3 điểm “chữa lành” gần TPHCM cho người yêu thiên nhiên, thích vận động
Thay vì lựa chọn du lịch nghỉ dưỡng, không ít người lựa chọn leo núi, đi bộ đường dài hay du lịch kết hợp vận động để thư giãn, “ chữa lành”.
Sau thời gian làm việc mệt mỏi, ngồi nhiều giờ trong phòng máy lạnh, nhiều người tìm kiếm những chuyến du lịch trải nghiệm kết hợp vận động với mong muốn hít thở không khí trong lành, cải thiện sức khỏe, thể lực.
Tuy nhiên, nếu chỉ rảnh vào dịp cuối tuần và chưa có nhiều thời gian tập luyện để tham gia các chuyến trekking (du lịch khám phá theo hình thức đi bộ đường dài), bạn có thể tham khảo một số điểm đến gần TPHCM.
3 địa điểm sau đây sẽ đáp ứng được nhu cầu vận động, nhưng tuyến đường không quá khó khăn hay đòi hỏi cao về thể lực, sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.
Núi Ma Thiên Lãnh – Hòn Sơn (Kiên Giang)
Nếu muốn leo núi nhưng lo ngại quãng đường vất vả, du khách có thể chọn đến Hòn Sơn để chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh – một trong 7 ngọn núi trên hòn đảo này.
Bắt đầu từ chân núi, du khách có thể di chuyển bằng bậc thang hoặc đường xi măng. Đây là con đường người dân địa phương thường đi lại để lên rẫy, được xem là khởi đầu dễ dàng cho những người mới bắt đầu leo núi.
Trên đường đi, du khách có thể thong thả ngắm cảnh, tận hưởng khí trời và ghé thăm chùa Phật Lộ Thiên. Khi viếng chùa, du khách có thể tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi.
Sau khi đi hết 1/3 đường lên đỉnh núi, du khách sẽ bước vào đường mòn. Từ đây, đoạn đường khá quanh co, gập ghềnh hơn và có một hang đá phải vượt qua, song cũng không quá gian nan.
Quang cảnh nhìn từ đỉnh núi Ma Thiên Lãnh (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Sau khi qua khỏi hang đá, di chuyển thêm khoảng 15-20 phút sẽ đến được đỉnh núi, du khách cũng có thể ghé qua Sân Tiên – một khoảng trống với nhiều tảng đá lớn, có thể nhìn bao quát mây trời và biển xanh để chụp ảnh.
Một trong những điều khiến du khách ưa chuộng khi khám phá Ma Thiên Lãnh chính là cung đường này nhẹ nhàng, không đòi hỏi quá nhiều về thể lực. Đặc biệt, đường lên núi có nhiều hàng quán, phục vụ du khách những món ăn đặc sản như gà nướng, gà hấp muối sả…
Núi Bà Đen (Tây Ninh)
Núi Bà Đen cao 986m, nằm cách TPHCM khoảng 2 giờ đi xe ô tô, là nơi du khách có thể kết hợp du lịch và cầu nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình.
Ngoài đường cáp treo và đường lên chùa, các đường khác lên đỉnh núi như đường cột điện, đường ống nước… với các cấp độ khó khác nhau, có thể đáp ứng những nhu cầu khác nhau của du khách trong việc thử thách bản thân, trải nghiệm cảm giác chinh phục đỉnh núi.
Đường cột điện là đường có độ khó vừa phải, được đánh giá phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm du lịch thám hiểm, trekking. Đường leo núi này sẽ có đoạn đi theo đường mòn, có đoạn đi theo bậc thang và cũng có những đoạn du khách phải băng qua rừng.
Ngọn núi Bà Đen được mây phủ kín (Ảnh: Tư liệu).
Dù được xem là tuyến đường đơn giản, song nếu lần đầu trải nghiệm lên núi Bà Đen bằng đường cột điện, bạn nên đi theo nhóm để đảm bảo sự an toàn, tránh sự cố hay tai nạn bất ngờ.
Bên cạnh đó, trước khi chinh phục núi Bà Đen bằng đường cột điện, bạn nên tìm hiểu kỹ đoạn đường này. Đây là đường lên núi bằng cách đi theo cột điện, không có quán nước hay trạm dừng, nên du khách nên chuẩn bị đầy đủ nước uống.
