26 trường đại học tăng học phí năm 2022-2023
ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Dược Hà Nội và nhiều trường khác đã thông báo tăng học phí từ khóa tuyển sinh năm 2022.
ĐH Luật TP.HCM là trường đại học công lập thực hiện hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn nên học phí của người học được nhà trường xây dựng theo nguyên tắc từng bước tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021, mức thu học phí đối với sinh viên trình độ đại học của trường được thu theo lộ trình được quy định tại Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 18/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của ĐH Luật TP.HCM.
Để nhanh chóng đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận nền giáo dục đại học của các 31 nước phát triển trong khu vực, ĐH Luật TP.HCM đã xây dựng đề án học phí của năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, nhằm đảm bảo đủ nguồn lực để đạt được mục tiêu vừa nêu, mức thu học phí đối với sinh viên chính quy trình độ đại học (đối với khóa tuyển sinh năm 2022) cụ thể như sau:
Hệ chất lượng cao ngành Luật, giảng dạy bằng Tiếng Anh của trường sẽ có học phí cao nhất. Năm học 2022-2023, học phí của ngành này là 165 triệu đồng. Đến năm học 2025-2026, con số tăng lên 219,7 triệu đồng.
Trước đó, ở năm học 2021-2022, ĐH Luật TP.HCM vẫn giữ nguyên mức thu học phí của năm học 2020-2021 để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh và sinh viên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các đợt thiên tai bão lũ ở nhiều địa phương.
Thời điểm đó, học phí của thí sinh đã tốt nghiệp THPT ở lớp đại trà (ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị – Luật và Quản trị kinh doanh) là 18 triệu đồng/sinh viên; lớp đại trà ngành Anh văn pháp lý là 36 triệu đồng/sinh viên; lớp chất lượng cao ngành Luật và ngành Quản trị kinh doanh là 45 triệu đồng/sinh viên; lớp chất lượng cao ngành Quản trị – Luật học phí là 49,5 triệu đồng/sinh viên.
ĐH Kinh tế TP.HCM cũng thông báo thay đổi mức thu học phí chương trình chuẩn và lộ trình học phí dự kiến của khóa tuyển sinh năm 2022 như sau:
Năm học 2021-2022, mức thu học phí chương trình chuẩn và lộ trình học phí dự kiến của ĐH Kinh tế TP.HCM thấp hơn, cụ thể là:
Video đang HOT
Năm học 2021-2022, học phí dự kiến với sinh viên chính quy chương trình đại trà của ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) là 25 triệu đồng/năm học. Tuy nhiên, đến năm học 2022-2023, học phí đối với sinh viên chính quy chương trình đại trà của trường đã tăng lên 29 triệu đồng/năm với lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm như sau:
ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng đã thông báo mức học phí năm học 2022-2023. Trong đó, ở hệ đào tạo đại học chính quy, học phí chương trình đại trà của trường là 21,5 triệu đồng/năm học. Chương trình chất lượng cao có học phí là 33,8 triệu đồng. Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh thu 50,9 triệu đồng/năm học.
Năm học 2020-2021, mức học phí đối với chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh của trường là 46,3 triệu đồng/năm học.
Mức thu học phí ở các hệ đào tạo của ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm 2022-2023 là:
Đề án tuyển sinh năm 2021 của ĐH Y Dược Hải Phòng thông tin mức học phí là 14,3 triệu đồng/năm học/sinh viên. Đến năm học 2022-2023, mức học phí này đã thay đổi sang đơn vị đồng/tháng/sinh viên, cụ thể như sau:
ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên) cũng công bố lộ trình tăng học phí từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026 đối với sinh viên chính quy (đơn vị tính là nghìn đồng/sinh viên/tháng) là:
Trước đó, năm học 2021-2022 được ĐH Y Dược (ĐH Thái Nguyên) công bố mức thu học phí là 1.430.000 đồng/tháng/người.
Năm ngoái, ĐH Dược Hà Nội cũng áp dụng học phí là 1.430.000 đồng/tháng đối với sinh viên hệ đại học chính quy. Đến năm học 2022-2023, nhà trường đã thông báo mức thu khác.
Cụ thể, đối với hệ đại trà, ngành Dược học áp dụng mức thu học phí 24,5 triệu đồng/năm. Ngành Hóa dược thu 18,5 triệu đồng/năm. Ngành Công nghệ sinh học và ngành Hóa học áp dụng mức thu 13,5 triệu đồng/năm.
Ở hệ chất lượng cao, mức học phí được ĐH Dược Hà Nội công bố là 45 triệu đồng/năm.
Ngoài ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Y Dược Hải Phòng, ĐH Y Dược (Thái Nguyên), ĐH Dược Hà Nội, nhiều trường khác cũng đã áp dụng khung học phí mới từ năm học 2022-2023. Dưới đây là danh sách các trường tăng học phí năm học 2022-2023 (bấm vào từng trường để xem):
Thí sinh đắn đo sắp xếp nguyện vọng khi học phí đại học tăng vọt
Theo kế hoạch, chỉ còn ít ngày nữa là đến thời gian thí sinh đăng kí nguyện vọng xét tuyển đại học.
Bên cạnh băn khoăn trong cách đăng ký nguyện vọng, nhiều thí sinh đắn đo, cân nhắc không biết chọn nguyện vọng thế nào khi học phí các trường đại học trong năm học tới tăng vọt.
Nỗi lo học phí
Năm học 2022-2023 tới đây, hàng loạt các trường đồng loạt thông báo tăng học phí so với năm học trước, trong đó có trường dự kiến mức học phí sẽ tăng gấp đôi.
Điều này không chỉ gây áp lực cho các em sinh viên mà nhiều thí sinh vừa hoàn thành xong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đắn đo, cân nhắc trong việc chọn nguyện vọng đại học.
