3 dấu hiệu thần kinh vô cùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ
Động kinh là một bệnh lý của não, do sự phóng lực đồng thời quá mức của một nhóm tế bào thần kinh, bé thường sẽ có những cơn co giật, co cứng, rối loạn cảm giác…
3 dấu hiệu thần kinh vô cùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ ở bé có nhiều cấp độ, có thể nhẹ hoặc nặng. Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở bé có thể khởi phát từ lúc bé vừa chào đời. Khi ấy, bé sơ sinh có những biểu hiện bất thường như:
- Bé không có nhu cầu bú.
- Bé ít hoặc hầu như không khóc.
- Bé ít quấy, ít cựa quậy.
- Bé chậm phản ứng khi có tiếng động.
- Bé chậm phát triển các kỹ năng vận động như lẫy, bò, ngồi, đứng…
Video đang HOT
Một số bé phát triển rất bình thường tới 3 tuổi. Sau đó, mới có những dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ.
Động kinh
Động kinh là một bệnh lý của não, do sự phóng lực đồng thời quá mức của một nhóm tế bào thần kinh.
Bé bị động kinh sẽ có những cơn co giật, co cứng, rối loạn cảm giác, rối loạn tâm thần… Bé có thể đột ngột bị ngã, ngất; không thở được, chân tay co cứng…
Bé xanh tái, răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, sùi bọt mép. Sau đó, bé tỉnh lại nhưng mệt mỏi, không còn nhớ những gì xảy ra.
Những bé động kinh cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị bằng thuốc chống động kinh. Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi xem bé có những hành vi tâm lý bất thường như hay đòi hỏi, tăng động, giảm tập trung, bướng bỉnh… để kịp thời đưa bé đi khám.
U nguyên bào thần kinh
U nguyên bào thần kinh là một loại ung thư phát triển từ các tế bào thần kinh được tìm thấy trong một số khu vực của cơ thể. Bệnh thường phát sinh trong và xung quanh các tuyến thượng thận. Ngoài ra, u nguyên bào thần kinh còn phát triển trong các khu vực khác của bụng, cổ, ngực và xương chậu.
Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi song vẫn có thể xảy ra ở các đối tượng khác. Tốt nhất, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu dưới đây.
Thâm quầng vùng mắt. Việc thức đêm nhiều dễ khiến vùng da quanh mắt trở nên thâm đen. Nó sẽ sớm mất đi nếu bạn nghỉ ngơi hợp lý. Ngược lại, hiện tượng thâm quầng mắt do bệnh gây nên khó có thể mất đi trong thời gian ngắn.
Đau nhức khi vận động. Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp hiện tượng đau nhức khi cố gắng di chuyển các bộ phận như tay chân. U nguyên bào thần kinh thường gặp ở trẻ nhỏ, vì vậy, các bậc phụ huynh cần cố gắng quan sát, theo dõi mới phát hiện ra triệu chứng này.
Xuất hiện khối u bất thường. Những khối u do u nguyên bào thần kinh có thể không gây đau đớn cho bệnh nhân. Dù vậy, bạn vẫn có thể dễ dàng phát hiện ra nhờ màu xanh nhạt đặc trưng ở vùng này.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng như sốt, mệt mỏi, dễ bị bầm tím… Để phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị, nên tiến hành khám sức khỏe càng sớm càng tốt.
Theo Khỏe và đẹp
Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ gần
Chuyện lúc nhớ, lúc quên ngày nay không còn là "thuộc tính" của người già. Theo TS.BS Trần Công Thắng - Phòng khám sa sút trí tuệ, BV Đại học Y Dược TP. HCM cho biết hiện có khoảng 20 - 30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ.
Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ gần
Suy giảm "trí nhớ gần" - chứng bệnh của người bận rộn
Nhiều người xem chuyện nay nhớ mai quên một hai việc là điều bình thường, trong khi đó, đây chính là dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ.
