3 dấu hiệu cho thấy bé đang được ăn quá nhiều, bố mẹ nên chú ý để thay đổi khẩu phần cho con
Khi nuôi con, mẹ nào cũng muốn cho con ăn thật ngon, thật nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là cách nuôi con khoa học.
Phân khô, đi tiêu không đều
Có câu nói, mười người thì chín người mắc bệnh trĩ. Đối với người lớn, trĩ, táo bón là một vấn đề phổ biến. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, đây cũng là vấn đề nan giải. Cha mẹ cho trẻ ăn no, ăn quá nhiều chất sẽ khiến khả năng tiêu hoá của trẻ bị quá tải. Khi nhận thấy bé đi tiêu không đều, phân khô, mẹ nên giảm khẩu phần của bé, cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ thay vì ăn thực phẩm giàu đạm như trước.
Miệng có mùi hôi
Nhiều em bé bị ép ăn quá sẽ mắc chứng khó tiêu. Khi cặn thức ăn không thể đào thải hoàn toàn qua đường ruột, thức ăn sẽ tích tụ lại trong cơ thể bé và sinh ra mùi hôi miệng. Dù bố mẹ có đánh răng cho trẻ cũng vô ích. Vì thức ăn thừa thường tích tụ trong ruột trẻ gây mùi hôi khó chịu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ ăn quá no mà bố mẹ nên chú ý hơn.
Chỉ tăng cân, không tăng chiều cao
Trẻ phát triển toàn diện có nghĩa là cân nặng và chiều cao của bé cần tăng đồng thời. Nếu trẻ chỉ tăng cân mà xương không phát triển có nghĩa là cha mẹ đã cho trẻ ăn quá nhiều và cần dừng lạị. Nếu không trẻ sẽ càng béo hơn.
Phân có mùi hôi
Theo dõi sự bài tiết của trẻ cũng giúp mẹ phát hiện những bất ổn trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu trẻ đi ngoài liên tục và thường xuyên có mùi hôi cũng là một dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang bị quá tải. Điều này cho thấy răng trẻ đang bị ép ăn quá nhiều.
Chướng bụng và quấy khóc
Video đang HOT
Đường ruột của trẻ sẽ phải làm việc nhiều hơn do trẻ ăn quá nhiều dẫn đến tình trạng chướng bụng. Trẻ không thể tiêu hóa hết được lượng sữa đã bú khiến bụng đầy hơi, làm trẻ cảm thấy khó chịu, đau bụng và thường xuyên quấy khóc.
4 ngày liên tiếp bị táo bón, cô gái được đồng nghiệp phát hiện ngất xỉu trong nhà vệ sinh
Sau 4 ngày không thể đi ngoài, cô Mai cảm thấy chướng bụng và đau bụng nên đã nhanh chóng vào nhà vệ sinh trước khi diễn ra cuộc họp.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital chia sẻ về trường hợp cô Mai (30 tuổi) sống tại Đài Loan.
Ngay từ thời sinh viên, cô Mai đã gặp vấn đề về táo bón nên phải sử dụng viên uống bổ sung chất xơ và men tiêu hóa để quá trình đi ngoài diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng thuốc, hiệu quả ngày càng kém và cô Mai phải định kỳ đến phòng khám lấy thuốc làm mềm phân, chỉ cần ngừng sử dụng thì tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng và bệnh nhân phải ngồi trong nhà vệ sinh kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
Ảnh minh họa
Dạo gần đây, do tính chất công việc bận rộn nên cô Mai quên đến phòng khám lấy thuốc và hậu quả là bệnh trở nặng. Một hôm, sau 4 ngày không thể đi ngoài, cô Mai cảm thấy chướng bụng và đau bụng nên đã nhanh chóng vào nhà vệ sinh trước khi diễn ra cuộc họp.
Chẳng ngờ, trước khi cuộc họp kết thúc vẫn không thấy cô Mai xuất hiện nên đồng nghiệp đã vào nhà vệ sinh tìm và phát hiện cửa khóa trái, cô Mai ngã sấp trong vũng máu. Đồng nghiệp sợ hãi lập tức phá cửa và phát hiện khóe mắt của cô Mai có một vết xước, nửa cơ thể dưới vẫn chưa mặc quần nên lập tức gọi xe cứu thương đưa đến bệnh viện điều trị.
