26 đảng viên bị xem xét kiểm điểm vì liên quan đến gian lận thi cử tại Hòa Bình
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Quyết định số 1155 về việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với đảng viên là cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý để xảy ra sai phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại tỉnh này.
Ảnh minh họa
Theo Quyết định 1155 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình thì có 26 người là đảng viên liên quan đến tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 trong diện kiểm tra. Quyết định số 1155 do đồng chí Bùi Văn Tỉnh – Bí Thư Tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình ký ngày 17/5.
Video đang HOT
Được biết, quyết định số 1155 nhằm mục đích yêu cầu ban kiểm tra làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại; mục đích, động cơ; nguyên nhân của khuyết điểm vi phạm; xem xét áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của đảng viên, cán bộ, công chức có liên quan trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
Liên quan đến những sai phạm điểm thi tại Hòa Bình, ông Mai Văn Trinh Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho hay: “Trong vụ điểm thi ở Hòa Bình, có 64 thí sinh (63 thí sinh 2018, 1 thí sinh 2017) có thay đổi về kết quả. Trong đó điểm được tăng lên cao nhất là 9,25 điểm/môn; có thí sinh chênh 3 môn cao nhất là 26,45 điểm”.
Từ kết quả điều tra, Bộ GD&DT đã thành lập hội đồng chấm thẩm định, dựa vào kết quả chấm thẩm định để chấm lại và kết quả này được sử dụng để xét tốt nghiệp cho các thí sinh này trong kỳ thi THPT 2018.
Theo infonet
'Vướng' chứng cứ để xử lý người nhà thí sinh gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia
Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ ngày 22/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết: Vừa qua, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với hai Bộ liên quan là Giáo dục - Đào tạo và Công an về xử lý sai phạm trong thi cử.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ ngày 22/5. Ảnh PV
Theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa, các sai phạm trong thi cử ở các tỉnh bị phát hiện có gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2017 - 2018 đã được các bên liên quan như Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Công an và lãnh đạo các địa phương phối hợp chặt chẽ để điều tra làm rõ.
"Cái mà lòng dân không yên hiện nay là chúng ta xử lý những sai phạm đó như thế nào? Sai phạm trong thi cử hiện nay ở ba tỉnh là Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang nhưng trong báo cáo gần đây nhất của các ngành mới tập trung ở cách xử lý ở Hòa Bình và Sơn La. Vậy việc xử lý sai phạm ở Hà Giang như thế nào?", bà Nguyễn Thị Mai Hoa nêu ý kiến.
Cũng theo đại biểu, cần công bố kết quả xử lý sai phạm và cung cấp thông tin để nhân dân được biết. Trong xử lý sai phạm, mới xử lý các đối tượng liên quan như người coi thi, chấm thi, thanh tra, các thầy cô giáo. Những thí sinh vi phạm đã bị xử lý, một số cán bộ giáo dục làm sai lệch kết quả thi cũng đã bị Công an điều tra, bắt giữ. Còn những người là người nhà của các thí sinh thì chưa bị xử lý, câu hỏi đặt ra là xử lý thế nào? "Khi chúng tôi làm việc với các bộ, ngành thì thấy điểm vướng là muốn truy cứu trách nhiệm phải có chứng cứ, nhưng chứng cứ đối với người thân chưa làm được. Tại buổi làm việc, Bộ Công an cho biết sẽ tiếp tục điều tra, xem xét", đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nói.
Theo Báo Tin tức
Cần tuyển bổ sung thí sinh trượt oan do bị chiếm chỗ vì gian lận thi cử Xử lý hậu quả của việc nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 là trách nhiệm chung. Những gì các trường đại học làm được để hạn chế oan sai thì nên làm ngay. Liên quan đến vụ gian lận thi cử, tại hai tỉnh Sơn La, Hòa Bình có 108 thí sinh đã và đang bị xử lý. Cụ thể,...