Mong muốn trở thành sinh viên Học viện Tài chính nhưng em Trịnh Hoàng Quỳnh Phương, học sinh lớp 12A4, Trường THPT Bắc Kạn (Bắc Kạn) đang suy nghĩ có nên đặt nguyện vọng 1 vào trường này hay không.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội.
Sở dĩ có băn khoăn này bởi theo tìm hiểu của Phương, năm học tới đấy, mức học phí của trường sẽ tăng so với năm học trước. Cụ thể, mức học phí hệ đại học chính quy năm 2022 - 2023 là 15 triệu đồng. Cũng trong năm học tới, học phí được điều chỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không vượt quá 10% mỗi năm học. Chương trình chất lượng cao là 45 triệu đồng/sinh viên/năm học.
"Em lo lắng về áp lực tài chính trong suốt thời gian học đại học. Bởi ngoài học phí, em sẽ còn rất nhiều khoản chi phí khác nhau: thuê nhà trọ, tiền sinh hoạt hàng tháng... Em đang tính toán trong việc lựa chọn Học viện Tài chính hay Học viện Ngân hàng", Phương cho hay.
Tham khảo hàng loạt đề án tuyển sinh của các trường, em Trần Thị Tố Uyên, học sinh lớp 12, Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn) cho biết, em sẽ lựa chọn ngành học có mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.
Dù ấp ủ giấc mơ trở thành một nhà báo và dự định đăng ký nguyện vọng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tuy nhiên, Uyên đang đắn đo không biết có nên đăng ký xét tuyển vào trường này hay không khi nhận thông tin mức học phí năm học tới sẽ tăng đáng kể so với năm trước.
Năm 2022, ngoài các các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị được miễn học phí, các ngành khác hệ đại trà của Học viện Báo chí và Tuyên truyền tăng từ 276.000 đồng/tín chỉ (chương trình toàn khóa 143 tín chỉ) lên 440.559 đồng/tín chỉ; hệ chất lượng cao tăng từ 771.200 đồng/tín chỉ lên 1.321.677 đồng/tín chỉ.
Uyên cho hay: "Chi phí sinh hoạt ở Thủ đô rất đắt đỏ, trong khi tiền học phí tăng mạnh, em sợ bản thân không tự gồng gánh được. Thế nên em đang cân nhắc sắp xếp nguyện vọng xét tuyển vào các trường".
Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ sinh viên
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng là một trong số trường đại học dự kiến tăng mức học phí trong năm học tới. PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học này, trường dự kiến tăng mức học phí nhưng so với năm học trước tăng không đáng kể.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền nhìn nhận, việc tăng học phí của các trường đại học trong năm học tới là cần thiết. Ông Điền cũng bày tỏ mong muốn xã hội nên nhìn nhận vấn đề từ hai phía.
Về phía các trường đại học, thời gian qua cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Việc tăng học phí sẽ giúp các trường giữ chân các giảng viên giỏi, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo... Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho rằng mức tăng học phí cần hài hòa.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2022.
Để giải bài toán học phí cho sinh viên nghèo, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, bên cạnh quỹ học bổng, các trường cần đẩy mạnh chính sách tín dụng. Hiện, sinh viên của trường được vay vốn tối đa tới 4 triệu đồng/tháng. Số vốn vay sẽ được các em hoàn trả dần sau khi ra trường.
Năm 2022, Bộ GDĐT quy định, sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, từ ngày 22/7 đến 20/8, thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và mọi nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển đều đăng ký thống nhất trên hệ thống chung của Bộ GDĐT.
Theo quy định, trong khoảng thời gian này, thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng không giới hạn số lần. TS Trần Khắc Thạc, Phó trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy Lợi đưa ra lời khuyên, thí sinh khi đăng ký xét tuyển hay điều chỉnh nguyện vọng nên ưu tiên các nguyên vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức tuyển sinh sớm, sơ tuyển của các trường ở vị trí cao để đảm bảo sẽ trúng tuyển vào ngành mình yêu thích mà đã đủ điều kiện trúng tuyển.
"Khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, các em căn cứ vào các nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển của mình, kết quả thi thực tế và điểm chuẩn nhiều năm của các ngành để điều chỉnh các nguyện vọng cho phù hợp", TS Trần Khắc Thạc nhấn mạnh.
Để tránh sai sót khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GDĐT lưu ý, thí sinh cần thực hiện đúng, đủ, hết quy trình theo hướng dẫn và nộp lệ phí theo quy định; tránh nhầm lẫn giữa các phương thức xét tuyển, giữa các mã ngành/nhóm ngành tuyển sinh; giữa các cơ sở đào tạo (đặc biệt là các cơ sở đào tạo có các phân hiệu, hay cơ sở đào tạo ngoài trụ sở chính), đặc biệt là phải kiểm tra các nguyện vọng xét tuyển và trúng tuyển có điều kiện đã được đăng ký chưa.
Sau khi đăng ký xét tuyển xong, thí sinh cần thoát khỏi hệ thống, đăng nhập lại, in danh sách các nguyện vọng đã đăng ký để kiểm tra, rà soát để đảm bảo các nguyện vọng đăng ký xét tuyển đã được cập nhật hợp lệ trên hệ thống.
Học phí đồng loạt tăng cao Hàng loạt trường đại học và nhiều địa phương thông báo tăng học phí dù Bộ Giáo dục - Đào tạo đã khẳng định tiếp tục giữ nguyên, không tăng giá dịch vụ giáo dục Theo thông báo của Trường ĐH Luật Hà Nội, từ năm học 2022-2023, mức học phí với sinh viên hệ chính quy khóa mới nhất là là 572.000...