Sau khi cô Mai tỉnh lại đã tường thuật mọi chuyện, hóa ra vì muốn nhanh chóng giải quyết tình trạng táo bón trước khi cuộc họp diễn ra, cô Mai trong trạng thái căng thẳng kèm với gắng sức quá mức đã dẫn đến tình trạng mất ý thức.
Bác sĩ Trương cho biết: "Khi bệnh nhân gắng sức quá mức sẽ xảy ra bệnh lý tăng phản xạ tự phát. Thời điểm này, tình trạng co máu khiến lưu lượng máu không cung cấp đủ cho não khiến bệnh nhân dễ bị ngất xỉu, thông thường người bệnh có thể tỉnh lại sau 1 - 2 phút, nhưng trường hợp cô Mai không may mắn bởi khi ngất xỉu, cô Mai đã đập đầu về phía cửa khiến máu tuôn chảy không ngừng nên thời gian hôn mê cũng kéo dài".
Bác sĩ Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa - Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital
Bác sĩ Trần Long, khoa Thần kinh, bệnh viện Zhongda Hospital Southeast Universtiy thông tin thêm về một trường hợp khác. Đó là một bệnh nhân nam mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng có nguy cơ ngất xỉu trong nhà vệ sinh. Khi bệnh nhân bật dậy khỏi chiếc giường ấm áp và đi tiểu trong đêm đông lạnh giá, bệnh nhân đột ngột bất tỉnh khi đang đứng tiểu, bởi lúc này lượng nước lớn đột ngột xuất ra khỏi cơ thể khiến lưu lượng máu chưa kịp trở về tim, gây ra tình trạng thiếu máu cung cấp cho não nên bệnh nhân dễ bị ngất xỉu.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, nam giới khi đi tiểu tốt nhất nên chọn tư thế ngồi trên bồn cầu như chị em phụ nữ để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Những biểu hiện của bệnh tăng phản xạ tự phát bao gồm
Huyết áp cao (lớn hơn 200/100).
Đau đầu như búa bổ, mặt đỏ bừng.
Đổ mồ hôi nhiều hơn mức độ của bệnh lý tổn thương cột sống.
Nghẹt mũi, buồn nôn.
Mạch chậm, ít hơn 60 nhịp một phút.
Sởn gai ốc thấp hơn mức độ của bệnh lý tổn thương cột sống.
Nguyên nhân gây nên bệnh tăng phản xạ tự phát
Là do một sự kích thích thấp hơn mức độ thương tổn, thường liên quan tới chức năng của bàng quang và đại tràng. Trong số đó có những nguyên nhân sau:
Tức bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ống thông đường tiểu bị tắc.
Túi đựng nước tiểu đầy tràn.
Đại tràng sưng phồng hoặc co thắt.
Táo bón/phân đóng chặt.
Trĩ hoặc nhiễm trùng hậu môn.
Da bị nhiễm trùng hoặc sưng tấy, các vết đứt, vết thâm, vết trầy.
Những điểm loét do áp lực tỳ (loét do tư thế nằm).
Móng mọc vào da.
Các vết bỏng (kể cả do cháy nắng, bỏng do nước nóng).
Quần áo chật hoặc hạn chế cử động.
Hoạt động tình dục.
Thống kinh.
Chuyển dạ và sinh con.
Những bệnh lý ở phần bụng (loét dạ dày, viêm ruột kết, viêm màng bụng).
Gãy xương.
Lưu ý 3 thời điểm không nên cho trẻ uống nước vì cực hại sức khỏe Việc uống nước không đúng thời điểm sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nên cha mẹ cần chú ý. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, 3 thời điểm sau tốt nhất không nên khuyến khích trẻ uống nước vì có thể gây hại dạ dày: Ảnh minh họa Không uống nước ngay sau ăn Việc cho trẻ...