3 điểm/môn cũng trúng tuyển: ‘Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm’
Năm nay, dù chỉ 3 điểm/môn trúng tuyển ngành sư phạm, nhiều thí sinh vẫn không nhập học.
Những ngày qua, nhiều người đau sót khi nhắc đến sự ví von: “Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, qua loa Sư phạm” và “ Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Năm nay, không ít thí sinh bất ngờ khi nghĩ mình trượt đại học lại có “cửa” ngồi ghế giảng đường, dù chỉ đạt 12,75 điểm (quy đổi bằng 15,5).
15,5 điểm là mức tối thiểu thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển vào đại học, cũng là mức trúng tuyển của nhiều trường đào tạo sư phạm chính quy.
Sư phạm từng là ngành có điểm đầu vào cao trong số những nghề “hot”. Nhưng những năm gần đây, mức trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn, thậm chí 3 điểm/môn cũng đỗ trường cao đẳng sư phạm.
Mức trúng tuyển vào nhiều trường đại học sư phạm kém ĐH Y Hà Nội (ngành Y đa khoa) đến gần 14 điểm. Nhiều trường cao đẳng sư phạm ở địa phương “loanh quanh” mức 9, 10 điểm mà vẫn không có thí sinh nhập học.
Video đang HOT
Nhiều câu hỏi đặt ra: “Đạt 3 điểm môn Toán sao có thể trở thành giáo viên dạy Toán? Hơn nữa, thi THPT quốc gia năm nay phần lớn là bài thi trắc nghiệm, nhiều em may mắn có thể khoanh ngẫu nhiên được 2,5 điểm rồi”.
PGS Văn Như Cương, Chủ tịch HĐQT trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, và nhiều chuyên gia giáo dục nói “không thể bình tĩnh được” và điểm chuẩn ngành sư phạm báo hiệu cuộc cải cách giáo dục toàn diện sẽ thất bại. Bộ GD&ĐT cần có biện pháp khắc phục kịp thời thay vì kêu gọi bình tĩnh.
Theo Zing
'Nhiều thí sinh điểm cao vào trường công an, quân đội không vì đam mê'
Theo hiệu trưởng ĐH Hàng Hải, nhiều thí sinh muốn vào trường công an, quân đội bởi chính sách thu hút như học phí, phụ cấp, ra trường có việc làm, chứ không phải vì đam mê.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2016-2017 với giáo dục đại học, câu chuyện trường công an, quân đội có điểm đầu vào cao được nhắc đến là mô hình đào tạo đáng học hỏi.
Kỳ tuyển sinh 2017, điểm chuẩn D01 đối với nữ ngành Ngôn ngữ Anh (Học viện An Ninh Nhân dân) lên đến 30,5. Học viện Kỹ thuật Quân sự và Học viện Quân y cũng có ngành lấy 30 điểm.
Hệ quả tất yếu
Lý giải về việc điểm chuẩn các trường công an, quân đội năm nay cao, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho rằng chỉ tiêu của các trường quân đội ít, cộng thêm chính sách bao cấp trong quá trình học và đảm bảo đầu ra cho sinh viên nên thu hút thí sinh giỏi. Đây là tương quan giữa chỉ tiêu được tuyển và nhu cầu giữa những người tham gia tuyển.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng các ngành khác như sư phạm nên học tập ngành công an, quân đội về việc giao chỉ tiêu hàng năm, có chính sách ưu tiên về học phí và được phân công công việc sau khi ra trường để tăng điểm đầu vào của thí sinh.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng thông tin sắp tới, trường công an và quân sự sẽ không đào tạo hệ dân sự, chỉ tập trung khối quân sự. Chính vì thế, năm vừa rồi, Bộ Công an giảm 54% chỉ tiêu, Bộ Quốc phòng giảm 32% chỉ tiêu. Đây là một trong những điểm sáng trong định hướng đào tạo của khối trường công an, quân đội.
Ông Lương Công Nhớ - Hiệu trưởng ĐH Hàng Hải Việt Nam - lý giải việc học sinh giỏi lựa chọn các trường công an, quân đội là hệ quả tất yếu.
"Nhiều thí sinh lựa chọn trường công an quân đội vì các chính sách thu hút như không mất học phí, có phụ cấp, bố trí chỗ ăn ở, ra trường có việc làm thay vì đam mê", ông Nhớ nêu quan điểm.
TS Phạm Đức Tú, Phó cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo hiệu trưởng ĐH Hàng Hải, đây là điều đáng lo ngại khi gây mất cân bằng ngành nghề, bởi ngoài lực lượng công an, quân đội còn nhiều những ngành khác cần thí sinh có năng lực, trí tuệ.
GS Dương Quang Khánh - Phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, Hà Nội - cho rằng học sinh điểm cao chọn vào trường công an, quân đội là bình thường, phù hợp nguyện vọng của các em.
"Tôi nghĩ không phải thí sinh nào cũng chăm chăm vào lực lượng vũ trang. Hiện nay, tất cả ngành nghề đều cần người tài. Theo yêu cầu thị trường, ngành nghề nào cũng đòi hỏi nhân lực chất lượng cao, tầm vóc quốc tế. Vì vậy, nơi nào có nhiều ưu đãi, nơi đó sẽ thu hút thí sinh", ông Khánh bày tỏ.
Vị hiệu trưởng khẳng định điểm chuẩn các trường công an, quân đội cao là do luật cung - cầu của thị trường đào tạo.
Nâng cao chất lượng trường quân đội
TS Phạm Đức Tú, Phó cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, cho biết Ban chỉ huy tuyển sinh quân sự nhất trí cao với phương án thi và xét tuyển THPT quốc gia 2017 của Bộ GD&ĐT. Năm nay, các trường quân đội lấy dư 10 chỉ tiêu trong đó có 7 chỉ tiêu nữ, số chỉ tiêu này không xét tiêu chí phụ.
Cũng trong mùa tuyển sinh 2017, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện đã gặp một số trường hợp trục trặc về hồ sơ. Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo triển khai để đảm bảo quyền lợi cao nhất cho thí sinh và đảm bảo đúng quy chế.
TS Phạm Đức Tú thông tin chiến lược của Bộ Quốc phòng trong công tác giáo dục đào tạo từ năm 2011-2020 là định hướng các trường phát triển, đổi mới chương trình theo hướng liên thông và sát với thực tiễn, đặc biệt trong các điều kiện chiến đấu vào ban đêm, đa dạng thời tiết.
Đồng thời, năm vừa qua, Bộ Quốc phòng nâng cao chất lượng giảng viên theo chuẩn hóa chứng chỉ sư phạm của Luật giáo dục, chú trọng dạy và học ngoại ngữ, tiến tới năm 2019 các trường quân đội sẽ có môn thi tốt nghiệp là ngoại ngữ.
Thời gian tới, Học viện Quân y sẽ có luận án bảo vệ tiến sĩ bằng tiếng Anh. Nhiều trường trong khối quân đội hô cao khẩu hiệu song ngữ. Bộ Quốc phòng sẽ có các đoàn phúc tra để kiểm tra, đánh giá chất lượng ngoại ngữ để các trường biết vị trí hiện tại nhằm mục đích thi đua.
Theo Zing
Bộ trưởng GD&ĐT: 'Chúng ta phải hết sức bình tĩnh' Trước hàng loạt vấn đề được cho là bất cập sau kỳ thi THPT quốc gia 2017, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng xã hội cần nhìn nhận, đánh giá một cách bình tĩnh, thấu đáo. Sáng 11/8, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2016-2017 với giáo dục đại học. Hội nghị được...