28 bệnh nhân của ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất khỏi COVID-19
Thông tin từ Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP.HCM), có 28/35 người của ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất được chữa khỏi COVID-19.
Chiều 23/2, hai người liên quan ổ dịch sân bay Tân Sơn Nhất điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi được công bố khỏi COVID-19, nâng tổng số ca bệnh ở ổ dịch này được chữa khỏi lên 28 người.
Hiện bệnh viện còn điều trị 7 người liên quan sân bay Tân Sơn Nhất và 11 ca COVID-19 khác. Các trường hợp khỏi COVID-19 được tiếp tục theo dõi theo quy định.
(Ảnh minh họa: Mai Thy)
Hôm qua, 22 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi cũng được công bố khỏi COVID-19, bao gồm các bệnh nhân cụm dịch Tân Sơn Nhất và bệnh nhân nhập cảnh.
12 ngày qua, TP.HCM không ghi nhận trường hợp lây nhiễm mới trong cộng đồng. Cụm dịch 35 ca liên quan đội bốc xếp, giám sát hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được kiểm soát.
Video đang HOT
TP.HCM tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm giám sát theo quy định đối với thành viên các tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại Thành phố; Xét nghiệm đối với bệnh nhân COVID-19 sau xuất viện, người cách ly tập trung, người sau cách ly về cư trú tại thành phố.
Cơ quan y tế lấy mẫu xét nghiệm giám sát nhân viên y tế, các quần thề cộng đồng có tiếp xúc/giao lưu nhiều, các trường hợp có triệu chứng để đánh giá nguy cơ lây nhiễm; đồng thời tổ chức rà soát, đánh giá, xét nghiệm giám sát đối với các chuyên gia nhập cảnh từ 1/1/2021 đang làm việc tại thành phố.
TP.HCM kiểm tra, giám sát các khu cách ly tại khách sạn, tại bệnh viện, các khu cách ly tập trung của quận huyện, khu cách ly của thành phố; Triển khai thực hiện cách ly người nhập cảnh theo quy định; Giám sát người sau khi hoàn thành cách ly tập trung về cư trú tại Thành phố; Giám sát bệnh nhân sau xuất viện theo quy định.
Thành phố cũng tiếp tục giám sát người từ vùng dịch trong nước đến TP.HCM sau Tết Nguyên đán; tiếp nhận khai báo y tế, lấy mẫu ngẫu nhiên người từ các tỉnh thành khác về thành phố tại sân bay, ga tàu, bến xe, trạm y tế, khu công nghiệp – khu chế xuất – doanh nghiệp.
Kịch bản TP HCM phát hiện 500 bệnh nhân Covid-19
Sở Y tế TP HCM đã xây dựng kịch bản ứng phó tình huống xuất hiện đến 500 ca Covid-19, chuẩn bị huy động 3.258 giường bệnh, 192 máy thở.
Thành phố đang điều trị 43 ca Covid-19, gồm cả lây nhiễm trong cộng đồng và nhập cảnh. Cụm dịch sân bay Tân Sơn Nhất được xem là lớn nhất thành phố kể từ năm 2020 đến nay, với kỷ lục ghi nhận 25 ca dương tính một ngày. 9 ngày qua không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, nhiều chuyên gia y tế tình hình dịch ở TP HCM đã được kiểm soát tốt.
Mặc dù vậy, theo Sở Y tế, tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành y tế phải luôn sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp khi dịch bệnh bùng phát. Vì thế, Sở đã xây dựng kế hoạch thu dung điều trị với ba kịch bản gồm dưới 100, từ 100 đến 200 và dưới 500ca dương tính.
Khu điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi luôn được duy trì hoạt động, sẵn sàng đón bệnh nhân 24/24 giờ. Ảnh: Thư Anh.
Tình huống một là thành phố ghi nhận dưới 100 ca dương tính, kèm tối đa 870 trường hợp nghi nhiễm, có triệu chứng cần cách ly điều trị và tối đa 32 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức. Khi ấy, sẽ có bốn bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân, gồm các bệnh viện Dã chiến Củ Chi, Điều trị Covid-19 Cần Giờ, Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng Thành phố. Tổng số giường là 970, trong đó có 32 giường hồi sức, 37 giường đặt trong buồng áp lực âm và 42 máy thở.