Trung bình, với một người có sức khỏe ổn định, thời gian chinh phục núi Bà Đen là khoảng 3 tiếng. Sau khi trải nghiệm hoạt động leo núi, bạn cũng có thể chọn di chuyển xuống núi bằng cáp treo nếu như đã thấm mệt.
Video đang HOT
Vườn quốc gia Cát Tiên
Vườn quốc gia Cát Tiên là khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách TPHCM 150km về phía Bắc.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vé vào cổng Vườn quốc gia Cát Tiên là 60.000 đồng/người, chi phí thuê xe đạp dao động khoảng 100.000-150.000 đồng/chiếc. Du khách có thể tự chuẩn bị thức ăn, nước uống để tiết kiệm cho hành trình xuyên rừng.
Bạn có thể chọn khám phá Vườn quốc gia Cát Tiên bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp, đi trong ngày hoặc lưu lại đây 2 ngày 1 đêm. Trong quá trình di chuyển xuyên rừng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thảm thực vật phong phú, đa dạng, đồng thời hít thở không khí trong lành dưới những tán cây xanh mát.
Anh Công Hậu chụp ảnh lưu niệm tại Thác Trời trong Vườn quốc gia Cát Tiên (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Nguyễn Công Hậu (SN 1995, quận 3) cho biết do làm nhân viên thiết kế, nên mỗi tuần anh chỉ được nghỉ buổi chiều thứ 7 và cả ngày chủ nhật. Vì vậy, anh chọn Vườn quốc gia Cát Tiên để “thư giãn gân cốt”.
“Tôi di chuyển xuyên rừng bằng xe đạp, thăm thú, khám phá sự đa dạng của thảm thực vật và các loài động vật sinh sống trong rừng. Tuy cũng có chút mệt nhưng không đáng kể, rất phù hợp với những người chưa có thời gian rèn luyện sức khỏe từ trước. Thêm nữa, nơi đây gần TPHCM, thuận tiện cho việc đi lại”, anh Hậu nói.
Bản người Sán Chỉ hút khách về 'chữa lành'
Du khách thời gian gần đây đổ về bản làng xã Đại Dực (H.Tiên Yên, Quảng Ninh) để 'chữa lành' khi được đắm say trong làn điệu Soóng Cọ, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng giao lưu với người Sán Chỉ thân thiện, mến khách.
Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi có dịp đến bản Khe Lục (xã Đại Dực, H.Tiên Yên, Quảng Ninh). Nơi đây là bản làng sinh sống của gần 90% người dân tộc Sán Chỉ, với hơn 120 hộ dân.
Cách trung tâm H.Tiên Yên khoảng 20 km, đi trên những con đường mới, đến Đại Dực, du khách có thể ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, bên cạnh là ruộng bậc thang tuyệt đẹp, xa xa là những những bản làng mờ ảo trong sương giăng bảng lảng, thấp thoáng các cô gái người Sán Chỉ xúng xính trong bộ váy dân tộc rực rỡ...
Bản làng người Sán Chỉ tại xã Đại Dực (H.Tiên Yên, Quảng Ninh) với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp
LÃ NGHĨA HIẾU
Người dân địa phương nấu cỗ phục vụ du khách
LÃ NGHĨA HIẾU
Xã Đại Dực là địa điểm "chữa lành" tuyệt vời với du khách, bởi nét văn hóa đặc sắc của vùng đất nơi đây rất phong phú. Du khách tham gia nhiều trải nghiệm, khám phá và làm dày thêm album ảnh của mình như ghé thăm nhà đá cổ, tắm thác Nặm Văn, thác Cô Bảy, leo núi Hoàng Đế, hang Dơi, đồi Tình...
Không những vậy, du khách còn được thưởng thức điệu hát Soóng Cọ làm say đắm lòng người hay lâng lâng trong chén rượu men lá, cùng mâm cơm đậm bản sắc dân tộc với gà nướng, bánh gật gù, mắm cá rìa, ngan đen, cá suối, khau nhục...
Anh Nình A Lộc (bản Khe Lục, xã Đại Dực) cho biết, mấy năm gần đây gia đình anh sửa sang nhà cửa, trồng thêm cây đặc trưng của địa phương như dong riềng, quế... để tạo không gian riêng cho căn nhà mình đón du khách tới tham quan lưu trú.
