3 điều cần biết để chống lại bệnh tiểu đường bằng tập thể dục
Ăn uống lành mạnh là một trong những yêu cầu then chốt để kiểm soát tiểu đường. Tuy nhiên, chế độ ăn lành mạnh sẽ khó phát huy hiệu quả tốt nhất nếu không kết hợp với tập luyện thường xuyên.
Để kiểm soát đường huyết, người bị tiểu đường cần đi bộ ít nhất 5 ngày/tuần – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, các món như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt dù lành mạnh nhưng vẫn chứa calo. Ăn nhiều mà ít vận động cũng sẽ gây tăng cân và tích tụ mỡ thừa ở bụng, theo Reader’s Digest.
Tập luyện thường xuyên không nhất thiết là phải vào phòng gym. Các hoạt động thể chất như đi bộ, khiêu vũ, đánh cầu lông, thậm chí là làm việc nhà cũng được xem là tập luyện vì chúng giúp cơ thể vận động và đốt calo.
Để kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tập thể dục, mọi người cần lưu ý những điều sau:
1. Đi bộ 5 lần/tuần
Cơ thể con người được cấu tạo cho việc đi bộ. Do đó, đi bộ trở thành hình thức tập luyện lý tưởng để kích thích vận động. Các nghiên cứu phát hiện đi bộ giúp giảm đường huyết hiệu quả hơn so với nhiều hình thức tập luyện khác. Một phần nguyên nhân là vì đi bộ sẽ kích thích cơ bắp duy trì hoạt động liên tục, nhờ đó giúp tiêu hao lượng đường dư thừa trong máu.
Với những người mới bắt đầu, họ có thể đi bộ khoảng 10 phút/ngày. Để kiểm soát đường huyết, người bị tiểu đường cần đi bộ ít nhất 5 ngày/tuần, theo Reader’s Digest.
Video đang HOT
Các bài tập như hít đất, gập bụng có thể giúp duy trì và tăng khối lượng cơ, góp phần điều chỉnh đường huyết cho người tiểu đường – ẢNH: SHUTTERSTOCK
2. Thực hiện thêm những hoạt động thể chất khác
Nếu người bị tiểu đường đã đi bộ được 5 ngày/tuần thì 2 ngày còn lại hãy tham gia các hoạt động thể chất khác chứ không nên ngồi một chỗ. Có rất nhiều hình thức vận động lành mạnh có thể thực hiện như lau dọn nhà cửa, chơi với trẻ nhỏ, làm vườn, khiêu vũ, đánh cầu lông hay bơi lội.
3. Duy trì cơ bắp
Đi bộ có thể giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, giữ cơ bắp săn chắc, thậm chí tăng khối lượng cơ, cũng rất quan trọng với nỗ lực chống lại bệnh tiểu đường.
Ngay cả khi chúng ta ít tập luyện thì khối lượng cơ lớn cũng sẽ giúp cơ thể đốt nhiều calo hơn, từ đó giúp giảm lượng đường trong máu.
Nếu có thời gian thì hãy đến phòng gym để được hướng dẫn và tập luyện. Trong trường hợp không thể đến phòng gym, người bị tiểu đường vẫn có thể tập tại nhà với các bài tập duy trì và tăng khối lượng cơ như hít đất, squat hay gập bụng, theo Reader’s Digest.
5 lý do tại sao có mỡ ở vùng này trên cơ thể khiến cho sức khỏe "lâm nguy" nhất
Mỡ thừa ở bụng không chỉ dừng ở vấn đề thẩm mỹ đối với tất cả mọi người, nó còn là mối nguy hại không ngờ đối với sức khỏe con người.
Bất kể vị trí nào trên cơ thể tích mỡ đều khiến chúng ta lo lắng, đặc biệt là mỡ tích ở bụng. Nếu bạn là phụ nữ có kích thước vòng eo trên 85cm, hoặc nếu bạn là một người đàn ông và có kích thước vòng eo trên 100cm, chứng tỏ bạn đang tích tụ khá nhiều mỡ. Theo các bác sĩ, điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Trang Bright Side đã tìm hiểu về sự nguy hiểm của việc tích mỡ bụng đối với sức khỏe con người và tổng kết 5 tác hại của việc tích mỡ bụng.
1. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn
Những người béo bụng là "đối tượng" có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường và tim mạch so với người khác. Béo bụng dẫn đến sự tích tụ quá mức các mô mỡ trong nội tạng. Chính các tế bào mỡ trong nội tạng cơ thể làm thay đổi các chất cytokines trong cơ thể và hậu quả làm tăng tryglyceride (lượng mỡ trong máu) và glucose trong máu.
Đồng thời khi gan của bạn được bao phủ bởi các mô mỡ do mỡ bụng dư thừa, gan không thể xử lý lượng đường trong máu đủ tốt. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn, gây ra bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, người béo bụng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần so với người không có hội chứng chuyển hóa và nguy cơ bệnh đái tháo đường cao gấp 5 lần so với người bình thường.
2. Làm giảm chức năng phổi
So với những người khỏe mạnh có vòng bụng bình thường thì những người béo bụng có khả năng hô hấp kém so với nhóm người bình thường. Lâu dài chức năng phổi bị hạn chế, đường khí thở bị thu hẹp dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính đặc biệt là bệnh hen.
3. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Theo The Independent, các chuyên gia của tổ chức Nordic Bioscience & ProScion (Đan Mạch) đã tiến hành nghiên cứu hơn 5.800 phụ nữ trong giai đoạn hậu mãn kinh với tuổi đời bình quân 71. Sau 12 năm nghiên cứu, chuyên gia Line Mrsk Staunstrup và các cộng sự nhận thấy những phụ nữ nhiều mỡ bụng có nguy cơ phát triển ung thư phổi hoặc dạ dày, ruột tăng hơn 50%.
Các chuyên gia thuộc Đại học bang Michigan (Mỹ) cũng cho biết mỡ bụng phóng thích một loại protein thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào ung thư, theo tờ Daily Mail.
4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng các tế bào mỡ nội tạng trong bụng có thể tạo ra các protein có khả năng tác động lên các mạch máu, có thể dẫn đến huyết áp cao. Ngoài ra, các protein này có thể khiến các động mạch bị tắc, dễ gây đột quỵ và đau tim.
5. Tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Các nhà nghiên cứu tại đại học California đã sử dụng MRI để xem xét tác động của mỡ thừa ở vùng eo lên não và kết quả cho thấy rằng mỡ ở vòng eo càng lớn thì trí nhớ càng giảm. Thậm chí, nghiên cứu này còn đưa ra kết luận, vòng eo tích nhiều mỡ thừa còn ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ học của người bệnh.
Vóc dáng tràn đầy sức sống với các bài tập cho tuổi trung niên Theo Ken Fox, Giáo sư Đại học Bristol, ở tuổi trung niên, khối lượng cơ trong cơ thể bạn bắt đầu giảm đi, thay vào đó là các chất béo tích tụ bắt đầu tích tụ. Điều này có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường, các vấn đề về tim, đột quỵ... Để tránh gặp phải những bệnh trên, hãy luyện tập...