Tình huống hai , số ca nhiễm tăng từ 100 đến 200 ca. Khi ấy, chuỗi tiếp xúc truy vết sẽ kèm tối đa 1.244 trường hợp nghi nhiễm, có triệu chứng cần cách ly điều trị, tối đa 86 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức. Bốn bệnh viện trên sẽ tăng công suất giường lên tối đa. Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ tham gia hỗ trợ. Như vậy có thể huy động được tổng cộng 1.444 giường bệnh, trong đó có 86 giường hồi sức, 59 giường đặt trong buồng áp lực âm và 86 máy thở.
Đặc biệt, kịch bản dịch bùng lớn , toàn thành phố ghi nhận 200-500 bệnh nhân, kèm tối đa 2.785 trường hợp nghi nhiễm, có triệu chứng cần cách ly điều trị, tối đa 172 trường hợp bệnh nặng cần hồi sức. Khi thành phố đã sử dụng hết cơ số giường tại các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19, Sở Y tế sẽ huy động tất cả số giường tại khu cách ly của các bệnh viện còn lại. Theo đó, tổng số giường có thể đạt 3.258, gồm 172 giường hồi sức, 82 giường đặt trong buồng áp lực âm và 192 máy thở.
Một phòng áp lực âm ở Bệnh viện Dã chiến Củ Chi. Tại đây, Nhân viên y tế có thể trao đổi với người bệnh qua hệ thống camera. Ảnh: Sở Y tế TP HCM.
Hiện, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi và Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ là hai cơ sở chủ lực, điều trị các bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ (không cần hỗ trợ hô hấp) với quy mô 900 giường. Nhân sự chủ yếu từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và luân phiên từ các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế do Sở Y tế điều phối. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là "át chủ bài" sẵn sàng 10 giường hồi sức tích cực, kỹ thuật ECMO nếu có bệnh nhân nặng. Trung tâm Cấp cứu 115 chịu trách nhiệm vận chuyển bệnh nhân nặng.
Ngoài ra, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tuân thủ nghiêm các quy định phòng và kiểm soát lây nhiễm nCoV, tăng cường thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế. Đồng thời, những bệnh viện nào chưa được công nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định nCoV bằng RT-PCR cần nhanh chóng nâng cấp năng lực, hoàn chỉnh hồ sơ gửi lên Viện Pasteur TP HCM.
Ngày 9/2, tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết thành phố đã dự trữ đầy đủ các sinh phẩm, test kit xét nghiệm, đảm bảo năng lực xét nghiệm từ 30.000 đến 40.000 mẫu đơn trong 24 giờ. Nếu thực hiện mẫu gộp có thể nâng công suất lên 120.000-150.000 mẫu mỗi ngày. Thậm chí, nếu gộp 8-16 mẫu mỗi xét nghiệm, thì có thể là 300.000 đến 400.000 mẫu.
Từ đầu dịch đến nay, thành phố đã chủ trương huy động tối đa mọi nguồn lực sẵn có tại các cơ sở y tế trên toàn địa bàn, hạn chế mua, cấp mới. Do đó, khi cần, Sở Y tế sẽ huy động trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, phương tiện phòng hộ cá nhân sẵn có, đảm bảo đủ điều kiện hoạt động cho các bệnh viện được chỉ định thu dung, điều trị Covid-19. Về nhân sự, các bệnh viện cũng chủ động sẵn sàng, nhất là đội ngũ y tế chuyên ngành hồi sức tích cực, truyền nhiễm, xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn.
Riêng Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Sở Y tế, thành lập Tổ chuyên gia điều trị, tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện trong tiếp nhận, điều trị các trường hợp nặng cần hồi sức cấp cứu.
Trong các đợt dịch trước, TP HCM đã nhiều lần lên kịch bản cho những tình huống tương tự, song chưa khi nào cần dùng tới. Đợt dịch Đà Nẵng, toàn thành phố ghi nhận 8 ca, đợt dịch Hải Dương ghi nhận một ca lây nhiễm trong cộng đồng. Chuỗi lây nhiễm từ sân bay Tân Sơn Nhất đã được xác định từ một nguồn riêng, với biến thể Rwanda, châu Phi.
Hai đặc điểm nổi bật của chùm ca bệnh tại sân bay Tân Sơn Nhất Qua thời gian điều trị và kết quả xét nghiệm Covid-19, ngành y tế TP.HCM chưa ghi nhận trường hợp nào có dấu hiệu bệnh nặng. Từ đợt bùng phát dịch tại Hải Dương (27/1) đến trưa ngày 14/2, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 36 ca mắc Covid-19. Trong đó, 35 trường hợp là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất và người...