249 đề tài đạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học
Mới đây, Bộ GD-ĐT tạo phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCSHCM, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2017.
Lễ trao giải thưởng “ Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2017.
Sinh viên nghiên cứu khoa học là hoạt động thường niên nhằm khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Đồng thời góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập hoặc làm việc theo nhóm của sinh viên, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học.
Giải thưởng còn nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Năm 2017, giải thưởng đã thu hút được tổng số 336 đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên thuộc 6 lĩnh vực KH&CN tham gia xét giải gồm: Lĩnh vực Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Y Dược; Khoa học Nông nghiệp; Khoa học Xã hội và Khoa học Nhân văn. Đây là những đề tài xuất sắc nhất được lựa chọn từ hàng nghìn đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên ở 77 trường đại học, học viện trong cả nước.
Qua 2 vòng sơ khảo và chung khảo, 17 hội đồng đánh giá với sự tham gia của gần 200 lượt giám khảo là các nhà khoa học uy tín đã làm việc rất khách quan, có trách nhiệm và đánh giá chính xác, lựa chọn được những sinh viên thực sự xứng đáng để trao giải.
Theo đó, Hội đồng chung khảo đã xét chọn được 9 đề tài đạt giải nhất, 46 đề tài đạt giải nhì, 88 đề tài đạt giải ba, 106 đề tài giải khuyến khích. Tổng số có 249 đề tài đạt giải do 698 sinh viên thực hiện.
Phát biểu tại Lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” được tổ chức trong những năm qua đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc.
Theo Thứ trưởng, ngoài đào tạo, sứ mạng quan trọng của các trường đại học là nghiên cứu khoa học, đối với sinh viên hoạt động nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn, rất nhiều sinh viên từ những nghiên cứu ban đầu dưới mái trường đại học đã mang những nghiên cứu đó vào thực tế công việc, thực tế cuộc sống, tạo ra những kết quả tốt đẹp cho cá nhân các em và cho toàn xã hội.
Thứ trưởng cũng đề nghị các trường đại học dành sự quan tâm hơn nữa đến hoạt động nghiên cứu khoa học của các em sinh viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em nghiên cứu khoa học gắn với tinh thần khởi nghiệp. Về phía Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để tổ chức giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” hàng năm ngày càng chuyên nghiệp và chất lượng hơn, thực sự trở thành sân chơi bổ ích, nâng bước cho những ý tưởng nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cả nước.
Tại Lễ trao giải, Bộ GD-ĐT trao giấy chứng nhận cho 698 sinh viên và 249 người hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài đạt Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2017.
Các sinh viên thực hiện đề tài giải nhất và giải nhì được tặng bằng khen của Trung ương Đoàn TNCSHCM. Các sinh viên thực hiện đề tài đạt giải ba và giải khuyến khích được tặng giấy khen của Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam – VIFOTEC.
Ngoài ra, 23 đơn vị có số điểm xét thưởng tập thể cao nhất được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2017.
Theo Congly.vn
ĐH được lập công ty: Có hạn chế công trình 'đắp chiếu'?
Theo một số nhà khoa học, việc cho phép các trường ĐH được thành lập công ty, doanh nghiệp sẽ hạn chế các công trình khoa học "đắp chiếu".
ảnh minh họa
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội. Một trong những điểm mới được đưa vào trong dự thảo là cho phép các cơ sở giáo dục ĐH được thành lập doanh nghiệp, công ty.
Theo giải thích của Bộ GD&ĐT, mục đích của việc làm này là thúc đẩy nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tế là chính chứ không phải kinh doanh.
Nhà khoa học nói gì?
Hơn 30 năm nghiên cứu trong lĩnh vực y học, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, ĐH Y Hà Nội, cho rằng việc Bộ GD&ĐT đề cập trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục ĐH cho phép các cơ sở giáo dục ĐH được thành lập doanh nghiệp, công ty sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các nhà khoa học.
Bởi hiện nay, có tình trạng trường ĐH Y nào đó nghiên cứu ra phương pháp điều trị mới mà muốn công trình khoa học của mình được ứng dụng ở các bệnh viện thì đều phải được sự đồng ý của các khoa, bác sĩ trong từng bệnh viện. Các nhà khoa học phải làm nhiều loại thủ tục, giấy tờ gửi lên các cấp, bộ ngành phê duyệt mới được bệnh viện, công ty áp dụng phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân.
"Các nhà khoa học là những người nghiên cứu, làm công tác chuyên môn. Việc làm ra sản phẩm rồi lại đi mời chào đối tác sử dụng sản phẩm của mình không phải sở trường, khả năng của họ. Các trường ĐH được thành lập doanh nghiệp, công ty thì sẽ thực hiện những việc trên. Nhà khoa học không mất thời gian nhiều vào những thủ tục rườm rà mà tập trung hơn vào công tác chuyên môn", PGS.TS Nguyễn Thị Bình .
