25 trường được tổ chức thi cấp chứng chỉ Tiếng Anh theo khung 6 bậc
Cục Quản lý chất lượng ( Bộ GD-ĐT) vừa thông báo danh sách các đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ Tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Cụ thể, danh sách 25 đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm:
1. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
2. Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Huế
3. Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội
4. Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng
5. ĐH Thái Nguyên
6. Trường ĐH Cần Thơ
7. Trường ĐH Hà Nội
8. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
9. Trường ĐH Vinh
Video đang HOT
10. Học viện An ninh nhân dân
11. Trường ĐH Sài Gòn
12. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
13. Trường ĐH Trà Vinh
14. Trường ĐH Văn Lang
15. Trường ĐH Quy Nhơn
16. Trường ĐH Tây Nguyên
17. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
18. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
19. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
20. Học viện Khoa học quân sự
21. Trường ĐH Thương mại
22. Học viện Cảnh sát nhân dân
23. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP.HCM
24. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM
25. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Cuộc thi viết 'Người Thầy kính yêu': Được làm học trò của thầy Trần Hữu Tá
Cẩn trọng mà linh hoạt, nghiêm túc mà thân tình, cởi mở - ấy là các phẩm chất đích thực của thầy mà những người thân quen thật sự đều tìm thấy
Thập niên 80 của thế kỷ trước, sát bờ tường Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, góc Nguyễn Thị Minh Khai - Cống Quỳnh, có quán cà phê cóc, chúng tôi thường gọi là "Cà phê Từ Dũ". Sáng nào, nhiều anh em viết báo cũng đến đó uống cà phê, bàn chuyện văn chương. Nhà thơ Hoài Anh (Báo Văn nghệ TP HCM), nhà văn Trần Văn Tuấn (Báo Sài Gòn Giải Phóng) thường có mặt, nghe ngóng, đặt bài. Nơi đây, tôi quen nhiều cán bộ giảng dạy ở Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP HCM, như: Trần Hữu Tá, Lê Ngọc Trà, Hồ Sĩ Hiệp, Phùng Quý Nhâm, Bùi Mạnh Nhị, Trịnh Sâm... Duyên chữ nghĩa gắn bó chúng tôi đến tận bây giờ.
Niềm vui gặp thầy ở lớp cao học ngữ văn
Khi đất nước đổi mới, tôi được xuất bản mấy đầu sách nhưng chỉ viết theo đam mê và... kiếm sống, chứ chẳng biết văn học là cái chi chi. Đầu thập niên 1990, một lần, tôi nói với thầy Trần Hữu Tá rằng anh Lê Ngọc Trà hứa hôm nào dạy Mỹ học sẽ cho tôi vào nghe; khi nào thầy có giờ thì cũng cho tôi vào nghe, học lóm chút đỉnh.
Lúc này, tôi vẫn gọi thầy Tá bằng "anh" và thầy xem tôi như đứa em nên gọi tôi là "chú". Thầy hỏi qua sự học, bằng cấp của tôi, rồi mở cặp lấy ra tờ giấy A4, cho biết Khoa Ngữ văn đang chiêu sinh lớp sau đại học, đề nghị tôi viết đơn, liệt kê những đầu sách tôi đã xuất bản, thầy sẽ giúp vào học bài bản hơn.
Tôi đã được vào học lớp này với các bạn hầu hết làm nghề dạy học từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Minh Hải. Thầy Tá có dạy chuyên đề về văn học Việt Nam. Bài kiểm tra của tôi được 7 điểm, kém hơn vài bạn, song tôi không quan tâm, vì tôi học để có nền tảng kiến thức giúp công việc tốt hơn, không phải vì bằng cấp.
PGS-TS Trần Hữu Tá và tác giả. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Gần hết chương trình đào tạo, thầy Tá đến lớp phát giấy để học viên đăng ký đề tài luận văn tốt nghiệp. Các bạn đề nghị thầy cho về suy nghĩ, đợt tập trung sau sẽ nộp. Tôi viết, nộp ngay. Một bạn ngồi bàn đầu xin thầy cho xem đăng ký đề tài của tôi và đọc lớn: "Đề tài: Tự lực văn đoàn. Người hướng dẫn: Nhờ nhà trường giúp. Thời hạn nộp luận văn: 1 tháng".
