3 cách loại bỏ vết chai trên chân, tay hiệu quả
Chọn 1 trong những công thức dưới đây giúp bạn loại bỏ vết chai trên tay chân vô cùng đơn giản.
Bạn có thể loại bỏ vết chai tay tại nhà hiệu quả. Nguồn ảnh: Internet
Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng, ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển.
Chai không có nút sừng trung tâm và xuất hiện nhiều hơn. Chúng thường xuất hiện trên bàn tay hoặc bàn chân, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác, đặc biệt là ở người có nghề nghiệp không tránh được chấn thương lặp lại ở một khu vực cụ thể
Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.
Thủ phạm gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động.
Video đang HOT
Thủ phạm gây chai ở chân tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động, giầy dép…
Những chỗ thường xuyên tiếp xúc và cọ sát với một vật nào đó lâu ngày sẽ xuất hiện chai ở điểm tiếp xúc. Thủ phạm gây chai bàn chân thường là giày, dép, hoặc chính là xương các ngón chân ép sát vào nhau khi đi giày. Ngoài ra, gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động.
Giấm táo
Các chuyên gia tại chuyên trang sức khỏe Healthline đánh giá, một trong những phương pháp giúp loại bỏ lớp da cứng ở vết chai là sử dụng giấm táo. Theo đó, hãy pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 1 giấm táo, 2 nước rồi ngâm tay từ 20 đến 30 phút.
Sau khi ngâm xong, lau khô tay rồi dùng bàn chải lông cứng chà sát hoặc dùng kéo loại bỏ dần vết chai. Cũng lưu ý, chỉ nên chà hoặc cắt bỏ vết chai tay khi nó đã mềm còn nếu vết chai vẫn cứng hãy ngâm tiếp vào những lần sau cho đến khi có thể loại bỏ hoàn toàn.
Đá bọt
Không nhiều người biết đến công dụng của đá bọt nhưng chúng mang lại hiệu quả khá bất ngờ trong việc loại bỏ vết chai tay. Đầu tiên hãy ngâm tay trong nước ấm rồi kế đến, chà xát khu vực chai sạn theo chuyển động tròn với đá bọt khoảng 1 đến 2 phút.
Lặp lại cách làm trên từ 5 – 7 ngày liên tục cho đến khi vết chai mềm hẳn rồi tiến hành loại bỏ bằng cách nhẹ nhàng cắt bỏ.
Dầu ô liu được biết đến với nhiều công dụng thần kỳ trong việc làm đẹp như: dưỡng tóc, làm mềm và dưỡng ẩm cho da,… Chính vì thế, nhiều chị em còn lựa chọn dầu ô liu trong việc dưỡng ẩm cho đôi tay, làm giảm các vết chai sạn. Bởi trong dầu ô liu có chứa hàm lượng vitamin E có tác dụng cải thiện tình trạng da khô ráp, chai sạn.
Tuy có hiệu quả cao trong việc điều trị nhưng phương pháp này lại được thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhỏ 2 – 3 tinh dầu ô liu vào lòng bàn tay, thoa đều và mát xa trong vòng 3 – 5 phút. Cuối cùng là rửa tay với nước ấm và lau khô tay. Chỉ sau vài lần thực hiện, chắc chắn bạn sẽ thấy rõ hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
2 cách tự nhiên giúp trị vảy nến trên da đầu hiệu quả
Bạn bị vảy nến trên da đầu thì hãy chú ý những liệu pháp từ thiên nhiên dưới đây nhé.
Bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh vẩy nến là một tình trạng các tế bào da tích tụ trên bề mặt da. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh vẩy nến là một tình trạng các tế bào da tích tụ trên bề mặt da. Sự tích tụ này dẫn đến các mảng bong tróc, màu đỏ bạc và ngứa. Đôi khi những mảng đỏ này có thể gây đau đớn, nứt và chảy máu. Thông thường, tình trạng này ảnh hưởng đến da đầu, trán, sau tai và cổ. Trong trường hợp này, nó được gọi là bệnh vẩy nến da đầu.
Bệnh vẩy nến da đầu là một tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó có xu hướng đến và đi theo thời gian. Thông thường, nó kích hoạt hoặc trở nên tồi tệ hơn bởi các yếu tố nhất định như: Căng thẳng, uống rượu, hút thuốc.
Bệnh vẩy nến da đầu cần được theo dõi và điều trị. Bệnh vẩy nến da đầu có thể gây ra tình trạng viêm mãn tính, thường xuất hiện với các vấn đề sức khỏe khác như: kháng insulin, viêm khớp, béo phì, cholesterol cao, bệnh tim. Hầu hết các bác sĩ khuyên dùng thuốc bôi, liệu pháp ánh sáng và thuốc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể để điều trị bệnh vẩy nến da đầu. Nó có thể kết hợp điều trị y tế với các biện pháp khắc phục tại nhà để giảm các triệu chứng bệnh vẩy nến da đầu.
Dầu ô liu giúp làm bong tróc vẩy nến da đầu
BS Soheil Simzar (chuyên khoa da liễu), trường Y Geffen thuộc Đại học California ở Los Angeles cho biết, dầu ô liu không chỉ là một phần quan trọng của chế độ ăn Địa Trung Hải lành mạnh mà còn mang lại lợi ích cho những người bị bệnh vẩy nến da đầu, giúp làm giảm bong tróc vẩy.
Chỉ cần xoa bóp trực tiếp 1 hoặc 2 muỗng canh dầu vào da đầu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến, để từ 10 phút đến qua đêm (nhớ đội mũ tắm để giữ cho áo gối sạch sẽ khi nằm). Dùng lược răng thưa nhẹ nhàng loại bỏ lớp vảy bong tróc, sau đó gội sạch đầu.
Giấm táo có thể làm giảm ngứa
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, giấm táo có thể làm dịu sự kích ứng, giúp giảm ngứa da đầu và loại bỏ vảy nến.
Chuẩn bị hỗn hợp gồm 1 đến 2 phần nước và 1 phần giấm, sau đó thấm lên da đầu vài lần một tuần trong 10 phút.
Dùng lược chải nhẹ để loại bỏ vảy, sau đó gội và xả như bình thường.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị tại nhà này không dành cho tất cả mọi người. Không sử dụng đối với các trường hợp có da đầu của bạn bị nứt hoặc chảy máu. Tiến sĩ Simzar cảnh báo.
5 biện pháp tự nhiên chữa vẩy nến da đầu Bí quyết làm dịu da đầu ngứa và bong tróc do vẩy nến có thể nằm trong bếp của bạn. Hãy cùng thử nghiệm với các biện pháp tự nhiên này... Ngứa da đầu là triệu chứng phổ biến của người mắc vẩy nến da đầu. Điều này khiến người bệnh phải gãi dễ gây nhiễm trùng và gây biến chứng. Theo Tổ...