không sâu bệnh để làm thuốc hoặc tìm mua ở các nhà thuốc Đông y uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu. Lạc tiên khô cần được bảo quản kỹ lưỡng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện có dấu hiệu nấm mốc.
Cho trẻ ăn rau đúng cách giai đoạn ăn dặm Bổ sung rau, củ quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều vô cùng quan trọng bởi đây là nguồn dưỡng chất và vitamin không thể nào thay thế được. Những loại rau tốt cho trẻ ăn dặm Theo các chuyên gia Viện Dinh dưỡng, Bổ sung rau, củ quả cho trẻ khi bước sang tuổi ăn dặm là điều...