Cả lớp cười ồ, cho rằng tôi "nổ hơn bom tấn". Nhưng thầy Tá không cười, nói nhỏ nhẹ, nghiêm chỉnh: "Đề tài rộng quá, em nên giới hạn đề tài lại, dễ làm hơn".
Các bạn tròn mắt nhìn tôi. Tôi cũng ngượng và "chữa cháy" bằng cách đọc lên một đoạn văn trong tiểu thuyết "Nửa chừng xuân": "Ở ga ra, Mai tất tả đi ngay, vì đường từ Thạch Lỗi về làng xa tới mười cây số, mà trời lại lấm tấm mưa. Cô cắm đầu rảo bước trên con đường đất đỏ thẳng vút, hai bên cỏ mùa xuân mơn mởn"...
Thầy Tá cười vui, không ngờ tôi thuộc tiểu thuyết của Khái Hưng đến thế và đề nghị tôi làm luận văn về "Tiểu thuyết Khái Hưng". Nếu tôi làm đề tài này, thầy sẽ là người hướng dẫn.
Tôi thưa thật với thầy, đó là bài kim văn được học hồi mới vào đệ thất, đệ lục (lớp 6, lớp 7) gì đó, thấy hay thì học thuộc lòng.Thầy dường như không để ý lời của tôi, mà nói với cả lớp thế nào là đề tài nghiên cứu, thế nào là giới hạn đề tài... rồi gợi ý đề tài cho tôi: "Những nhận định bước đầu về tiểu thuyết của Khái Hưng". Tôi đồng ý với suy nghĩ đơn giản, "những nhận định bước đầu" thì chẳng có gì to tát lắm, bởi có dở cũng là... những nhận định bước đầu!
Người dẫn hướng nghiên cứu
Làm sao để viết được luận văn, luận án, tôi mù tịt, bèn tranh thủ vào thư viện tìm đọc những sách liên quan, nắm những yêu cầu cần có của một luận văn, đọc tiểu thuyết của Khái Hưng theo cách cảm, cách nghĩ riêng mình.
Một tháng sau, tôi đến nhờ thầy Tá đọc giúp luận văn. Thầy trách tôi sao không bàn trước với thầy đề cương rồi cùng bàn bạc nên viết chương nào trước, chương nào sau... cho đỡ tốn công. Tôi nói chỉ nhờ thầy đọc qua, xem đó là cuốn sách thử có được không, chứ đừng xem đây là luận văn, luận án gì.
Khoảng 1 tuần sau, thầy trò gặp lại. Thầy vui lắm, nói viết nghiên cứu như thế là tốt, chỉ góp ý tôi mấy chỗ về mặt tình cảm đối với những tác giả có sách được tôi trích dẫn, động viên tôi sẵn đà nên đi tiếp vào lĩnh vực nghiên cứu văn học. Kết quả, luận văn của tôi được hội đồng chấm điểm tuyệt đối. Sau đó, sách được in ra với tên: Khái Hưng - Nhà tiểu thuyết. Từ điểm khởi đầu tốt đẹp ấy, ngoài viết báo, viết tiểu thuyết, liên tục mấy năm liền, mỗi năm tôi ra mắt một công trình nghiên cứu văn học. Thầy khẳng định chưa ai làm được như tôi.
Mỗi lần tôi đến biếu sách, thầy Tá tủm tỉm cười. Chừng lưng nửa tháng sau, thầy gọi tôi đi ăn sáng, uống cà phê, tặng tờ báo có bài viết của thầy giới thiệu công trình nghiên cứu của tôi.
Một tháng, đôi ba lần, thầy trò chúng tôi cùng đi ăn sáng, uống cà phê, nói chuyện trên trời dưới đất. Đọc được bài báo, cuốn sách của tôi, thầy thường động viên một câu đơn giản, song với tôi rất ý nghĩa: "Thói quen tốt, tạo ra kết quả tốt"...
TP.HCM yêu cầu tổ chức lễ khai giảng an toàn, vui tươi, ý nghĩa và ngắn gọn Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tổ chức lễ khai giảng năm học mới sắp đến ngắn gọn, không có trò chơi phản cảm. Ngày 23/8/2022, ông Dương Trí Dũng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã ký văn bản 2992/SGDĐT-CTTT, về hướng dẫn tổ chức lễ...