Ngoài ra, các trường ĐH đang có tình trạng mỗi khoa, bộ môn thích nghiên cứu gì thì nghiên cứu, chưa có sự định hướng nghiên cứu theo nhu cầu thị trường một cách rõ ràng.
Vì vậy, việc cho phép các trường ĐH thành lập doanh nghiệp, công ty sẽ là đầu mối liên kết với các tập đoàn, công ty khác, xem thị trường, người dân đang cần những sản phẩm gì để đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu.
Điều này sẽ giảm đáng kể tình trạng nhiều công trình nghiên cứu bị "đắp chiếu" vì không được quan tâm để phát triển hoặc không đáp ứng được yêu cầu thị trường. Đây là sự lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước.
Theo nhà khoa học Nguyễn Thị Bình, hiện nay, trường ĐH hỗ trợ cho các nhà khoa học nghiên cứu còn rất eo hẹp, khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng/người. Việc nghiên cứu khoa học vẫn dựa trên nhu cầu hướng dẫn cho học viên, chứ chưa thể đáp ứng được yêu cầu xã hội. Như vậy, các nhà khoa học chưa thể "sống" được bằng những nghiên cứu của mình.
Các trường ĐH được thành lập công ty, doanh nghiệp cũng sẽ là đầu mối liên kết với các tập đoàn, công ty, thị trường, người dân hỗ trợ kinh phí gấp nhiều lần mà các trường ĐH đang cấp cho nhà khoa học hiện nay. Có như vậy, các nhà khoa học mới có thể "sống" được bằng nghề, giảm tình trạng công trình "đắp chiếu", gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Nên hoạt động không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước
Trước việc các trường ĐH có thể được thành lập công ty, doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng sẽ làm cồng kềnh thêm bộ máy nhân sự. Một trường ĐH sẽ có thêm nhiều bộ phận, nhân viên kèm theo đó là tăng ngân sách của Nhà nước khi phải chi trả lương.
PGS.TS Nguyễn Sum. Ảnh: VOV.
Về băn khoăn này, nhà khoa học Nguyễn Thị Bình cho rằng các trường ĐH được thành lập doanh nghiệp, công ty nhưng mô hình hoạt động nên theo hướng tự chủ, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước cấp.
Các nhân viên làm việc sẽ do công ty, doanh nghiệp tuyển chọn, trả lương theo thỏa thuận. Như vậy, họ sẽ tìm kiếm được những nhân viên có năng lực, trình độ thực sự.
Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Sum, ĐH Quy Nhơn, nói các trường ĐH có thể tạo điều kiện về cơ sở vật chất để công ty, doanh nghiệp hoạt động ở trong trường.
Tuy nhiên, nhất thiết các công ty và doanh nghiệp ở các trường ĐH phải hoạt động độc lập về tài chính với trường ĐH. Còn nhân viên làm việc không nhất thiết phải nằm trong biên chế của trường ĐH vì như vậy, họ sẽ làm việc không hiệu quả, bị phụ thuộc rất lớn vào quyết định của hiệu trưởng trường ĐH.
Bên cạnh mặt tích cực, việc thành lập công ty, doanh nghiệp trong trường ĐH có thể xảy ra sự bất cập nếu họ hoạt động không hiệu quả, đúng mục đích.
Để khắc phục bất cập trên, theo PGS.TS Nguyễn Sum, Bộ GD&ĐT có thể cho các công ty, doanh nghiệp hoạt động độc lập, có con dấu, tài khoản riêng nhưng cũng có quy định trách nhiệm rõ ràng, phải có cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ hoạt động của họ.
Tuy nhiên, PGS.TS Đỗ Thị Hà, Phó trưởng khoa Hóa thực vật, Viện Dược liệu, cho rằng có thể lãnh đạo các công ty, doanh nghiệp là người nằm trong biên chế của trường ĐH; còn các nhân viên là thuộc thẩm quyền tuyển dụng của công ty, doanh nghiệp. Như vậy, biên chế nhân sự sẽ không bị "phình to" mà các công ty vẫn hoạt động có trách nhiệm dưới sự kiểm soát của trường ĐH.
Ngoài ra, các trường ĐH cũng cần tạo điều kiện về mọi mặt để các nhà nghiên cứu khoa học có thể nghiên cứu sản phẩm theo đơn đặt hàng của thị trường.
Theo Zing
Tự chủ đại học để huy động, khai thác hết các nguồn lực "Thực hiện tự chủ không chỉ tạo điều kiện cho các trường đại học (ĐH) nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ, hiệu quả nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, mà còn linh hoạt thực hiện đổi mới các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tự chủ là bước đi đột phá, một...