Mâm cơm do người dân địa phương tự tay chế biến. Hấp dẫn nhất là món gà Tiên Yên trứ danh
LÃ NGHĨA HIẾU
"Người dân tộc địa phương ban đầu rất ngại hát Soóng Cọ trước đám đông thế nhưng sau dần mọi người cùng luyện tập để phục vụ du khách nên đội văn nghệ của bản ai giờ cũng đều tự tin để giao lưu. Chúng tôi mong muốn nét văn hóa của người Sán Chỉ được lan tỏa để bản làng bừng sáng hơn", anh Nình A Lộc chia sẻ.
Cục phó Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc cho rằng, qua khảo sát của tổng cục, H.Tiên Yên hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng tại các xã vùng cao. Tuy nhiên, thời gian tới, địa phương cần đầu tư lớn hơn nữa về hạ tầng, các dịch vụ homestay, ẩm thực, sản phẩm OCOP, hoạt động văn nghệ, thể thao văn hóa...
Đặc biệt, để du lịch cộng đồng phát triển rực rỡ, H.Tiên Yên cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chính địa phương, do người dân tộc Sán Chỉ tham gia theo hướng chuyên nghiệp, gìn giữ bản sắc văn hóa. Quan trọng hơn cả là làm du lịch cộng đồng không được tác động đến môi trường, làm thay đổi bản sắc văn hóa địa phương.
Ngôi nhà gạch đất, lợp ngói âm dương, dài chừng 20 m trở thành điểm du lịch khám văn hóa đặc sắc dành cho du khách khi đến xã Đại Đực
LÃ NGHĨA HIẾU
Căn nhà được đắp đất tưởng đơn giản nhưng rất chắc chắn, cửa ra vào thấp nhỏ có thể tránh nóng vào mùa hè và ấm áp hơn khi đông về
LÃ NGHĨA HIẾU
Du khách thích thú trải nghiệm bên bếp lửa bên bùng trong ngôi nhà cổ
LÃ NGHĨA HIẾU
Chiếc cổng đá độc đáo hàng trăm năm nhưng đến nay không đổ, do người Sán Chỉ tự xây
LÃ NGHĨA HIẾU
Dấu thời gian in rõ từ ngoài sân đến bên trong căn nhà cổ của người Sán Chỉ
LÃ NGHĨA HIẾU
Bà Nình Móc Màu, 75 tuổi, chủ ngôi nhà đá cổ, ngồi đan lát trong căn nhà cổ độc đáo của mình
LÃ NGHĨA HIẾU
Mấy năm gần đây, người Sán Chỉ đầu tư sửa sang khuôn viên để đón khách du lịch đến trải nghiệm
LÃ NGHĨA HIẾU
Du khách đổ về Đại Đực để "chữa lành" khi được tận hưởng không gian yên bình vùng núi rừng
LÃ NGHĨA HIẾU
Không núi rừng bao la nhìn từ một ngôi nhà của người Sán Chỉ
LÃ NGHĨA HIẾU
Có dịp đến Đại Dực vào tháng 4, du khách được chiêm ngưỡng đồi hoa sim bung nở rực rỡ
T.H
Những con suối tự nhiên nước chảy nhỏ, an toàn là địa điểm để du khách giải nhiệt khi hè về
N.H
Người Sán Chỉ tự tay tổ chức các chương trình du lịch cộng đồng gần gũi mang đậm bản sắc văn hóa địa phương
LÃ NGHĨA HIẾU
Những chàng trai, cô gái người Sán Chỉ ngày càng tự tin biểu diễn làn điệu Soóng Cọ phục vụ du khách
Đồi Vọng Cảnh hút khách đến 'chữa lành' sau khi được cải tạo Sau khi được đầu tư, chỉnh trang đang, đồi Vọng Cảnh (TP Huế) thu hút đông đảo người dân, du khách tìm đến để ngắm cảnh, "chữa lành". Đồi Vọng Cảnh nằm giữa hai phường Thủy Xuân và Thủy Biều (TP Huế), ngọn đồi cao 43m, chân đồi tiếp giáp bờ sông Hương. Đứng trên đồi Vọng Cảnh, mọi người được nhìn ngắm...