3 chiến lược có thể kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm
Cắt giảm lượng carbohydrate dư thừa, tăng lượng chất béo lành mạnh và protein, vận động thường xuyên là 3 chiến lược có thể kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm.
Theo Tiến sĩ Apurva Sawwant, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe phòng ngừa bệnh tiểu đường ở Ấn Độ, 3 chiến lược đơn giản này có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn duy trì vóc dáng và năng động trong thời gian dài.
Cắt thực phẩm chế biến và các bữa ăn sẵn, cùng với luyện tập thường xuyên giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Hiện bệnh tiểu đường đã tăng đều đặn ở trên toàn thế giới trong ba thập kỷ qua. Không chỉ số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang tăng lên mà nó còn ở độ tuổi trẻ hơn.
Do đó, các chuyên gia trên khắp thế giới khuyên mọi người hãy thực hiện chiến lược này để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm.
Cắt giảm lượng carbohydrate dư thừa
Bạn cần cắt thực phẩm chế biến và các bữa ăn sẵn. Mặc dù những thực phẩm này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, nhưng chúng cũng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Khi chúng ta tiêu thụ những thực phẩm này vô tình nạp nhiều carbohydrate hơn mức cơ thể cần hoặc có thể xử lý trong một ngày.
Chuyên gia dinh dưỡng Shikha cho biết, “Phần lớn chúng ta có cuộc sống ít vận động và chúng ta không cần nhiều hơn ba khẩu phần carbohydrate mỗi ngày”.
Video đang HOT
Do đó, bạn nên bổ sung các loại carbohydrate lành mạnh như kê, yến mạch và thậm chí cả gạo vào chế độ ăn hàng ngày của bạn, thay vì lựa chọn thực phẩm mua ở cửa hàng.
Tăng lượng chất béo lành mạnh và protein
Bạn phải chọn đúng loại chất béo để cung cấp đủ chất dinh dưỡng đa lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh lượng protein hấp thụ đủ để “giữ lượng đường trong máu ổn định”.
Chuyên gia cũng khuyên bạn nên kết hợp carbohydrate với protein và chất béo lành mạnh, bao gồm dầu dừa, quả bơ, hạt siêu cấp, các loại hạt, dừa và nhiều loại khác.
Vận động cơ thể thường xuyên
Vận động thường xuyên là mẹo đơn giản nhất để duy trì lối sống lành mạnh. Nó cũng là cách tốt nhất để đốt cháy năng lượng mà bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Sự kết hợp giữa tập luyện sức mạnh và tim mạch sẽ giúp tăng độ nhạy insulin khi cơ bắp hấp thụ glucose trong máu, duy trì lượng đường trong máu. Từ đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường khởi phát sớm.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường khởi phát sớm?
Bệnh tiểu đường là vấn đề liên quan đến lối sống xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng glucose trong cơ thể.
Trong khi những người từ 40 tuổi trở lên được coi là có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, thì bệnh tiểu đường khởi phát sớm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai dưới 40 tuổi hoặc thậm chí chỉ 18 tuổi.
Theo các chuyên gia y tế, quá trình hình thành gen đóng vai trò chính trong nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Không chỉ vậy, lối sống ít vận động kết hợp với thói quen ăn uống không lành mạnh, ngủ kém và căng thẳng cao là một số lý do chính dẫn đến bị bệnh tiểu đường sớm.
5 Sai lầm vào giờ ăn trưa mà người bệnh tiểu đường nên tránh
Không có một bữa ăn cân bằng, thời gian ăn bữa trưa không cố định, ăn đồ chiên... là những sai lầm mà người bệnh tiểu đường nên tránh để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Nhiều người trong chúng ta thường chú ý đến những gì chúng ta ăn vào buổi sáng và buổi tối, nhưng không chú ý nhiều vào bữa ăn trưa. Người bị bệnh tiểu đường cần phải thận trọng với những gì họ ăn hoặc uống, vì một số loại thực phẩm có thể gây ra sự gia tăng đột biến nhanh chóng lượng đường trong máu.
Không có một bữa ăn cân bằng, thời gian ăn bữa trưa không cố định, ăn đồ chiên... là những sai lầm mà người bệnh tiểu đường nên tránh để kiểm soát bệnh tốt hơn. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Để tránh rơi vào tình huống như vậy thì dưới đây là 5 sai lầm khi ăn trưa cần tránh nếu bạn bị bệnh tiểu đường.
Không có một bữa ăn cân bằng
Khi ăn bữa trưa, hãy đảm bảo rằng đĩa thức ăn của bạn được cân bằng với tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó phải chứa một lượng chất xơ, protein và carbohydrate bằng nhau. Đặc biệt là carbohydrate có lợi, nhưng chỉ khi bạn chọn những loại lành mạnh hơn.
Những lựa chọn tốt nhất cho bạn là diêm mạch, gạo lứt và yến mạch. Khi bạn có một bữa ăn cân bằng, lượng đường trong máu của bạn sẽ được kiểm soát và nó đặc biệt tốt cho người đang bị bệnh tiểu đường.
Kết hợp bữa ăn của bạn với chutney ngọt/papad
Đối với nhiều người trong chúng ta, chutney và papad (những loại hoa quả ở dạng mứt hoặc nước sốt tương) là những món không thể thiếu trong bữa trưa. Tuy nhiên, đừng quên rằng cả hai đều có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và người bị bệnh tiểu đường nên tránh.
Ăn chutney cay thì không sao, nhưng tránh xa chutney ngọt vì chúng có thể làm tình trạng của người bị bệnh tiểu đường tệ hơn. Mặt khác, papad làm từ bột tinh chế và chiên ngập dầu là lựa chọn không lành mạnh cho bữa trưa, đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường.
Thời gian ăn bữa trưa không cố định
Bạn cũng nên có một thời gian cố định cho bữa trưa. Thực hiện theo cách này sẽ giúp cơ thể bạn quen với thói quen và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến. Đặc biệt với những ai bị bệnh tiểu đường sẽ không tốt.
Ăn đồ chiên
Một thứ khác cần tránh hoàn toàn trong giờ ăn trưa là đồ chiên để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Đồ chiên được nấu trong nhiều dầu và thường có nhiều muối, khiến chúng không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Tránh tiêu thụ những thực phẩm như kofte (thịt viên chế biến sẵn) để kiểm soát lượng đường trong máu. Thay vào đó, hãy làm cho bữa trưa của bạn bổ dưỡng bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và giàu protein.
Ăn đồ ăn/uống có đường
Cũng giống như không nên ăn sốt ngọt trong bữa trưa, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống có đường khác. Bao gồm các loại trái cây như xoài, vải, dưa chua ngọt, mít ngọt...
Tất cả những thứ này đều chứa nhiều đường - thứ mà chúng ta muốn tránh trong chế độ ăn kiêng đối với bệnh tiểu đường. Có vẻ như nó không tạo ra nhiều khác biệt, nhưng thực tế là có.
5 thói quen mà người bệnh tiểu đường nên tránh khi ăn tối để có sức khỏe tốt hơn Loại thực phẩm chúng ta ăn vào bữa tối đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường, việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn trên bàn ăn là điều cần thiết. Một số loại thực phẩm và đồ uống nhất định có thể làm tăng lượng...