Bước đầu tiên của quá trình hình thành trí nhớ là thông tin được ghi nhận thông qua những giác quan, ví dụ như hình ảnh ghi nhận bằng mắt, tai nghe âm thanh... Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong não. Sau đó, khi con người cần bất cứ thông tin nào, não sẽ giúp "truy xuất" từ kho lưu trữ này.
BS Thắng cho biết: "Ở người trẻ, giảm trí nhớ thường liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Con người ngày nay có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực công việc gây ra nhức đầu, đau nhức vai gáy, mất ngủ, stress... Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và chúng ta không nhớ những chuyện đã xảy ra.
Sự ghi nhận thông tin kém còn có thể do một số bệnh lý như cận thị, khi tầm nhìn bị mờ ảo và có giới hạn. Hoặc khi ghi nhận rồi, quá trình lưu trữ lại bị trục trặc do những sang chấn trong cuộc sống làm tổn thương não như nghiện rượu, chấn thương sọ não".
Chính vì vậy, việc giảm trí nhớ ở người trẻ thường là giảm trí nhớ gần, mới xảy ra hay còn gọi là trí nhớ công việc. Nhiều bệnh nhân thường than phiền với BS rằng, ra khỏi nhà một lúc lại băn khoăn không biết đã đóng cửa sổ chưa, tắt bếp ga, tắt máy tính chưa...
Bên cạnh đó, BS Thắng còn cho biết, việc suy giảm trí nhớ của người trẻ còn do việc lạm dụng các loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm thế hệ cũ Amitryptilin, một số thuốc chữa động kinh cho trẻ em, nhóm thuốc corticoid (nhất là ở bệnh nhân hen suyễn).
Ngoài ra, có những dạng không phải là bệnh lý giảm trí nhớ mà người ta gọi là tật đãng trí. Đó là những người làm gì cũng nhanh, nói nhanh trong một khoảng thời gian ngắn... dẫn đến thông tin vào não nhiều quá, không thể kiểm soát nổi. Nhưng những hiện tượng này không tăng lên theo thời gian.
Cách chữa bệnh suy giảm trí nhớ gần
BS Thắng khuyến cáo: "Khi có các dấu hiệu về giảm trí nhớ gần, cần thăm khám để xác định xem đấy là biểu hiện bình thường hay bệnh lý, suy giảm nhận thức nhẹ hay sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ ở người trẻ (40 - 60 tuổi) có thể do các tổn thương não vì tai nạn giao thông, hoặc do một số thể bệnh Alzheimer có tính chất gia đình hoặc do đột biến gen, hay sa sút trí tuệ do tai biến mạch máu não hoặc nghiện rượu.
Biểu hiện bình thường nếu chỉ thỉnh thoảng mới quên. Suy giảm trí nhớ dạng bệnh lý sẽ thường xuyên xảy ra và tăng dần. Ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể quên hoàn toàn, thậm chí được nhắc vẫn không có ấn tượng".
Về phương pháp điều trị, BS Công Thắng cho biết: "Với loại suy giảm trí nhớ do tuổi tác thì không phải dùng thuốc vì đây là tiến trình tự nhiên của lão hóa. Cần áp dụng một số biện pháp làm giảm ảnh hưởng của việc suy giảm trí nhớ trong sinh hoạt ngày thường và rèn luyện hoạt động trí não.
Với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ do bệnh lý thì cần được điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, với các loại thuốc có hỗ trợ thần kinh làm quá trình nhớ dễ dàng hơn.
Theo Dân Trí
Không phải trẻ nào cũng nên ăn váng sữa Hiện nay, váng sữa trở thành một món ăn quen thuộc đối với những gia đình có trẻ nhỏ, với mục đích cung cấp thêm chất bổ từ sữa cho bé. Ảnh minh họa: Internet BS.CK2.Nguyễn Thị Thu Hậu - TK. Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết về công dụng của váng sữa với trẻ nhỏ. Một số bé...